PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp luận

Một phần của tài liệu Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ (Trang 34 - 40)

1.2.1. Phương pháp luận

Trên cơ sở những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để xem xét các mối quan hệ và cách thức đánh giá công chức.

Thứ nhất, dựa trên quan điểm biện chứng về sự phát triển của chủ nghĩa duy vật cho phép tác giả từng bước lý giải về những hoạt động thực tiễn trong đánh giá công chức và xem xét nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong đánh giá. Đồng thời, nghiên cứu các xu hướng cải cách công vụ trên thế giới để đúc rút những bài học king nghiệm cho Việt Nam trên cơ sở nắm bắt được các khuynh hướng phát triển trong tương lai.

Thứ hai, dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể tác giả phân tích thực trạng công tác đánh giá công chức qua nhiều giai đoạn phát triển nhằm lý giải sự phù hợp về chế độ, chính sách, những quan điểm đã áp dụng và ý nghĩa của nó đối với quản lý công chức. Từ đó, tìm ra cách thức tác động cho phù hợp nhằm thúc đẩy các tác động tích cực đến nền công vụ làm nền tảng để hoàn thiện chế độ công vụ trong tương lai. Dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể, tác giả thực hiện nghiên cứu gắn liền với đặc điểm chính trị của quốc gia, văn hóa, truyền thống dân tộc… đối với những vấn đề mà đề tài đặt ra nhằm đảm bảo tính khả thi cho các giải pháp và đề xuất mà luận án hướng tới.

Vì vậy, các quan điểm về tính toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể nói trên là cơ sở căn bản giúp tác giả định hướng nhận thức tư duy lý luận, kiểm chứng thực tiễn, nhận diện khuynh hướng đổi mới và đề xuất thực hiện cải cách trong đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ.

27

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận và số liệu thứ cấp a. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Luận án sử dụng phương pháp phân tích để lý giải tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng mà vấn đề nghiên cứu đặt ra trong hoàn thiện chế độ quản lý công chức ở nước ta hiện nay. Luận án cũng đi vào phân tích, làm rõ mục đích của tổng thể luận án và những nhiệm vụ cụ thể để định hướng nội dung nghiên cứu theo từng chương mục. Luận án chú trọng nghiên cứu, làm rõ thực trạng của công tác đánh giá hiện nay ở nước ta sau khi Luật cán bộ, công chức có hiệu lực, chỉ ra những bất cập và nguyên nhân tạo cơ sở cho các đề xuất đổi mới và hoàn thiện. Phương pháp phân tích cũng được tối đa hóa công dụng của mình để lý giải làm sáng rõ các giải pháp được kiến nghị áp dụng nhằm nâng cao tính thuyết phục và giá trị thực tiễn của luận án.

Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm lược nội dung sau mỗi phần luận giải, phân tích nhằm đánh giá tổng quan. Đồng thời, luận án khái quát hóa về lý luận, xác định những điều kiện tiên quyết cho áp dụng hệ thống đánh giá công chức theo KQTTCV ở bất kỳ quốc gia nào. Trên cơ sở đó, sau khi sử dụng phương pháp phân tích, luận án tổng kết để chỉ ra những rào cản, thách thức mà Việt Nam có thể gặp phải khi áp dụng hệ thống này. Phương pháp tổng hợp được sử dụng

trong tóm lược nội dung của từng mục, các kết luận từng chương và toàn bộ luận án.

b. Phương pháp thống kê

Luận án sử dụng phương pháp thống kê trong sử dụng số liệu về đội ngũ công chức, số liệu đánh giá chất lượng công chức các cấp trên cơ sở các tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp để chứng minh cho các lập luận trong phần thực trạng và đề xuất giải

pháp.

c. Phương pháp so sánh

Đánh giá công chức theo KQTT công vụ đã được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới với những mức độ thành công khác nhau. Bởi vậy, luận án sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu những quy định về đánh giá công chức ở các nước. Thông qua đó, xác định những nét tương đồng và khác biệt về nội dung đánh giá, về các yếu tố bên ngoài chi phối. Những khác biệt đó là gì, có nên áp dụng ở

28

Việt Nam hay không, nếu có thì nên áp dụng theo phương thức nào, nó có khả năng mang lại hiệu quả như thế nào trong hoàn thiện chế độ quản lý công chức nói chung và liệu chúng ta cần có những điều chỉnh ra sao trong điều kiện về chính trị, thể chế, kinh tế, văn hóa… hiện nay. Từ đó, rút ra các bài học, vận dụng các kinh nghiệm của các quốc gia khác một cách thích hợp.

d. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; nghiên cứu chính sách, pháp luật của Nhà nước ta qua các thời kỳ lịch sử về chế độ quản lý công chức nói chung và công tác đánh giá công chức nói riêng.

1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua điều tra xã hội học

Để phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến đối với đội ngũ công chức như sau:

a. Về phương pháp lựa chọn mẫu phiếu điều tra

Dựa vào mục đích nghiên cứu, thời gian tiến hành và kinh phí dành cho nghiên cứu, nghiên cứu sinh lựa chọn kết hợp giữa phương pháp chọn mẫu xác xuất và phi xác suất do đối tượng nghiên cứu phân tán trên nhiều địa bàn cách xa nhau.

Đối với việc chọn mẫu xác suất, luận án sử dụng cách thức kết hợp giữa chọn mẫu cả khối (cluster sampling) và chọn mẫu phân tầng (stratified sampling). Trước tiên, xác định tổng thể chung theo từng khối, thể hiện qua các khối cơ quan hành chính nhà nước theo ba cấp: trung ương (Bộ, Tổng cục thuộc Bộ, Cục thuộc Bộ), cấp tỉnh (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp huyện (UBND quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc Tỉnh). Sau đó, chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra các đơn vị trong khối đã chọn; Việc chọn mẫu phân tầng căn cứ vào việc phân chia các cơ quan HCNN theo khu vực địa lý (miền Bắc, miền Trung, miền Nam). Sau đó trong từng khu vực địa lý này, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra các đơn vị của mẫu.

Đối với phương pháp chọn mẫu phi xác suất, nghiên cứu sinh áp dụng kết hợp giữa cách chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling) và chọn mẫu phán đoán (judgement sampling). Theo đó, dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng điều tra, ở các địa bàn mà người điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng để xin

29

thực hiện cuộc điều tra, nghiên cứu sinh lựa chọn mẫu thực hiện đối với các lớp đào tạo - bồi dưỡng do Học viện hành chính quốc gia tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thực hiện. Nếu người được điều tra không đồng ý thì chuyển sang đối tượng khác để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu và kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng. Đối với chọn mẫu phán đoán (judgement sampling), sự phán đoán dựa trên cơ sở các địa phương lãnh thổ được lựa chọn mẫu là những địa bàn được đánh giá tương đối tốt về mức độ cải cách hành chính thời gian qua ở Việt Nam. Bao gồm: Thứ nhất, điều tra thông qua phát phiếu khảo sát tại các cơ quan hành chính nhà nước: Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Bộ y tế, Văn phòng Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính; Sở Nội vụ Hà Nội, Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, Sở văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Đăknông, Sở văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh Vũng Tàu; UBND quận Ba Đình và huyện Hoài Đức (Hà Nội), UBND huyện Yên Khánh (Ninh Bình), UBND huyện Yên Khánh và Ân Thi(Hưng Yên).

Thứ hai, điều tra thông qua phát phiếu khảo sát tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng thuộc Bộ và các lớp bồi dưỡng mở tại địa phương của Học viện hành chính quốc gia. Bao gồm:

- Trung ương:

+ 02 lớp bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại Trường bồi dưỡng cán bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 1 năm 2013;

+ 01 lớp bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng của Bộ Tư pháp tổ chức tại Học viện Tư pháp năm 2014;

+ 02 lớp bồi dưỡng công chức tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính năm 2013 tại Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội;

+ 02 lớp cao học quản lý công tại Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội năm 2013, 2014.

- Địa phương: Các lớp chuyển đổi kiến thức để dự thi cao học quản lý công tại Huế, Quảng Ngãi, Đăklăk năm 2013 và 2014.

b. Về cơ cấu công chức được phát phiếu điều tra ở trung ương và địa phương

30

+ Bộ Nội Vụ: Vụ Chính quyền địa phương, Vụ Cải cách hành chính, Vụ đào tạo – bồi dưỡng công chức, viên chức, Cục văn thư lưu trữ quốc gia;

+ Bộ Lao động thương binh và xã hội: Văn phòng Bộ, Vụ bảo hiểm xã hội, Vụ hợp tác quốc tế;

+ Ngân hàng nhà nước: Cục phát hành và kho quỹ + Văn phòng Chính phủ: Vụ văn thư hành chính

+ Bộ tài chính: Văn phòng Bộ, Vụ Tổng hợp, Thanh tra Bộ; + Bộ tư pháp: Văn phòng Bộ

+ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục thủy sản, Tổng cục thủy lợi;

+ Bộ Y tế: Văn phòng Bộ, Vụ tổ chức cán bộ. - Cấp tỉnh: 8 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Hà Nội: Sở Nội vụ, UBND thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư; + Vĩnh Phúc: Sở Lao động, thương binh và xã hội;

+ Hải Dương: Sở Nội vụ, UBND tỉnh;

+ Điện Biên: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch; + Huế: Sở tài chính, UBND tỉnh;

+ Quảng Ngãi: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Sở Y tế; + Đăknông: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch;

+ Bà Rịa – Vũng Tàu: UBND tỉnh.

- Cấp huyện: 09 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

+ Hà Nội: UBND quận Ba Đình, UBND quận Hoàn Kiếm, UBND huyện Hoài Đức.

+ Ninh Bình: UBND huyện Yên Khánh

+ Hưng Yên: UBND huyện Yên Khánh, UBND huyện Ân Thi

+ Đăknông: UBND thị xã Gia Nghĩa, UBND huyện Tuy Đức, UBND thị xã ĐăkMil.

c. Về thời gian điều tra và số lượng mẫu phiếu điều tra

Việc điều tra qua phiếu khảo sát được thực hiện từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013. Thời điểm khảo sát được lựa chọn khi công chức các cấp đã được Bộ Nội Vụ và Sở Nội vụ tại các địa phương hướng dẫn về công tác đánh giá

31

theo Luật cán bộ, công chức 2008 và Nghị định 24 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Tác giả xây dựng 03 mẫu phiếu khảo sát tương ứng với đối tượng khảo sát các cấp. Số lượng phiếu phát ra căn cứ vào tổng biên chế công chức hành chính cả nước phân chia theo cấp trung ương và địa phương theo báo cáo của Bộ Nội vụ (270.262 biên chế, gồm 110.256 biên chế công chức trung ương, 158.752 biên chế công chức ở địa phương, không tính công chức cấp xã). Số phiếu phát ra và thu về đảm bảo tương đương tỷ lệ 0,3 % công chức hành chính các cấp hiện nay.

Tổng số phiếu phát ra 845 phiếu, tổng số phiếu hợp lệ thu về 807 phiếu. Trong đó:

- Trung ương (Mẫu 01): số phiếu phát ra 340 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về 331 phiếu;

- Địa phương:

+ Cấp tỉnh (Mẫu 02): số phiếu phát ra 215 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về 206 phiếu;

+ Cấp huyện (Mẫu 03): số phiếu phát ra 290 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về 270 phiếu.

d. Về phương pháp tổng hợp kết quả điều tra

Luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm tin học excel để xử lý kết quả và tổng hợp phiếu điều tra. Các kết quả xử lý phiếu được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng phiếu. Nội dung cụ thể của các kết quả này được trình

32

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THEO KẾT QUẢ THỰC THI CÔNG VỤ

Một phần của tài liệu Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)