Dạng buồng cháy hợp lí cho phép tránh đ−ợc lớp nhiên liệu bám trên thành do đó giảm đ−ợc nồng độ HC trong khí xả. Đối với động cơ phun trực tiếp, biện pháp có hiệu quả nhất để làm giảm nồng độ bồ hóng là gia tăng c−ờng độ rối và kết hợp với việc sử dụng vòi phun nhiều lỗ. Buồng cháy tốt cần thoả mãn các điều kiện sau đây:
−Hành trình tự do của tia nhiên liệu trong buồng cháy lớn.
−Bề mặt buồng cháy trên piston đủ lớn để tránh sự giao thoa của các tia phun. −C−ờng độ rối cao trong vùng phân bố tia nhiên liệu.
−Tiếp tục duy trì đ−ợc vận động rối của dòng khí trong buồng cháy sau điểm chết trên.
Việc gia tăng áp suất trong buồng cháy đơn thuần có khuynh h−ớng thuận lợi cho sự hình thành bồ hóng. Tuy nhiên, sự gia tăng áp suấp cực đại sẽ làm tăng đồng thời nhiệt độ khí cháy cho phép gia tăng tốc độ oxy hoá bồ hóng nên l−ợng bồ hóng trong khí xả không tăng. Sự gia tăng áp suất làm tăng độ ồn và phát sinh NOx.
Đối với động cơ phun trực tiếp, tỉ lệ nén cao cho phép khởi động dễ dàng ở nhiệt độ thấp. Sự gia tăng tỉ số nén vừa phải đồng thời cũng làm giảm HC và thành phần SOF của hạt rắn. Khi tỉ số nén tăng quá cao, động cơ sẽ phát sinh nhiều bồ hóng ở chế độ đầy tải. Vì vậy ở động cơ có tỉ số nén lớn, cần phải thiết kế dạng buồng cháy tối −u cho phép tăng c−ờng sự dịch chuyển của dòng không khí thuận lợi cho việc đốt cháy bồ hóng.
Đối với động cơ có buồng cháy ngăn cách, sự gia tăng tỉ lệ giữa thể tích buồng cháy phụ và buồng cháy chính cho phép giảm sự hình thành bồ hóng nhờ tăng c−ờng thêm không khí cho buồng cháy phụ. Tiết diện đ−ờng thông giữa hai buồng cháy khống chế c−ờng độ rối sinh ra ở thời điểm dịch chuyển l−ợng khí cháy từ
buồng cháy phụ sang buồng cháy chính. Giảm nhỏ tiết diện này sẽ làm giảm nồng đồ bồ hóng ở chế độ đầy tải nh−ng làm tăng l−ợng bồ hóng ở chế độ tải cục bộ. Trong thiết kế, tiết diện tối −u của đ−ờng này đ−ợc chọn ở chế độ đầy tải.