Ảnh h−ởng của các chế độ vận hành động cơ xăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp để giảm khí thải của ô tô, xe máy (Trang 30 - 31)

* Cắt nhiên liệu khi giảm tốc

để hạn chế nồng độ HC trong giai đoạn động cơ đóng vai trò phanh ôtô (khi giảm tốc nh−ng vẫn cài li hợp), biện pháp tốt nhất là ng−ng cung cấp nhiên liệu. Tuy nhiên, động tác này có thể dẫn tới điều bất lợi là làm xuất hiện hai điểm cực đại HC: điểm cực đại HC ở thời điểm cắt nhiên liệu và điểm cực đại thứ hai là thời điểm khi cấp nhiên liệu trở lại.

Đối với động cơ dùng bộ chế hoà khí, để tránh giai đoạn quá độ khi động cơ phát lực trở lại, ng−ời ta sử dụng một hệ thống cho phép cung cấp thêm nhiên liệu dự trữ. Nhiên liệu này đ−ợc tích trữ trong hệ thống bù trừ ở giai đoạn giảm tốc. Sự cung cấp nhiên liệu bổ sung này cho phép duy trì đ−ợc độ đậm đặc của hỗn hợp một cách hợp lí ở thời điểm mở đột ngột b−ớm ga trở lại.

Đối với động cơ phun nhiên liệu, ng−ời ta sử dụng một hệ thống cho phép điều chỉnh l−ợng nhiên liệu phun vào đ−ờng nạp theo l−u l−ợng không khí. Khi giảm tốc, b−ớm ga đóng lại, một van giảm tốc mở ra để cung cấp không khí cho động cơ và ng−ời ta sử dụng l−ợng không khí này để điều khiển l−ợng nhiên liệu. Trong tr−ờng hợp đó, động cơ hút một thể tích khí lớn hơn trong tr−ờng hợp động cơ dùng chế hoà khí. Hai điểm cực đại của HC cũng xuất hiện giống nh− trong tr−ờng hợp động cơ dùng bộ chế hoà khí.

* Dừng động cơ ở đèn đỏ

Chế độ dừng động cơ hợp lí khi ôtô chạy trong thành phố có thể làm giảm đồng thời mức độ phát sinh ô nhiễm và suất tiêu hao nhiên liệu. Thực nghiệm cho thấy khi thời gian dừng ôtô v−ợt quá một giá trị cực đoan thì nên tắt động cơ. Nếu không xét đến suất tiêu hao nhiên liệu thì việc tắt động cơ không đem lại lợi ích gì về mặt ô nhiễm trong tr−ờng hợp động cơ có bộ xúc tác trên đ−ờng xả. Trung bình thời gian dừng cực đoan là 50s. Khi v−ợt quá thời gian này nên tắt động cơ nếu động tác này không làm giảm tuổi thọ của máy khởi động và bình điện.

1.6.2. Tr−ờng hợp động cơ Diesel

Kĩ thuật tổ chức quá trình cháy động cơ Diesel ảnh h−ởng trực tiếp đến mức độ phát sinh ô nhiễm. Động cơ Diesel phun trực tiếp, có suất tiêu hao nhiên liệu riêng

Giảm góc phun sớm Hình 1.8. ảnh h−ởng của góc phun sớm đến mức độ phát sinh ô nhiễm

thấp hơn động cơ có buồng cháy ngăn cách 10% và mức độ phát sinh bồ hóng cũng thấp hơn khi động cơ làm việc ở chế độ tải cục bộ. Tuy nhiên, động cơ phun trực tiếp làm việc ồn hơn và phát sinh nhiều chất ô nhiễm khác (NOx, HC). Vì vậy, ngày nay dạng buồng cháy này chỉ dùng đối với ôtô hạng nặng. Việc hạn chế mức độ phát sinh ô nhiễm tối −u đối với động cơ Diesel cần phải cân đối giữa nồng độ 2 chất ô nhiễm chính lá NOx và bồ hóng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp để giảm khí thải của ô tô, xe máy (Trang 30 - 31)