Các bộ phận đã được chuyên môn hóa sâu hơn tùy theo chức năng, phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận. Điều đó làm tăng chất lượng công việc tại từng bộ phận, công tác quản trị rủi ro được nâng cao.
- Quy trình cấp bảo lãnh có sự tham gia của 03 phòng chức năng có thể hạn chế và kịp thời phát hiện những sai sót, rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp. Đồng thời giúp hạn chế được chứng thư bảo lãnh giả mạo và tranh chấp liên quan đến các bảo lãnh ngân hàng được cho là ký vượt thẩm quyền của người ký. Đảm bảo tuân thủ quy định về cấp tín dụng, chính sách bảo đảm tín dụng, quy định về phân cấp thẩm quyền, quy trình luân chuyển điện, luân chuyển chứng từ.
Vietcombank Nam Sài Gòn được giao mức phán quyết như sau:
o Mức 1: bằng hoặc lớn hơn 1000 tỷ đồng trở lên nhưng không quá 15% Vốn tự có của VCB tại thời điểm cấp bảo lãnh: trình HĐQT duyệt
o Mức 2: Từ 120 tỷ đồng đến dưới 1000 tỷ đồng: trình Tổng giám đốc thông qua phòng tổng hợp thanh toán xử ký
o Mức 3: Từ 60 tỷ đồng đến dưới hoặc bằng 120 tỷ đồng: HĐTD chi nhánh quyết định
Mọi cam kết bảo lãnh phát hành theo hình thức Thư bảo lãnh phải được in trên giấy A4, có tiêu đề thống nhất trong cả hệ thống, trừ trường hợp phát hành bảo lãnh theo hình thức điện SWIFT được in từ hệ thống và tất cả các trang phải có số tham chiếu
Quản lý, giám sát việc thực hiện cấp bảo lãnh tại chi nhánh: Quy định bộ phận văn thư mở sổ theo dõi riêng các cam kết bảo lãnh có sử dụng con dấu của chi nhánh và lưu 01 bản copy để kiểm tra đối chiếu khi cần. Hàng tháng, bộ phận văn thư đối chiếu nội dung theo dõi với lãnh đạo phòng/tổ chức tác nghiệp và gửi 01 bản copy tới bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ. Và bộ phận này có trách nhiệm kiểm tra giám sát tối thiểu hàng quý nhằm phát hiện kịp thời trường hợp phát hành sai thẩm quyền, không tuân thủ quy định nội bộ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho VCB
- Việc trao quyền cho chi nhánh được chủ động trong việc phát hành các chứng thư trong hạn mức được cấp và trong trường hợp vượt thì trình sang bộ phận quản lý rủi ro khu vực và tại Hội sở đã làm tăng tính độc lập trong phân tích, thẩm định và phê duyệt, giám sát hoạt động bảo lãnh hiệu quả từ xa. Việc bảo lãnh chỉ thực hiện tại trụ sở chi nhánh, không thực hiện tại Phòng giao dịch
Các sản phẩm bảo lãnh tại VCB được định nghĩa rõ ràng và đa dạng, được quy định mở để có thể đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về bảo lãnh của khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm bảo lãnh trong hoạt động kinh tế. Các biểu mẫu áp dụng tương đối đầy đủ, tạo ra một quy trình làm việc chuyên nghiệp và bảo vệ được cán bộ tham gia phát hành bảo lãnh.
Quy trình trên giúp hạn chế được chứng thư bảo lãnh giả mạo và tranh chấp liên quan đến các bảo lãnh ngân hàng được cho là ký vượt thẩm quyền của người ký: Phòng/ bộ phận tác nghiệp không thuộc phòng khách hàng (phòng/bộ phận được giao chức năng thẩm định tín dụng với khách hàng) và mọi cam kết bảo lãnh phải có đủ chữ
ký “trực tiếp” của các chức danh người đại diện theo pháp luật, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh, người thẩm định khoản bảo lãnh.
Con người VCB Nam Sài Gòn có kiến thức chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ quy trình bảo lãnh do hội sở chính quy định đã góp phần giảm thiểu rủi ro rất nhiều.
Trong đặc thù ngành ngân hàng có rất ít sự khác biệt về sản phẩm thì giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng giữ chân khách hàng. VCB Nam Sài Gòn đưa ra chính sách phí tương đối thấp so với các TCTD trên cùng địa bàn.
Nhìn chung chất lượng bảo lãnh của chi nhánh khá tốt khi chưa từng phát sinh việc phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng. Đã tạo được uy tín với một lượng lớn khách hàng, có quan hệ truyền thống sử dụng dịch vụ cùng lúc nhiều sản phẩm của ngân hàng trong đó có dịch vụ bảo lãnh.