Mức độ tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 27 - 28)

Mức tăng trưởng doanh số bảo lãnh: Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh được phát hành trong một thời kỳ, phản ánh tình hình thực hiện bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.

Mức tăng trưởng số dư bảo lãnh: Số dư bảo lãnh là tổng số dư các cam kết bảo lãnh phát hành và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ của ngân hàng đã phát hành và còn hiệu lực tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm, sự gia tăng hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm của hoạt động BLNH so với thời điểm gốc.

Mức tăng trưởng số món bảo lãnh: Số món bảo lãnh là tổng số cam kết bảo lãnh đã được phát hành trong một thời kỳ, phản ánh tình hình thực hiện bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định

Doanh số bảo lãnh, số dư bảo lãnh và số món bảo lãnh tăng thêm qua các năm cho thấy hoạt động BLNH đang được phát triển cũng có nghĩa là CLDV bảo lãnh của ngân hàng cũng không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, số dư bảo lãnh cao cũng đồng nghĩa với mức độ rủi ro sẽ cao lên nếu các biện pháp phòng ngừa rủi ro không tốt, bởi hoạt động bảo lãnh cũng bao hàm rủi ro như hoạt động tín dụng. Do đó, chất lượng hoạt động bảo lãnh chỉ được kết luận khi phân tích nhiều chỉ tiêu khác.

1.2.2. Mức tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh

Thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh là doanh thu phí từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ. Chỉ tiêu này đánh giá kết quả tài chính của các dịch vụ BLNH. Trong điều kiện chưa thể tính toán, phân bổ các khoản chi phí cho hoạt động bảo lãnh một cách chính xác mức tăng trưởng thu nhập cho phép đánh giá gián tiếp khả năng sinh lời của dịch vụ bảo lãnh.

Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện, người ta thường xem xét chỉ tiêu này trong tương quan với các hoạt động khác qua các chỉ số như: tỷ trọng tổng phí bảo lãnh trong tổng doanh thu dịch vụ phi tín dụng, tỷ trọng tổng phí bảo lãnh trong tổng doanh thu. Các chỉ số này phản ánh phần đóng góp của nghiệp vụ bảo lãnh trong tổng thu nghiệp vụ hay tổng thu dịch vụ phi tín dụng.

Mức phí bảo lãnh của TCTD và so sánh mức phí với các TCTD khác trên cùng địa bàn: Chỉ tiêu này phản ánh chính sách phí của ngân hàng.

1.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ

Sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng muốn chất lượng cao phải đáp ứng về độ chính xác, độ tin cậy, mang lại sự hài lòng cho người sử dụng về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đó cung cấp. CLDV bảo lãnh có thể đánh giá qua 2 phương thức:

Đánh giá trong: là đánh giá do ngân hàng tự thực hiện.

Đánh giá ngoài: là đánh giá của khách hàng thông qua khảo sát khách hàng về các tiêu chí chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)