Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 49 - 51)

Chi nhánh Nam Sài Gòn

2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn

Cùng với thông lệ quốc tế, hoạt động bảo lãnh ở ngân hàng Việt Nam được điều chỉnh chung theo luật dân sự, luật thương mại, luật các TCTD và được cụ thể hóa trong Quy chế bảo lãnh của riêng từng ngân hàng.

Hệ thống pháp luật về BLNH ở Việt Nam được xây dựng và ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu thay đổi đa dạng của các quan hệ xã hội: Từ những năm 90 của thế kỷ 20, NHNN Việt Nam đã ban hành quy chế điều chỉnh riêng về hoạt động này, trong đó có thể kể đến Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/9/1994, tiếp đó là Luật các TCTD năm1997, sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2010. Bên cạnh đó có thể kể đến Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000, Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001, Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/02/2003, Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006.

Cho đến nay, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động BLNH có thể kể đến là:

- Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ bảo lãnh. Trong bộ luật này, từ

IV. Thu nhập từ hoạt động khác -31 81 20 -47 33

V. Tổng thu nhập từ HĐKD(III+IV) 118 224 260 326 383

VI. Chi hoạt động quản lý: 38 31 54 50 60

VII. Thu nhập trước DP(V-VI) 80 192 206 275 323

VIII. Chi dự phòng 0 0 11 28 60

Điều 361 đến Điều 371 quy định các nội dung chung nhất liên quan đến bảo lãnh và các bộ luật liên quan khác không được trái với quy định này, như: khái niệm, hình thức, phạm vi bảo lãnh, quan hệ giữa các bên liên quan, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, xử lý tài sản của bên bảo lãnh,…

- Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010: Đây là văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh tất cả hoạt động của các TCTD, quy định về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của BLNH, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh cùng một số nội dung khác.

- Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012: gồm 4 chương với 34 điều, hiệu lực kể từ ngày 02/12/2012, thông tư quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng một cách cụ thể nhất.

Tại VCB, luật/quy tắc áp dụng là Luật Việt Nam /URDG 758/ ISP 98/ UCP 600. Các trường hợp áp dụng luật/quy tắc khác thì phải được Hội sở chính chấp thuận.

Điểm 1, Điều 24 của thông tư 28/2012/TT-NHNN nêu rõ “Quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về bảo lãnh: Căn cứ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tổ chức, cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú.” do đó, mỗi TCTD đều có quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh, tại VCB là:

- Quyết định của hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam số 168/QĐ-NHNT.HĐTD ngày 20/03/2013 về việc ban hành quy chế bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

- Quyết định số 288/QĐ-VCB.CSTD ngày 03/05/2013 của tổng giám đốc về việc ban hành quy trình bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)