Tổ chức lại nhân lực lao động

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại liên doanh việt nga vietsovpetro giai đoạn 2012 2017 (Trang 90)

5. Kết cấu luận văn

3.4.2.4Tổ chức lại nhân lực lao động

Tổ chức lại lực lƣợng lao đông để phù hợp từng công việc cụ thể, phù hợp chuyên môn đang thực hiện để đảm bảo tăng cao hiệu quả hiệu suất lao động và tình cơ động trong việc điều hành các hoạt động dịch vụ, tránh trƣờng hợp chồng chéo công tác sản xuất của Liên doanh và công tác dịch vụ kỹ thuật dầu khí bên ngoài để nhằm đảm bảo chất lƣợng và thời hạn thực hiện dự án.

Nếu giải pháp phát triển nguồn nhân lực đạt hiểu quả, đó là bƣớc đi vững chắc của VIETSOVPETRO bởi vì nhƣ đã phân tích ở phần trên thì nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với ngành dầu khí là yếu tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển. Trong bối cảnh của sự phát triển chung của toàn thế giới và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam nhân lực đòi hỏi rất cao về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo ngoại ngữ và tính chuyên nghiệp cao trong công việc và VIETSOVPETRO cũng không nằm ngoài quy luật này nếu nhƣ muốn hội nhập và mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.

3.4.3 Chiến lược đa dạng hóa hoạt động đồng tâm

Nhƣ đã nêu phần trên đề tài, Liên doanh Việt – Nga VIETSOVPETRO hiện có một chuỗi các cơ sở hạ tầng và công nghệ khép kín. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, năng lực công nghệ và quản lý đầy đủ cũng nhƣ sự đang dạng về các ngành phụ trợ phục vụ cho ngành dầu khí. Hiện tại các các ngành nghề phục vụ công tác sản xuất cho Liên doanh nhƣ: Cơ điện tự động hóa sản xuất, Thông tin và liên lạc, Kho bãi, Vận tải đƣờng bộ, nghiên cứu địa chất, huấn luyện và bảo vệ môi trƣờng đây là các ngành dịch vụ hổ trợ cho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Để phát triển và mở rộng các dịch vụ hổ trợ này, tác giả xin đƣa ra một số giải pháp sau:

VIETSOVPETRO là tiếp tục xây dựng các công trình biển và căn cứ trên bờ thật vững chắc, đủ mạnh để bảo đảm phục vụ tốt cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Ngoài ra, cần tận dụng ƣu thế dịch vụ tại chỗ để tham gia đấu thầu cạnh tranh làm dịch vụ cho các công ty nƣớc ngoài hoạt động dầu khí tại Việt Nam nhƣ dịch vụ:

- Dịch vụ cho thuê kho bãi

Cung cấp các dịch vụ lƣu chứa các thiết bị, phƣơng tiện trong lĩnh vực dầu khí. Hiện VIETSOVPETRO có 1 cảng dầu khí chuyên dụng lớn nhất Việt Nam, hệ thống bãi và kho chứa lớn đáp ứng các nhu cầu lƣu và chứa các thiết bị siêu trƣờng siêu trọng. Các khách hành mà loại hình dịch vụ này hƣớng đến là PTSC, Schumberger, PV-MS, Hoang Long JOC.

- Dịch vụ cho thuê các phương tiện nổi

Cung cấp các dịch vụ về cho thuê các phƣơng tiện nổi. Các phƣơng tiện nổi của liên doanh hiện có nhƣ: Tàu cấu lớn (Cấu chân đế, tàu trƣờng sa 01) , tàu chứa dầu (Chí linh, FSO-01), Tàu rải ống, Các tàu khoan, Giàn khoan. Với hệ thống các phƣơng tiện đa dạng và hiện đại, Liên doanh đủ năng lực cung cấp các dịch vụ cho thuê các phƣơng tiện cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí.

- Nghiên cứu địa chất

Cung cấp dịch vụ khoa học và nghiên cứu địa chất là dịch vụ dựa trên sự sẵn có của VIETSOVPETRO. Với hơn 28 năm thành lập, Viện nghiên cứu và thiết kế dầu khí biển thuộc Liên doanh đã có một đội ngũ nhân lực và thiết bị nghiên cứu về lĩnh vực dầu khí khá đa dạng và đã và đang phát huy tối đa công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dầu khí cho VIETSOVPETRO.Tận dụng đƣợc năng lực và tiềm lực để cung cấp các dịch vụ nghiên cứu vè địa chất dầu khí. Khách hàng hƣớng đến là các công ty thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.

- Xây dựng mô hình mỏ dầu khí, phân tích mẫu.

Cung cấp dịch vụ xây dựng mô hình mỏ là dựa trên nhân lực và công nghệ và kinh nghiệm sẵn có. VIETSOVPETRO đã thực hiện tốt các dự án nhƣ xây dựng mô hình mỏ nhƣ: Mô hình mỏ Bạch hổ, mô hình mỏ Rồng, mô hình mỏ Nam Rồng Đồi mồi.

Đây là loại hình dịch vụ mà các công ty dầu khí nƣớc ngoài rất cần khi hoạt động tại Việt Nam.

Dựa vào kinh nghiệm thực hiện các dự án điện cho các công trình dầu khí, Liên doanh có đủ năng lực và công nghệ để cung cấp và bảo trì các dự án cung cấp ddienj cho các đối tác tham gia khai thác dầu khí trên Biển đông

- Công nghệ thông tin và liên lạc:

Sử dụng hạ tầng công nghệ thong tin trên biển của VIETSOVPETRO, hiện VIETSOVPETRO có đầy đủ hạ tầng kết nối mạng, truyền số liệu trên biển và có nguồn nhân lực chất lƣợng cao nên có khá năng thực hiện việc cho thuê đƣờng truyền kêt nối số liệu khoan và khai thác dầu khí của các dự án lân cận mỏ Bạch hổ và Rồng để cung cấp cho các đối tác và công ty nhƣ: Cửu Long JOC, Lam Sơn JOC, Hoàng Vũ JOC, VRJ, JVPC, HOàng Long JOC… Đây là loại hình dịch vụ hổ trợ dựa trên các lợi thế so với các công ty ngoài ngành.

Tuy các dịch vụ có rất nhiều công ty ngoài ngành cung cấp nhƣng do đặc thù phục vụ cho ngành dầu khí nên Liên doanh có lợi thế hơn rất nhiều công ty ngoài ngành khác.

Nhƣ vậy, nếu chiến lƣợc này đƣợc thực hiện tốt trong thời gian tới thì mang lại cho Liên doanh nhiều lợi thế về phát triển các dịch vụ, đa dạng hóa việc cung cấp dịch vụ và đó cũng là lợi thế rất lớn đối với các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác nó còn giúp cho VIETSOVPETRO tăng doanh thu dịch vụ và đặc biệt là việc phát huy tối đa việc sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp.

3.4.4 Chiến lược liên doanh liên kết

Tình hình sản lƣợng dầu thô sụt giảm nghiêm trọng của VIETSOVPETRO trong thời gian tới(theo sơ đồ công nghệ) ánh hƣớng đến nguồn thu, VIETSOVPETRO có nguồn lực tài chính, hạ tầng đầy đủ

Liên doanh liên kết là xu hƣớng phát triển doanh nghiệp và hội nhập thị trƣờng quốc tế. Trong ngành khai thác, tìm kiếm và thăm dò dầu khí đòi hỏi các yếu tố nhƣ:

 Cơ sở vật chất hùng hậu

 Phƣơng tiện hiện đại

 Nguồn nhân lực có trình độ cao và có ngoại ngữ tốt

 Công nghệ tiên tiến

Chính vì các yếu tố trên mà các công ty dầu khí Việt Nam nói chung và Liên doanh dầu khí nói riêng muốn phát triển thì phải hội nhập, liên doanh liên kết với các đối tác nƣớc ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí. Sau đây tác giả xin đƣa ra một số giải pháp để liên doanh liên kết sau:

3.4.4.1 Tận dụng công nghệ của đối tác liên doanh

Đối tác nƣớc ngoài liên doanh liên kết với VIETSOVPETRO tại Việt nam, cần tận dụng công nghệ và nguồn tài chính của đối tác cộng với cơ sở vật chất sẵn có và nguồn nhân lực nhàn rối để tăng cƣờng hợp tác đầu tƣ cùng có lợi. Đây là cũng là hình thức tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài hạn chế bớt đối thủ cạnh tranh và chảy máu nhân lực cũng nhƣ nguồn vốn của đối tác Liên doanh.

Các công ty cần nhắm tới đối với hình thức liên doanh này là: Công ty Hallibution, BarkerHuges, BP, Cherveron,.. Đây là các công ty đa quốc gia có tiềm lực tài chính vững mạnh đặc biệt là có khá năng cung cấp các công nghệ hiện đại nhất. Loại hình dịch vụ cho phƣơng thức liên doanh này là:

- Xây dựng giàn khoan, Đóng mới tàu khoan, sử dụng nguồn nhân lực và bến bãi cũng nhƣ kinh nghiệm xây dựng đối tác sẽ cung cấp về tài chính đặc biệt là các công nghệ cốt lõi trong công tác xây dựng các phƣơng tiện nổi trong lĩnh vực dầu khí. Từ đó tận dụng đƣợc nguồn tài chính và tiếp thu đƣợc công nghệ cũng nhƣ kinh nghiệm điều hành và quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa vật lý giếng khoan: Đây là loại hình dịch vụ công nghệ cao, vì thế hợp tác liên doanh với các đối tác này là hết sức cần thiết trong bối cảnh công nghệ khai thác dầu khí còn lạc hậu và chậm hơn so với thế giới. Sự liên doanh với các đối tác

nƣớc ngoài giúp cho VIETSOVPETRO từng bƣớc chủ động trong công tác tiếp cận công nghệ và mua sắm thiết bị, một phần làm giảm bớt đối thủ cạnh tranh.

3.4.4.2 Tận dụng nguồn vốn của đối tác liên doanh

Đầu tƣ liên doanh liên doanh liên kết dƣới dạng điều hành chung nhƣng đối tác chỉ góp vốn điều đầu tƣ, còn công việc điều hành và khai thác mỏ do chính VIETSOVPETRO đảm nhận, với hình thức này thì VIETSOVPETRO vừa có doanh thu phân chia sản phẩm và có doanh thu từ dịch vụ quản lý và điều hành và khai thác mỏ.

Các công ty mà VIETSOVPETRO cần liên kết trong thời gian tới hiện đang tiến hành thăm dò và khai thác tại biển đông nhƣ: Hoàng Long JOC, Lam Sơn JOC, Biển đông JOC. Các công ty điều hành chung này rất cần sự liên kết với các đối tác nhƣ Liên doanh để thực hiện công tác điều hành và khai thác mỏ để giảm thiếu chi phí đầu tƣ ban đầu cũng nhƣ nguồn nhân lực cho việc khai thác thác dầu khí.

Nếu việc liên doanh liên kết đƣợc thực hiện tốt có thể mang lại doanh thu rất lớn cho các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí cốt lõi nhƣ: Khai thác dầu khí, kết nối mỏ, điều hành mỏ, khoan thăm dò. Đặc biệt với các liên doanh liên kết theo hình thức này thời mang lại cho Liên doanh các dự án mang tính lâu dài và biền vững, thƣờng khai thác một lô dầu khí có thời gian hoạt động trên 15 năm.

3.4.4.3 Liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài tại một nước khác. khác.

Đầu tƣ trực tiếp vào nƣớc ngoài, đây là trƣờng hợp đầu tƣ có tính rủi ro cao vì liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ: chính trị bất ổn; thiếu thông tin thị trƣờng, tính minh bạch của thị trƣờng, pháp luật nƣớc sở tại cũng nhƣ các điều kiện khách quan khác. Tuy nhiên để phát triển và hội nhập thì phải phát triển thị trƣờng ra nƣớc ngoài, đặc biệt là các nƣớc có tiềm năng về dầu khí. Vì vậy để tránh những rủi ro trên thì VIETSOVPETRO nên đầu tƣ tài chính và nguồn nhân lực liên kết với 1 công ty của nƣớc sở tại hoặc 1 công ty nƣớc ngoài khác để thành thành lập một liên doanh.

Trong thời gian tới, VIETSOVPETRO cần chủ động đầu tƣ ra nƣớc ngoài dƣới hình thức liên doanh liên kết tại các thị trƣờng tiềm năng về dầu khí nhƣ: Myanma, Laos, Campuchia, Indonesia. Đặc biệt là thị trƣờng Myanma, đây là thị trƣờng đƣợc đánh giá có rất nhiều trữ lƣợng dầu khí cũng nhƣ có nền chính trị đang dần ổn định. Mặt khác các quốc gia trong khu vực Đông Nam á có vị trí địa lý khá gần với Việt Nam và thời tiết thuận lợi nên là một lợi thế nhất định trong công tác thăm dò dầu khí.

Với tiềm lực tài chính khá mạnh kết hợp với nguồn nhân lực có trình độ rất tốt về tiếng Nga. Liên bang Nga là một điểm đến rất thuận lợi cho công tác mở rộng hoạt động khai thác dầu khí và cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Một số yếu tố thuận lợi sau là cơ sở thuận lợi cho việc đầu tƣ tại Nga:

Thứ nhất, Liên bang Nga là đối tác chiến lƣợc của Việt Nam, đa phần nhân lực đang làm việc VIETSOVPETRO đều là công dân Nga và những ngƣời từng học tập tại Nga.

Thứ hai, Liên doanh là sự hợp tác trực tiếp của 2 nhà nƣớc Việt Nam Và Liên bang Nga nên các chính sách và điều kiện hoạt động rất thuận lợi cho công tác đầu tƣ và thăm dò khai thác dầu khí tại Liên bang Nga.

Nhƣ vậy, hiệu quả của chiến lƣợc này mang lại là việc phát triển đƣợc thị trƣờng quốc tế và tận dụng tối đa nguồn lực nội bộ để mang lại hiệu quả trong công tác đầu tƣ và phát triển các dịch vụ tìm kiếm và thăm dò khai thác dầu khí cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển và hội nhập các dịch vụ dầu khí quốc tế.

3.5 Một số kiến nghị và đề xuất đối với các cấp ban ngành địa phƣơng và các cơ quan vĩ mô cấp nhà nƣớc cơ quan vĩ mô cấp nhà nƣớc

3.5.1 Đối với chính phủ Việt Nam:

- Cần mở rộng hơn nữa hành lang pháp lý về hoạt động khai thác dầu khí, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ mạnh vào lĩnh vự dầu khí.

- Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tiến hành thăm dò, tìm kiếm và khai thác dầu khí tại những vùng nƣớc sâu và xa bờ trên Biển đông. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý, đƣa ra các quyết định chính xác kịp thời nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tƣ về ngành dầu khí.

3.5.2 Đối với chính phủ Nga:

Cần hổ trợ tối đa về chính sách và hành lang pháp lý để giúp Liên doanh Việt – Nga VIETSOVPETRO tiến hành các thủ tục cần thiết để thực hiện công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Liên bang Nga

Đối với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam: Cần tạo điều kiện, ủng hộ tối đa đối với Liên doanh về cơ chế tài chính, cũng nhƣ các kế hoạch sản xuất của Liên doanh và đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho Liên doanh thực hiện các dự án của Tập đoàn làm chủ đầu tƣ.

Tóm tắt chƣơng 3:

Xác định được tầm nhìn chiến lược cho một doanh nghiệp là một vấn đề khó, tuy nhiên trước thực trạng Việt Nam đang mở cửa thị trường, tiềm năng dầu khí đang phát triển và sản lượng dầu khí của VIETSOVPETRO đang sụt giảm nghiêm trọng đòi hỏi VIETSOVPETRO cần có chiến lượng phát triển và mở rộng các dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong giai đoạn tiếp theo .

Chính vì những yêu cầu đó, sau khi phân tích và tìm hiểu thực trạng, bao gồm những ưu, nhược điểm của VIETSOVPETRO, tác giả mạnh dạn đề xuất những chiến lược tổng quan cho mục tiêu phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong giai đoạn mới. Mục đích giúp VIETSOVPETRO có sự ổn định và thống nhất trong chiến

lược phát triển sản xuất kinh doanh và an sinh xã hội. Điều quan trọng cuối cùng đó là sự đồng bộ của các chiến lược, đồng bộ với những hoạch định của các cấp cao hơn. Có như vậy, VIETSOVPETRO mới phát triển bền vững.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh tại VIETSOVPETRO cho thấy VIETSOVPETRO là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn tốt. Liên doanh có lợi thế cạnh tranh là sở hữu những giá trị đặc thù, có lợi thế nhất định và có thể sử dụng đƣợc để “nắm bắt cơ hội”. Những thành tích của VIETSOVPETRO đạt đƣợc trong ba mƣơi năm qua và những tiềm năng đang có trong thời gian tới khẳng định VIETSOVPETRO có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của thị trƣờng quốc tế về cung cấp các dịch vụ liên quan đến dầu khí, thực hiện việc mở rộng thị trƣờng các sản phẩm liên quan đến dầu khí trong khu vực Châu Á, Liên bang Nga.

Với mục tiêu đề ra là xây dựng chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn dựa trên cơ sở khoa học về chiến lƣợc và thực tế, khóa luận “Chiến lược phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Liên doanh Việt – Nga VIETSOVPETRO giai đoạn 2012-1017” đã giải quyết đƣợc các vấn đề cơ bản:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh: khái niệm, đặc trƣng, quy trình, lựa chọn chiến lƣợc.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại liên doanh việt nga vietsovpetro giai đoạn 2012 2017 (Trang 90)