Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại liên doanh việt nga vietsovpetro giai đoạn 2012 2017 (Trang 63)

5. Kết cấu luận văn

2.5.1.1Môi trường vĩ mô

2.5.1.1.1 Các yếu tố kinh tế

Việc gia nhập WTO cuối năm 2006 là bƣớc triển khai chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam nhằm phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thời gian gần đây, giá xăng dầu liên tục tăng và tỷ lệ lạm phát cao làm ảnh hƣởng ít nhiều đến việc sản xuất kinh doanh của công ty. Tình hình kinh tế thế giới vừa qua có nhiều biến động đã tác động vào giá dầu thô năm 2011 duy trì ở mức 102 - 106 USD/thùng. Ảnh hƣởng của giá dầu thô sẽ tác động trực tiếp đến mọi hoạt động trong ngành dầu khí tại Việt Nam. Vì vậy, để duy trì hiệu quả hoạt động đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có đội ngũ quản lí chuyên nghiệp nắm bắt tốt thông tin thị trƣờng, nhạy bén trong phân tích dự đoán tình hình.

2.5.1.1.2 Các yếu tố văn hoá, xã hội và nhân khẩu

Là đơn vị Liên doanh giữa Việt Nam và Liên bang Nga, nên cán bộ công nhân viên là ngƣời Việt nam và ngƣời Nga. Yếu tổ hòa nhập văn hóa giữa 2 bên có phần ảnh hƣớng đến sự phối hợp công việc chuyên môn cũng nhƣ việc ra quyết định trong điều hành công việc hàng ngày của Liên doanh Việt-Nga VIETSOVPETRO .

Tuy nhiên các cán bộ nhân viên làm việc tại VIETSOVPETRO đa phần là cán bộ đƣợc giáo dục trong môi nƣớc ngoài, các trƣờng đại học uy tín của cả nƣớc và có kinh nghiệm trong ngành dầu khí khá lâu. Điều này đã hình thành một phong cách và lề lối làm việc của công ty theo môi trƣờng quốc tế. Mang trong mình phẩm chất cao quý của ngƣời công nhân quốc tế, cán bộ nhân viên công ty làm việc một cách nghiêm túc, kỷ luật với tinh thần đoàn kết. Đây là tài sản vô hình, quyết định tƣơng lai và là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của VIETSOVPETRO .

2.5.1.1.3 Công nghệ

Tiếp cận công nghệ là hoạt động quan trọng góp phần tạo nên giá trị mới cho sản phẩm dịch vụ. Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, ngày càng có nhiều loại thiết bị dầu khí hiện đại có tính năng phù hợp cho từng hoạt động khai thác khác nhau. Hoạt động trong lĩnh vực với tốc độ đổi mới công nghệ cao đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn trang bị cho mình các thiết bị máy moác và vật tƣ hiện đại phù hợp nhất. Tuy nhiên, vấn đề công nghệ cũng đặt công ty trƣớc những thách thức vì việc tiếp cận công nghệ trong ngành dầu khí là không hề dễ dàng nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính mạnh, hơn nữa môi trƣờng công nghệ còn tạo cơ hội gia nhập ngành cho các đối thủ mới với lợi thế công nghệ hiện đại hơn đồng thời cũng là rào cản làm cho các công ty khi gia nhập ngành phải ở lại và buộc phải cạnh tranh ngay cả khi việc kinh doanh không thuận lợi do khó hoặc không bán đƣợc các tài sản, thiết bị mang tính chuyên môn hóa cao. Việc các công nghệ đƣợc đƣa vào sử dụng và hoạt động đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân lành nghề và kỹ sƣ bậc cao để chuyển giao vào vận hành hệ thống. Đối với Việt Nam đây là một rào cản không nhỏ đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí.

2.5.1.1.4 Các yếu tố tự nhiên

Biển Đông đã đƣợc các công ty thăm dò và khai thác dầu khí khí dự đoán là rất có tiềm năng về trữ lƣợng dầu và khí.

2.5.1.1.5 Các yếu tố chính trị, luật pháp và chính phủ:

Việt Nam là một trong số các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có hệ thống chính trị ổn định. Đặc biệt, luật dầu khí năm 2008 ra đời đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực dầu khí có đƣợc khung pháp lý ổn định để yên tâm đầu tƣ.

Tuy nhiên, căng thẳng trên Biển Đông với Trung Quốc cũng là một yếu tố gây lo ngại không ít về tính ổn định và độ an toàn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành dầu khí. Điều này doanh nghiệp cũng phải chú ý trong quá trình hoạch định chiến lƣợc.

2.5.1.2 Môi trường vi mô

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành, khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn mới và sản phẩm thay thế

2.5.1.2.1 Các đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay trong tập đoàn dầu khí Việt Nam có 2 công ty chuyên về thực hiện

dịch vụ kỹ thuật dầu khí đó là Công ty dịch vị kỹ thuật dầu khí và công ty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan dầu khí. Hai công ty này có nguồn lực khá mạnh và chuyên về dịch vụ kỹ thuật dầu khí.

Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVDrilling)

Thông tin chung

PVD đƣợc thành lập từ năm 1994 và cổ phần hóa và niêm yết trên sàn HOSE trong năm 2006. PVD là nhà thầu khoan và giếng khoan dầu khí hoạt động cả ngoài khơi và tại bờ. PVD hoạt động mạnh trong các lĩnh vực nhƣ dịch vụ khoan dầu khí, vận hành thiết bị khoan, thử vỉa, địa vật lý...

Nhà cung cấp PVD đã khẳng định đƣợc thƣơng hiệu đảm bảo năng lực về thiết bị có khả năng xử lý tràn dầu cấp độ từ 1 đến 3. Hoạt động kinh doanh ổn định cùng với lợi thế là thành viên của PVN giúp PVD tăng dần thị phần qua các năm, hiện nay chiếm khoảng 50-55% thị phần dịch vụ khoan, 80% dịch vụ kỹ thuật khoan giếng, và 90% thị trƣờng cung ứng nhân lực khoan.

Các giàn khoan trên biển gồm PVD Drilling I, PVD Drilling II và PVD Drilling III đều có hiệu suất hoạt động cao và liên tục ở mức trên 90%. Các hợp đồng lớn đã đƣợc ký kết với Hoàng Long JOC đến tháng /2013 (PVD Drilling I), với PVEP Đại Hùng trong năm 2012 ((PVD Drilling II), với VIETSOVPETRO đến hết năm 2014 (PVD Drilling III), và với Biển Đông POC đến năm 2015 (giàn PVD V (TAD) …

Hiện tại cả nƣớc chỉ có 15 giàn khoan đang hoạt động thì trong đó PVD đang sở hữu và quản lý tới 8 giàn khoan. Đây là điểm mạnh giúp cho công ty có điều kiện đẩy mạnh khai thác trong nƣớc và vƣơn ra khai thác ở nƣớc ngoài.

PVD đã thành lập liên doanh đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí khoan giếng với Công ty Baker Hughes - là công ty dịch vụ dầu khí nƣớc ngoài đã có chi nhánh trên hơn 90 quốc gia. Ngoài ra, PVD còn có nhiều đối tác chiến lƣợc trong và ngoài nƣớc nhƣ PVFC, Vietcombank, Deutsche Bank AG London,….

Hoạt động kinh doanh

Dịch vụ khoan là lĩnh vực trọng tâm phát triển của PVD, mang lại gần 50% tổng nguồn doanh thu hàng năm. Tiếp theo là mảng dịch vụ kỹ thuật khoan giếng chiếm khoảng gần 30% tổng doanh thu. Khoảng 10% tiếp theo thuộc về mảng dịch vụ cung ứng vật tƣ thiết bị.

Trong giai đoạn kinh tế chung rất khó khăn (2009-2010) khiến nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực cho thuê giàn khoan báo lỗ, do nhu cầu sử dụng giảm mạnh, nhƣng PVD đã vƣợt qua và liên tục báo lãi. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trƣởng bình quân lần lƣợt là 38% và 7%. PVD còn đang đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế, đƣợc giảm 50% thuế TNDN đến hết năm 2013. Tuy vậy, khoản vay nợ khá lớn để đầu tƣ vào các giàn khoan khiến khả năng thanh toán của PVD khá kém.

Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

Thông tin chung

Tiền thân là Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí thành lập năm 1993 và đƣợc cổ phần hóa năm 2006. Năm 2007, PTSC đƣợc niêm yết trên sàn HNX. Lĩnh vực hoạt động chính gồm các dịch vụ về tàu thuyền, cung ứng vật tƣ thiết bị, kinh doanh nhiên liệu, cơ khí chế tạo và đóng mới các công trình dầu khí.

Tiềm năng tăng trƣởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PTSC sở hữu và thuê ngoài đội tàu gần 60 chiếc tàu chuyên dụng phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam. Ngoài ra, PTSC còn cung cấp các hệ thống dịch vụ đi kèm (cảng, kho bãi, vật tƣ thiết bị, lao động) nên đã giúp PTSC chiếm đƣợc 90% thị phần cả nƣớc.

PTSC cung cấp dịch vụ độc quyền trong nƣớc nhƣ dịch vụ cung cấp tàu thăm dò địa chất 2D, 3D nhằm cung cấp dịch vụ khảo sát địa chất công trình, khảo sát sửa chữa công trình ngầm, cung cấp dịch vụ đấu nối công trình trên biển, vận hành công trình dầu khí…; dịch vụ tàu chuyên dụng, cung cấp tàu khảo sát địa chấn, cung cấp nhân lực vận hành, khai thác dầu khí, cung cấp tàu FSO/FPSO, cơ khí chế tạo,…

PTSC cũng đã trúng thầu nhiều công trình xây lắp và cơ khí lớn nhƣ dự án chế tạo giàn khai thác Chim Sáo, EPC Topaz, EPC nhà máy điện Long Phú 1, EPC nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất,...

PTSC thƣờng cho thuê tàu dài hạn từ 5-15 năm, đặc biệt các tầu FSO/FPSO đƣợc thuê đến hết thời gian khấu hao của tàu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho PTSC thu hồi vốn đầu tƣ trong thời gian ngắn và giảm áp lực về khấu hao trong dài hạn.

Hoạt động kinh doanh

Dịch vụ tàu thuyền – là lĩnh vực kinh doanh chính của PTSC - chiếm 35% tổng doanh thu, dịch vụ cung ứng vật tƣ thiết bị chiếm 28%, dịch vụ kinh doanh nhiên

liệu chiếm 10%, dịch vụ cơ khí chế tạo và đóng mới các công trình dầu khí chiếm 8%...

Trong các năm vừa PTSC vƣợt qua khủng hoảng kinh tế khá tốt với mức tăng trƣởng bình quân doanh thu và lợi nhuận lần lƣợt hơn 41% và 40%. Trong đó, kinh doanh dịch vụ tàu chuyên dụng và cơ khí chế tạo tăng trƣởng mạnh mẽ nhất và chiếm khoảng 69% tổng doanh thu.

Tình hình tài chính ổn định nhƣng tỷ lệ nợ vay cao khiến khả năng thanh toán không đƣợc đảm bảo, đặc biệt là trong năm 2010. Tuy vậy, cơ cấu vốn đã ổn định hơn sau khí PTSC tăng vốn trong năm 2011 đƣa các hệ số thanh toán về mức an toàn, đảm bảo cho công ty hoạt động hiệu quả và lành mạnh

2.5.1.3.1 Khách hàng:

Ngày nay, đánh giá doanh nghiệp dƣới cặp mắt của chính khách hàng doanh nghiệp là thƣớc đo hiệu quả trong đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của mình cho khách hàng thôi thì chƣa đủ, doanh nghiệp cần phải xây dựng mối quan hệ thân thiết từ phía các đối tác đó chính là hoạt động chăm sóc khách hàng.

Khách hàng chủ yếu của VIETSOVPETRO là các đối tác dầu khí với khoảng 9 khách hàng quen thuộc nhƣng lại quyết định khoảng 70% doanh thu dịch vụ bên ngoài của Liên doanh.

Các khách hàng tiêu biểu của Liên doanh VIETSOVPETRO nhƣ: Hoàng Long JOC, Công ty điều hành chung Hoàng Vũ, Công ty Lam Sơn, Công ty Thăng Long, Công ty Biển Đông, Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí(PVEP), Công ty Việt Nhật Nga, Công ty Liên doanh Nhật Việt. Do đó, hoạt động chăm sóc khách hàng luôn đƣợc quan tâm. Để tạo cái nhìn thân thiện từ các đối tác công ty chú trọng chăm sóc và duy trì mối quan hệ khách hàng từ cấp cơ sở. Bên cạnh đó Liên doanh còn tổ chức các chƣơng trình tri ân, thăm hỏi, các buổi giao lƣu thi đấu tennis, Golf… Đặc biệt là việc VIETSOVPETRO tổ chức huấn luyện miễn phí về an toàn cho nhân viên dầu khí của PTSC, PVD, PVEP. Những việc làm này đã tạo mối

quan hệ thân thiết nâng cao sự tin tƣởng và nhận đƣợc sự đánh giá cao từ phía các đối tác.

2.5.1.4.1 Nhà cung cấp:

 Mức độ tập trung của các nhà cung cấp

Đối với Liên doanh Việt Nga VIETSOVPETRO , thì số lƣợng nhà cung cấp rất lớn do dầu khí là tổng hợp rất nhiều ngành nhƣ: Tàu bè, thiết bị khoan, giàn khoan, tàu khoan, thiết bị thí nghiệm, thiết bị tự động hóa, cơ điện, công nghệ thông tin, cơ khí. Do tập trung sự đa dạng các vật tƣ thiết bị cho ngành nên Liên doanh phụ thuộc rất nhiều nhà cung cấp, đặc biệt các vật tƣ, thiết bị của ngành dầu khí đa số là các nhà cung cấp thiết bị nƣớc ngoài. Vì thế mà Liên doanh ít nhiều chịu áp lực của nhà cung cấp vì họ nắm giữ công nghệ, phần mềm và hầu hết các thiệt bị chủ lực đều phải mua từ các nhà cung cấp thiết bị nƣớc ngoài này. Hiện nay Liên doanh VIETSOVPETRO có đến hàng ngàn nhà cung cung cấp lớn, nhỏ trong và ngoài nƣớc phục vụ việc cung cấp cho VIETSOVPETRO .

Tuy nhiên, trƣớc thực tế đó thì Liên doanh Việt – Nga VIETSOVPETRO thực hiện việc tìm các đối tác lớn về ngành cung cấp vật tƣ thiết bị nhƣ Halibuton, Schlumbeger, TrancOcean, Lilama, PVE để từ đó thiết lập mối quan hệ chiến lƣợc để thực hiện việc chuyển giao công nghệ, cung cấp lâu dài đảm bảo sự ổn định cho Liên doanh. Việc hợp tác lần này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị, thúc đẩy đƣợc mối quan hệ ngoại giao đối với quốc gia trên cơ sở mối quan hệ hợp tác truyền thống đa lĩnh vực, giúp VIETSOVPETRO giảm bớt phần nào áp lực từ phía nhà cung cấp.

 Tầm quan trọng của nhà cung cấp

Trong hoạt động dịch vụ kỹ thuật dầu khí, việc thuê hay mua tàu khoan, giàn khoan, tàu chứa dầu, thiết bị khai thác là các phƣơng tiện bắt buộc mà nhà kinh doanh phải có khi hoạt động trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó các trang thiết bị, vật tƣ phụ tùng phục vụ cho việc bảo trì, bảo dƣỡng đối với các phƣơng tiện này là cực kì hiếm hoi đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kỹ thuật mà ta còn phụ thuộc vào nhà cung cấp nƣớc ngoài. Cho nên, tầm quan trọng của sản phẩm mà nhà cung cấp

mang lại là không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, Một số các công ty trong nƣớc nhƣ công ty đóng mới giàn khoan PVShipyard, Công ty đóng tàu VINASIN, Công ty PTSC đã từng bƣớc thực hiện đƣợc việc đóng mới các phƣơng tiện nhƣ tàu khoan, giàn khoan và tàu chứa dầu nên Liên doanh doanh VIETSOVPETRO có thể chủ động và hợp tác chặt chẽ hơn trong việc mua sắm phƣơng tiện nổi vì thế ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trƣờng cung cấp thiết bị và phƣơng tiện dầu khí quốc tế.

2.5.1.5.1 Các đối thủ tiềm ẩn

Việc Việt Nam gia nhập WTO và thị trƣờng dầu khí Việt Nam tiếp tục phát triển và rất tiềm năng, vì vậy việc ra đời các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí là tất yếu và VIETSOVPETRO không thể ngăn cản xu hƣớng này và cần có biện phát phù hợp để ngăng chặn khả năng cạnh tranh. Trƣớc mắt, các công ty này sẽ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với VIETSOVPETRO trong phân khúc thị trƣờng Dịch vụ dầu khí. Tuy nhiên, trong tƣơng lai khi các công ty này đã có chỗ đứng nhất định trên thị trƣờng dịch vụ kỹ thuật dầu khí ở Việt Nam thì có thể họ sẽ liên kết để chiếm lĩnh thị phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Thông tin về một số đối thủ tiềm ẩn:

Công ty RusVietPetro: đƣợc thành lập năm 2008, là công ty liên doanh giữa Liên bang Nga và Chính phủ Việt Nam. Là một thành viên của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Vùng hoạt động chủ yếu là Liên bang Nga và Viêt Nam, lĩnh vực hoạt động là khai thác dầu khí và cung cấp dịch vụ dầu khí. Hiện công ty đang hoạt động khai thác dầu khí tại Nga. Với sự đầu tƣ mạnh mẽ từ phía các đối tác Nga thì tƣơng lai không xa sẽ là đối thủ trực tiếp của Liên doanh VIETSOVPETRO tại thị trƣờng Nga và cả Việt Nam.

Công ty liên doanh T&K: T&K là công ty dầu khí của Liên bang Nga, hoạt động và đầu tƣ tại Việt Nam từ năm 2010. Lĩnh vự hoạt động là đầu tƣ thăm dò và khai thác và cung cấp thiết bị dầu khí tại Việt Nam. Hiện nay công ty chủ yếu hoạt động

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại liên doanh việt nga vietsovpetro giai đoạn 2012 2017 (Trang 63)