Một là, hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng tuy đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM chủ động trong xử lý nợ xấu, nhưng chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chưa bao quát được hết các tình huống có khả năng phảt sinh trên thực tế.
Ví dụ như quyền sở hữu, quyền sử dụng, cơ chế chuyển nhượng phát mại tài sản, những nguyên tắc về định giá, đấu giá,… tài sản. Mặt khác, một số quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành về vấn đề trên còn chưa sát với thực tế, có những yêu cầu khó có thể thực hiện được hoặc để thực hiện sẽ mất thời gian, làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của các NHTM, làm giảm bớt tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NHTM,… Những hạn chế này đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Theo quy định hiện hành, khi khách hàng không còn khả năng trả nợ vốn vay, NHTM được toàn quyền bán TSBĐ nợ vay của khách hàng tại NHTM để xử lý. Nội dung này cũng đã được quy định cụ thể trong hợp đồng vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trường hợp bên bảo đảm không tự nguyện thực hiện giao tài sản thì NHTM có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan trên địa bàn phối hợp cưỡng chế, thậm chí khởi kiện ra Tòa án. Khi đã khởi kiện ra Tòa thì thời gian lại kéo dài, vừa tốn kém thời gian vừa tốn kém chi phí. Ngay cả khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc thi hành án còn cả vấn đề nan giải.
Sự phối kết hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, nhiều nơi chính quyền chưa thực sự ủng hộ ngân hàng trong việc thu giữ và phát mãi TSBĐ nợ vay. Sự cộng tác của các cơ quan pháp luật đạt hiệu quả còn thấp. Như nói ở trên, nhiều trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng khách hàng không tự nguyện thi hành án, các cơ quan pháp luật cũng chưa có biện pháp cưỡng chế thi hành án để giúp ngân hàng thu hồi vốn.
Theo quy định hiện hành về việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro: các NHTM phải phát mãi TSBĐ nợ vay, áp dụng hết các biện pháp mà vẫn không thu hồi được nợ thì mới được sử dụng quỹ DPRR để xử lý. Quy định này tuy chặt chẽ, hạn chế việc xử lý
rủi ro tràn lan nhưng cũng gây ra khó khăn rất lớn cho các ngân hàng trong quá trình áp dụng. Cụ thể, tuy hướng dẫn điều kiện nhưng quy định không chỉ ra thế nào là các biện pháp xử lý nợ cuối cùng. Mặt khác, theo hướng dẫn giá bán các TSBĐ nợ vay có thể cao hoặc thấp hơn giá trị tồn đọng, phần chênh lệch được xử lý bằng nguồn DPRR của các NHTM. Trên thực tế, nợ xấu của nhiêu NHTM Việt Nam tồn tại quá lâu, giá trị lớn, không được xử lý, trong khi nguồn dự phòng của các NHTM lại hạn hẹp thì việc thực hiện quy định trên là rất khó khăn.
Gần đây nhất, ngày 22/02/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2012/NĐ- CP (NĐ11) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm. Điều 20, NĐ 11 quy định việc giữ giấy tờ tài sản là phương tiện giao thông như sau: “Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”. Ngoài ra, điều 7a, NĐ 11 cũng quy định thủ tục phối hợp giữa Cơ quan đăng ký GDBĐ và cơ quan cấp đăng ký phương tiện giao thông. Theo đó, khi thực hiện đăng ký nếu TCTD đề nghị cấp Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký GDBĐ, cơ quan đăng ký GDBĐ sẽ gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký GDBĐ đến cơ quan cấp đăng ký phương tiện để cập nhật thông tin về việc phương tiện đang được thế chấp tại TCTD. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giao thông để hướng dẫn cụ thể các nội dung nêu trên. Do đó, các ngân hàng sẽ có thể gặp rủi ro về việc một tài sản có thể đem thế chấp tại nhiều TCTD, sẽ dẫn đến khó khăn khi xử lý tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông.
Khó khăn từ thi hành án cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả xử lý nợ xấu của các NHTM. Khi đã có bản án của tòa, ngân hàng làm đơn đề nghị thi hành án thì cơ quan thi hành án lại đình chỉ việc kê biên , định giá, phát mãi tài sản thế chấp với lý do là TSBĐ là tài sản hình thành trong tương lai chưa hợp thức hóa được chủ quyền ( chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở) trong khi công ty chủ dự án ngưng hoạt động, giám đốc
công ty thường xuyên không có mặt tại địa phương thì việc chờ hợp thức hóa tài sản thế chấp là không khả thi .
Hai là, thiếu sự phối hợp, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng, thậm chí các cơ quan này còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu.
Một số DN nhà nước làm ăn thua lỗ, ngừng sản xuất nhưng các Bộ, ngành, địa phương chần chừ không thực hiện sắp xếp lại do nhiều lý do gây nên khó khăn trong việc thu nợ. Cũng có DN đã có quyết định phá sản, giải thể nhưng tài sản không thể thanh lý được do không có đủ giấy tờ hoặc tài sản không còn giá trị. Do vậy, việc bán tài sản công khai trên thị trường và qua trung tâm bán đấu giá tốn kém rất nhiều thời gian để xác định tính pháp lý của tài sản.
Một số cơ quan chức năng cho rằng xử lý nợ xấu, xử lý tài sản để thu hồi vốn đã cho vay … là việc của ngân hàng. Chi nhánh NHTM có “quan tâm”, có “nhiệt tình” với họ thì họ mới sẵn sàng làm. Còn không thì họ làm mang tính chiếu lệ, gượng ép nên thiếu hiệu quả.
Ba là, năng lực quản lý rủi ro ngân hàng còn nhiều hạn chế cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh kém hiệu quả
Bốn là, việc bán các khoản nợ xấu nội bảng hiện vẫn đạt kết quả rất thấp, hoặc biện pháp chứng khoán hóa các khoản nợ xấu cũng chưa thực hiện được do môi trường kinh tế, điều kiện pháp lý chưa cho phép…
Năm là , một số ít cán bộ làm công tác tín dụng trình độ nhận thức yếu kém, có thái độ làm việc thiếu trách nhiệm , quản lý khách hàng chưa thật sát sao dẫn đến phát sinh nợ xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Sáu là, một số cán bộ được phân công thu hồi nợ có nhận thức rằng, nợ xấu do người khác gây ra, bây giờ mình lại đi lo giải quyết nên thiếu nhiệt tình, năng động trong công tác thu hồi nợ.
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH 5 TPHCM
3.1. Định hƣớng hoạt động và quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh 5 TPHCM đến năm 2015.
3.1.1. Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh 5 TPHCM đến năm 2015:
Xây dựng Chi nhánh trở thành một Ngân hàng mạnh trên địa bàn TPHCM, nâng vị trí xếp hạng trong toàn hệ thống, đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững với các chiến lược cụ thể:
Chiến lược về tài sản và vốn:
Tăng quy mô tài sản bình quân hàng năm 20-25%. Trong đó, nguồn vốn dự kiến tăng 20- 25% và dư nợ cho vay nền kinh tế tăng bình quân 15-20%.
Tăng thị phần huy động vốn làm cơ sở tăng thị phần các mục tiêu kinh doanh khác.
Chiến lược tín dụng:
Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường.
Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý theo thế mạnh của NHCT và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của TPHCM.
Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế nợ xấu, nợ nhóm 2 phát sinh (đảm bảo nợ xấu chiếm tỷ lệ dưới 1%).
Nâng cao chất lượng nợ nội bảng, tận thu nợ ngoại bảng.
Chiến lược về dịch vụ:
Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung thu phí.
Đổi mới cải tiến dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ.
Chiến lược nguồn nhân lực:
Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực, trình độ cán bộ. Hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương kinh doanh theo năng suất lao động và mức đóng góp hiệu quả hoạt động.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp.
Chiến lược bộ máy tổ chức và điều hành:
Hoàn chỉnh tổ chức, bổ sung đầy đủ nhân sự, đặc biệt là nhân sự chủ chốt tại các phòng nghiệp vụ còn khuyết vị trí lãnh đạo cấp trưởng.
Mở rộng màng lưới kinh doanh, phát triển các phòng giao dịch. Tiếp tục truyền thông, quảng bá thương hiệu NHCT.
3.1.2. Định hƣớng quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh 5 TPHCM đến năm 2015:
Từ nay đến 2015 NHCT – CN 5 phấn đấu trở thành chi nhánh ngân hàng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Qua đó, NHCT – CN 5 định hướng quản lý nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế: tiến hành triển khai và thực thi việc phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế trong toàn chi nhánh một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó, NHCT – CN 5 quyết tâm giải quyết triệt để các khoản nợ quá hạn còn tồn đọng, tập trung mọi nguồn lực hiện có để thu hồi dứt điểm các món nợ xấu mới phát sinh và phấn đấu tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh luôn thấp hơn 1% trên tổng dư nợ.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh 5 TPHCM: Thƣơng Việt Nam – chi nhánh 5 TPHCM:
3.2.1. Các giải pháp về tín dụng
3.2.1.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng và nâng cao chất lƣợng thẩm định :
thức chuyển đổi mô hình cấp tín dụng mới giai đoạn 1 và ngày 09/01/2013 thực hiện chuyển đổi mô hình tín dụng giai đoạn 2 .Việc chuyển đổi này nhằm mục đích tách bộ phận quan hệ khách hàng ra khỏi bộ phận thẩm định tín dụng, nhằm đảm bảo tính độc lập giữa khâu tiếp thị và khâu thẩm định xét duyệt hồ sơ cho vay theo thông lệ quốc tế, giúp cho các quyết định tín dụng mang tính khách quan hơn. Đồng thời, nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp… Thêm vào đó, chính sự giám sát của phòng đánh giá xếp hạng và phê duyệt tín dụng và phòng kiểm soát giải ngân đối với các phòng khách hàng/ phòng giao dịch tại chi nhánh trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục.
Mô hình cấp tín dụng mới gồm các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Phòng khách hàng/ Phòng Giao dịch tại chi nhánh: Có chức năng và nhiệm vụ là trực tiếp tư vấn và bán các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng; tìm kiếm, tiếp thị và chăm sóc khách hàng; thực hiện giải ngân, theo dõi, quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ… Nghĩa là khi cán bộ phòng khách hàng đã khởi tạo được mối quan hệ tín dụng với khách hàng thì tiếp nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định hiện hành, sau đó tiến hành thẩm định sơ bộ về khách hàng và phương án của khách hàng song song với trình hồ sơ của khách hàng sang phòng đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD và phòng kiểm soát giải ngân trực thuộc trụ sở chính để tiến hành thẩm định khách hàng và kiểm soát việc giải ngân trong các trường hợp vượt mức phán quyết của chi nhánh.
- Phòng đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD: Có chức năng và nhiệm vụ kiểm soát thẩm định tín dụng đối với hồ sơ tín dụng của khách hàng trong toàn hệ thống NHCT (trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết của chi nhánh) , cụ thể là rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và phê duyệt hạng tín dụng của khách hàng, kiểm soát thẩm định và phê duyệt hoặc đề xuất phê duyệt thông qua GHTD của khách hàng DN/ nhóm khách hàng liên quan, kiểm soát các nội dung liên quan đến TSBĐ, tham gia hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, …. -Phòng kiểm soát giải ngân: Có chức năng và nhiệm vụ kiểm soát và phê duyệt thông qua hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua các khoản giao dịch ( giải ngân cho vay,
phát hành bảo lãnh, L/C, chiết khấu chứng từ…) trên cơ sở GHTD / khoản tín dụng đã được phê duyệt đối với các giao dịch vượt mức kiểm soát tín dụng của chi nhánh ; kiểm soát thẩm định khoản bảo lãnh, L/C, sản phẩm tín dụng đặc thù theo quy định của NHCT.
Để thực hiện mô hình cấp tín dụng mới với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất thì đòi hỏi cán bộ thẩm định thực hiện công tác phân tích và thẩm định khách hàng thật tốt, phản ánh đúng bản chất về tình hình tài chính cũng như hoạt động của khách hàng, tuân thủ các quy định cho vay.
Để giải quyết các đòi hỏi này thì ngân hàng cần phải thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua việc xác định GHTD theo định kỳ 1 năm. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của khách hàng, để từ đó nhận thấy được những rủi ro của khách hàng, định ra một GHTD hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với hệ thống NHCT.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, phân tích ngành, môi trường nội bộ của DN, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…) để nhận ra những rủi ro tiềm ẩn và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro cho ngân hàng. Hệ thống này cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam, không nên cứng nhắc theo những tính toán của các nước có điều kiện không tương đồng. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng.
Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án, các TSĐB… để đảm bảo lợi ích thu được phải