Chứng khoán hoá các khoản nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh 5 TPHCM (Trang 49)

Biện pháp chứng khoán hóa các khoản nợ xấu đã được một số nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, biện pháp này chưa được áp dụng tại Việt Nam do chưa có văn bản pháp luật quy định về vấn đề này. Biện pháp này được đánh là là có nhiều ưu thế so với các biện pháp truyền thống, song Nhà nước chưa có hệ thống pháp luật hướng dẫn về vấn đề này nên các NHTM trong nước nói chung và NHCT nói riêng chưa áp dụng biện pháp này vào công tác xử lý nợ xấu.

Chi nhánh chưa thực hiện việc tham gia bảo hiểm tín dụng cũng như sử dụng các công cụ bảo hiểm tín dụng như quyền chọn (credit), hoán đổi tín dụng (credit swap),... Tuy nhiên, khi cấp tín dụng cho các khách hàng trong các lĩnh vực có khả năng xảy ra rủi ro cháy nổ cao (kinh doanh xăng dầu, gia công chế biến thuốc lá, sản xuất tấm xốp - màng nhựa,…) hay các khách hàng thế chấp tài sản là các kho hàng, nhà xưởng sản xuất, NHCT – CN 5 yêu cầu khách hàng vay mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình, nhà xưởng để khi có rủi ro xảy ra Chi nhánh sẽ có nguồn để bù đắp.

Trong thời gian qua, ngoài các biện pháp nêu trên, NHCT – CN 5 còn xử lý nợ xấu thông qua biện pháp đôn đốc, thuyết phục và hỗ trợ khách hàng tự nộp tiền.

Với ưu điểm thời gian thu hồi nợ là ngắn nhất so với các biện pháp thu hồi nợ khác nên khi có các món nợ mới phát sinh, căn cứ vào thái độ hợp tác của khách hàng với ngân hàng trong việc thu hồi nợ NHCT luôn ưu tiên việc thông qua thỏa thuận và tạo điều kiện cho khách hàng tự nộp tiền. Do đó, phần lớn những khoản nợ nhóm 2, nợ xấu của NHCT- CN 5 , nếu khách hàng có thiện chí hợp tác với ngân hàng thì sẽ được xử lý thông qua việc khách hàng tự nộp. Trong năm 2012, Chi nhánh đã thu hồi được 3.800 trđ dư nợ quá hạn do khách hàng tự nộp tiền.

2.4. Thực trạng nợ xấu ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh 5 TPHCM.

Đối với mỗi ngân hàng nói chung và đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN 5 nói riêng thì nợ xấu có tác động trực tiếp tới hoạt động của chính bản thân ngân hàng.

Trước hết, khi để phát sinh nợ xấu, những khoản nợ này làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các TCTD, giảm vòng quay của vốn, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Năm 2008, nợ xấu của ngân hàng là 4.457trđ, lãi suất cho vay bình quân trên địa bàn là 12%/năm thì ngân hàng đã mất đi một khoản thu nhập bình quân là 534,84 trđ/năm. Tương tự như vậy trong năm 2009,2010 ,2011 và 2012, ngân hàng có khoản nợ xấu tương ứng là 3.052 trđ ,3.338 trđ , 33.072trđ và 27.069 trđ, khi đó ngân hàng sẽ mất đi khoản thu nhập bình quân tương ứng là 375,4trđ/năm,510,72trđ/năm , 6.052,18trđ/năm và 4.006,21 trđ/năm.Trong khi đó, lãi suất cho vay trên thị trường liên tục tăng cao, từ 12,3%/năm lên đến 18,3%/năm, do đó trong giai đoạn này khi để phát sinh nợ xấu, ngân hàng sẽ mất đi một khoản thu nhập cao hơn so với các năm trước. Đồng thời, trong giai đoạn này chi phí huy động vốn cũng tăng cao hơn trước, ngân hàng vẫn trả chi phí huy động vốn nhưng vốn lại bị ứ đọng trong các khoản nợ xấu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn , lợi nhuận cũng bị sụt giảm theo.

Bảng 2.15 – Nợ xấu, lãi suất bình quân và thu nhập tƣơng ứng giai đoạn 2008 – 2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Nợ xấu (trđ) 4.457 3.052 3.338 33.072 27.069

Lãi suất cho vay bình quân

trên địa bàn TPHCM (%) 12 12,3 15,3 18,3 14,8

Thu nhập (trđ) 534,84 375,4 510,72 6.052,18 4.006,21

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN 5 )

Thứ hai, chi phí phát sinh khi xử lý nợ xấu là rất lớn (chi phí quản lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan). Đồng thời, theo quy định của NHNN, ngoài khoản trích lập dự phòng chung trên tổng dư nợ, ngân hàng còn phải trích lập dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ xấu phát sinh. Điều này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Bảng 2.16 - Kết quả hoạt động giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: trđ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ xấu 4.457 3.052 3.338 33.072 27.069 Thu nhập 201.779 263.491 273.974 491.754 465.873 Chi phí 176.597 228.921 226.584 449.645 411.407 Lợi nhuận 25.182 34.570 47.390 42.109 54.466 Trích lập DPRR 9.220 10.990 10.644 86.552 32.113 Chung 8.625 9.202 9.785 8.400 7.913 Cụ thể 595 1.788 859 78.179 24.200 Sử dụng DPRR 1.285 76.152 23.805 Chung Cụ thể 1.285 76.152 23.085

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN 5)

Nhìn vào bảng số liệu, cùng với sự tăng lên của thu nhập, chi phí hoạt động của NHCT – CN 5 cũng tăng lên tương ứng qua từng năm. Số tiền trích lập DPRR của chi nhánh tăng lên đáng kể, tương ứng với nợ xấu phát sinh tăng lên qua các năm. Năm 2008 đến năm 2010, ngân hàng phải trích lập DPRR cụ thể do để phát sinh nợ xấu tương ứng là

595 trđ,1.788 trđ và 859 trđ. Đặc biệt, năm 2011 và năm 2012, số tiền trích lập DPRR cụ thể tăng lên vượt bậc so với các năm trước, đạt tương ứng là 78.179 trđ và 24.200 trđ. Sau đó, ngân hàng đã sử dụng số tiền này để xử lý rủi ro các khoản nợ xấu đủ điều kiện, nhằm “làm sạch” bảng cân đối kế toán, thể hiện ở việc sử dụng DPRR năm 2011 là 2012 tương ứng là 76.152 trđ và 23.805trđ. Nếu ngân hàng không để phát sinh nợ xấu thì thu nhập trong năm của ngân hàng sẽ tăng lên tương ứng với số tiền mà ngân hàng phải trích lập DPRR.

Ngoài ra, việc phát sinh nợ xấu với tỷ trọng khá cao như hiện nay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thanh thế của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh 5 TPHCM trên địa bàn.

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh 5 TPHCM :

2.5.1. Những mặt đạt đƣợc.

Các biện pháp xử lý nợ xấu được NHCT – CN 5 áp dụng cả đối với các món nợ chưa bị phân loại thành nợ xấu theo quy định nhưng có dấu hiệu nhận thấy không thu hồi được gốc/ lãi theo hợp đồng tín dụng. Việc xử lý sẽ được tiến hành sớm ngay khi nhận thấy khoản vay có vấn đề, đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh trong hệ thống.

Áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ, trên cơ sở phân tích tình hình thực tế của khách hàng, tùy từng trường hợp mà Chi nhánh có thể linh động quyết định xem áp dụng biện pháp nào là phù hợp nhất.

Chi nhánh được ủy quyền thực hiện các biện pháp xử lý nợ (trừ các biện pháp phải trình TSC) nên tiến trình, trình tự thực hiện nhanh, không gây mất nhiều thời gian và chi phí.Đối với các khoản nợ có vấn đề có giá trị lớn và phức tạp. Phòng Quản lý nợ có vấn đề trực thuộc Trụ sở chính sẽ hỗ trợ việc thu hồi nợ, sau đó sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể trực tiếp đối với các khoản nợ này. Điều này giúp tiến trình xử lý nợ của Chi nhánh được thuận lợi hơn, do các cán bộ này có nhiều kinh nghiệm trong xử lý nợ.

Chi nhánh thực hiện đánh giá, phân loại nợ hàng tháng theo đúng Quyết định 493/2005/NHNN của NHNN từ đó đẩy mạnh công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, phản ánh đúng thực trạng nợ quá hạn tại đơn vị để giải quyết tận gốc vấn đề nợ quá hạn.

Thực hiện chuyển đổi mô hình cấp tín dụng để tăng tính khách quan trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, hạn chế phần nào rủi ro đạo đức của cán bộ. Qua đó, NHCT ủy quyền mức kiểm soát tín dụng nhất định tùy thuộc vào năng lực , trình độ của ban lãnh đạo chi nhánh , các khoản tín dụng còn lại đều phải trình qua phòng đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD và phòng kiểm soát giải ngân trực thuộc TSC để thẩm định và kiểm soát giải ngân.Các phòng này không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và có “tiếng nói quyết định” trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, kiểm soát việc giải ngân và rà soát việc thực hiện các điều kiện đặt ra khi cấp tín dụng, mục đích nhằm hạn chế kịp thời các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời.

Chi nhánh đã có quy chế rõ ràng trong việc kiểm soát và xác định rõ trách nhiệm trong quản lý, phòng ngừa và phát hiện rủi ro cũng như xử lý nợ xấu.NHCT đã xây dựng quy chế rõ ràng và có các hình thức kỷ luật phù hợp đối với các CBTD cũng như lãnh đạo phụ trách để phát sinh nợ xấu từ mức trừ điểm lương kinh doanh , hạ bậc lương đến hình thức sa thải và bồi thường tổn thất cho ngân hàng cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thu hồi được nợ xấu do nguyên nhân chủ quan .

2.5.2. Những mặt hạn chế.

Việc xử lý TSBĐ tại Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian do NHTM không thể tự xử lý, phát mãi TSBĐ mà phụ thuộc vào các cơ quan chức năng dẫn đến công tác thu hồi nợ bị chậm trễ.

Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh chưa thực sự đa dạng. Các biện pháp thu hồi nợ tại Chi nhánh đa phần là các biện pháp truyền thống như thu nợ trực tiếp, xử lý TSBĐ, sử dụng hệ thống pháp luật, dùng quỹ DPRR,… Các biện pháp mới như mua bán nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ xấu chưa đựơc thực hiện.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực xử lý nợ xấu hầu hết tuyển chọn đầu vào có chuyên ngành kinh tế nên chưa nắm sâu các quy định về pháp luật. Nên, thực tế xử lý nợ xấu tại Chi nhánh với những trường hợp đặc thù đôi lúc còn bỡ ngỡ, quá trình xử lý nợ kéo dài và không triệt để.

2.5.3. Nguyên nhân tồn tại.

Một là, hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng tuy đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM chủ động trong xử lý nợ xấu, nhưng chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chưa bao quát được hết các tình huống có khả năng phảt sinh trên thực tế.

Ví dụ như quyền sở hữu, quyền sử dụng, cơ chế chuyển nhượng phát mại tài sản, những nguyên tắc về định giá, đấu giá,… tài sản. Mặt khác, một số quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành về vấn đề trên còn chưa sát với thực tế, có những yêu cầu khó có thể thực hiện được hoặc để thực hiện sẽ mất thời gian, làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của các NHTM, làm giảm bớt tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NHTM,… Những hạn chế này đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Theo quy định hiện hành, khi khách hàng không còn khả năng trả nợ vốn vay, NHTM được toàn quyền bán TSBĐ nợ vay của khách hàng tại NHTM để xử lý. Nội dung này cũng đã được quy định cụ thể trong hợp đồng vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trường hợp bên bảo đảm không tự nguyện thực hiện giao tài sản thì NHTM có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan trên địa bàn phối hợp cưỡng chế, thậm chí khởi kiện ra Tòa án. Khi đã khởi kiện ra Tòa thì thời gian lại kéo dài, vừa tốn kém thời gian vừa tốn kém chi phí. Ngay cả khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc thi hành án còn cả vấn đề nan giải.

Sự phối kết hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, nhiều nơi chính quyền chưa thực sự ủng hộ ngân hàng trong việc thu giữ và phát mãi TSBĐ nợ vay. Sự cộng tác của các cơ quan pháp luật đạt hiệu quả còn thấp. Như nói ở trên, nhiều trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng khách hàng không tự nguyện thi hành án, các cơ quan pháp luật cũng chưa có biện pháp cưỡng chế thi hành án để giúp ngân hàng thu hồi vốn.

Theo quy định hiện hành về việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro: các NHTM phải phát mãi TSBĐ nợ vay, áp dụng hết các biện pháp mà vẫn không thu hồi được nợ thì mới được sử dụng quỹ DPRR để xử lý. Quy định này tuy chặt chẽ, hạn chế việc xử lý

rủi ro tràn lan nhưng cũng gây ra khó khăn rất lớn cho các ngân hàng trong quá trình áp dụng. Cụ thể, tuy hướng dẫn điều kiện nhưng quy định không chỉ ra thế nào là các biện pháp xử lý nợ cuối cùng. Mặt khác, theo hướng dẫn giá bán các TSBĐ nợ vay có thể cao hoặc thấp hơn giá trị tồn đọng, phần chênh lệch được xử lý bằng nguồn DPRR của các NHTM. Trên thực tế, nợ xấu của nhiêu NHTM Việt Nam tồn tại quá lâu, giá trị lớn, không được xử lý, trong khi nguồn dự phòng của các NHTM lại hạn hẹp thì việc thực hiện quy định trên là rất khó khăn.

Gần đây nhất, ngày 22/02/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2012/NĐ- CP (NĐ11) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm. Điều 20, NĐ 11 quy định việc giữ giấy tờ tài sản là phương tiện giao thông như sau: “Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”. Ngoài ra, điều 7a, NĐ 11 cũng quy định thủ tục phối hợp giữa Cơ quan đăng ký GDBĐ và cơ quan cấp đăng ký phương tiện giao thông. Theo đó, khi thực hiện đăng ký nếu TCTD đề nghị cấp Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký GDBĐ, cơ quan đăng ký GDBĐ sẽ gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký GDBĐ đến cơ quan cấp đăng ký phương tiện để cập nhật thông tin về việc phương tiện đang được thế chấp tại TCTD. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giao thông để hướng dẫn cụ thể các nội dung nêu trên. Do đó, các ngân hàng sẽ có thể gặp rủi ro về việc một tài sản có thể đem thế chấp tại nhiều TCTD, sẽ dẫn đến khó khăn khi xử lý tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông.

Khó khăn từ thi hành án cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả xử lý nợ xấu của các NHTM. Khi đã có bản án của tòa, ngân hàng làm đơn đề nghị thi hành án thì cơ quan thi hành án lại đình chỉ việc kê biên , định giá, phát mãi tài sản thế chấp với lý do là TSBĐ là tài sản hình thành trong tương lai chưa hợp thức hóa được chủ quyền ( chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở) trong khi công ty chủ dự án ngưng hoạt động, giám đốc

công ty thường xuyên không có mặt tại địa phương thì việc chờ hợp thức hóa tài sản thế chấp là không khả thi .

Hai là, thiếu sự phối hợp, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng, thậm chí các cơ quan này còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu.

Một số DN nhà nước làm ăn thua lỗ, ngừng sản xuất nhưng các Bộ, ngành, địa phương chần chừ không thực hiện sắp xếp lại do nhiều lý do gây nên khó khăn trong việc thu nợ. Cũng có DN đã có quyết định phá sản, giải thể nhưng tài sản không thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh 5 TPHCM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)