Hệ thống pháp luật về quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh 5 TPHCM (Trang 41)

Hiện nay hệ thống pháp luật về quản lý nợ xấu chưa nhiều, chỉ có 2 Quyết định của Ngân hàng Nhà nước đề cập đến vấn đề này, gồm:Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005

Theo các quy định tại 2 Quyết định trên, khi các NHTM tiến hành cho vay nền kinh tế, ngoài việc trích lập dự phòng chung 0,75% trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, các NHTM phải trích DPRR cụ thể cho các nhóm nợ với các mức tương ứng như sau: nợ nhóm 1 là 0%,nợ nhóm 2 là 5%,nợ nhóm 3 là 20%,nợ nhóm 4 là 50%,nợ nhóm 5 là 100%

Qua đó, một khi rủi ro tín dụng xảy ra, NHTM có thể sử dụng nguồn quỹ DPRR này để xử lý các khoản nợ xấu.

2.3.2. Thực trạng xây dựng chiến lƣợc quản lý nợ xấu.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh 5 TPHCM nói riêng rất chú trọng đến công tác quản lý nợ quá hạn, nợ xấu. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ quá hạn, nợ xấu; NHCT đã nghiên cứu và xây dựng và ban hành chiến lược quản lý nợ xấu trong toàn hệ thống. NHCT không những quản lý chặt chẽ các khoản nợ đã quá hạn mà còn quản lý các “khoản nợ có nguy cơ” ngay từ khi nó chưa

thực sự quá hạn, và các khoản nợ này được gọi là nợ có vấn đề, bao gồm: các khoản nợ từ

nhóm 2 đến nhóm 5 và các khoản nợ đã được xử lý rủi ro bằng nguồn của NHCT, nợ được Chính phủ cấp nguồn xử lý đang hạch toán ở tài khoản ngoại bảng.

Đồng thời, công tác thu hồi nợ xấu tại NHCT luôn được quan tâm chú trọng từ Trụ sở chính đến chi nhánh. Trong từng thời kỳ, NHCT đều có văn bản chỉ đạo các chi nhánh nói chung và CN 5 nói riêng tập trung các biện pháp, xử lý dứt điểm nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ XLRR và không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu mới.

Bên cạnh đó, nhận thức được tính phức tạp và những khó khăn trong công tác quản lý nợ có vấn đề, nợ xấu; NHCT – CN 5 đã thành lập ban chỉ đạo thu hồi nợ để tăng cường giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tích cực xử lý nợ, đề xuất và áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ xấu, nợ XLRR. Cụ thể:

- Ban chỉ đạo thu hồi nợ của Chi nhánh do đồng chí Giám Đốc chi nhánh làm trưởng

ban trực tiếp chỉ đạo công tác xử lý nợ có vấn đề. Đồng thời , Giám đốc đã ban hành các văn bản phân công cụ thể trách nhiệm các đồng chí trong Ban giám đốc, lãnh đạo phòng và các cán bộ thuộc các phòng nghiệp vụ có kế hoạch và giải pháp cụ thể đối với từng món nợ để triển khai thu hồi. Hàng tuần, Ban chỉ đạo thu hồi nợ họp giao ban để đánh giá kết quả thực hiện, thống nhất biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc. Qua đó, từng thành viên trong ban xử lý nợ đề ra kế hoạch công việc tuần tiếp theo và đồng chí trưởng ban sẽ trực tiếp phê duyệt và chỉ đạo các kế hoạch làm việc

đó, đồng thời Chi nhánh đã gắn kết quả xử lý thu hồi nợ với cơ chế trả lương kinh doanh.

- Đối với các khách hàng phát sinh nợ quá hạn, Chi nhánh đã đưa vào diện kiểm soát

ngay và có biện pháp ứng xử phù hợp ,kiên quyết không để chuyển sang nhóm 2/ nợ xấu .

Chi nhánh đã và đang tích cực và nghiêm túc tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân tích tình hình của toàn bộ 100% khách hàng tại Chi nhánh để tìm ra các khách hàng có tình hình SXKD, tài chính yếu kém, không có khả năng trả nợ đúng hạn; từ đó có biện pháp giám sát chặt chẽ để rút giảm dư nợ, và áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ vay.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo, công tác quản lý nợ có vấn đề, nợ xấu tịa NHCT – CN 5 TPHCM ngày càng được chú trọng và đem lại một số kết quả đáng khích lệ.

2.3.3. Thực trạng quản lý nợ xấu.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xử lý nợ xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng, NHCT - CN 5 đặt công tác thu hồi nợ xấu thành công tác trọng tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.

Với những nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên NHCT – CN 5 trong thời gian qua, công tác quản lý và xử lý nợ xấu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan như do tình hình kinh tế khó khăn nên khách hàng suy giảm khả năng tài chính, mất khả năng trả nợ, một số trường hợp cá biệt khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong việc hoàn trả nợ vay, bắt buộc chi nhánh phải khởi kiện nên tốn nhiều thời gian do phải tuân thủ các quy trình tố tụng theo quy định của pháp luật. Do đó, kết quả thu hồi nợ tại Chi nhánh chưa thật sự đạt được kết quả như mong đợi và trong các năm 2008 -2012 chưa thu hồi được hết các khoản nợ xấu phát sinh.

2.3.3.1. Yêu cầu tái cơ cấu tài chính DN vay vốn và cơ cấu lại nợ.

NHCT – CN 5 chưa áp dụng biện pháp tái cơ cấu tài chính DN trong các biện pháp xử lý nợ tại Chi nhánh. Nguyên nhân là do hiện tại cán bộ quản lý nợ tại Chi nhánh không

nhiều lại đảm trách các nhiệm vụ khác. Do đó sẽ không có đủ thời gian giám sát chặt chẽ việc tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu tài chính DN.

NHCT– CN 5 chỉ áp dụng phương pháp cơ cấu lại nợ trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và các thỏa thuận bổ sung do nguyên nhân khách quan, có văn bản đề nghị cấu trúc lại nợ (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển đổi đồng tiền nhận nợ, các giải pháp tài chính khác, …) được phòng khách hàng đánh giá tài sản, công nợ đảm bảo cân đối với dư nợ và khách hàng có khả năng trả nợ trong thời gian đề nghị cấu trúc lại thì có thể xem xét cấu trúc lại nợ cho khách hàng.Ngân hàng không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc vi phạm các quy định trong hợp đồng tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan.

Thực hiện quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc “ Phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ , gia hạn nợ” , NHCT đã có hướng dẫn triển khai thực hiện theo quyết định nói trên. Cụ thể là chi nhánh khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ phải đáp ứng các điều kiện : (i) khách hàng có văn bản đề nghị cơ cấu lại nợ ;(ii) khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay hoặc không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng do nguyên nhân khách quan ;(iii) kết quả thẩm định cho thấy dư nợ vay đang ở hình thái tài sản,công nợ;(iv)với khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích , hoạt động sản xuất kinh doanh có thực nhưng gặp khó khăn tài chính tạm thời do tác động của khủng hoảng kinh tế, được chi nhánh đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định nếu được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Các khoản nợ sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chi nhánh phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát toàn diện , sâu sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và mọi nguồn thu của khách hàng để thu nợ kịp thời, không để phát sinh nợ quá hạn, không thực hiện ân hạn thời gian trả nợ gốc và lãi trong thời gian cơ cấu lại khoản nợ .Đồng thời chi nhánh kết hợp với việc xem xét lại mức lãi suất cho vay, phù hợp với điều kiện tài chính của khách hàng,

của NHCTVN để góp phần hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Năm 2012 NHCT – CN 5đã thực hiện biện pháp tái cấu trúc nợ đối với một khách hàng DN truyền thống của chi nhánh với số tiền cơ cấu nợ là 14,2 tỷ đồng.

Bảng 2.10 - Số tiền cơ cấu nợ của khách hàng vay giai đoạn 2008 – 2012.

Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng cộng

Cơ cấu nợ thông

thường - - - - - -

Cơ cấu nợ theo QĐ

780 - - - - 14.200 14.200

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN 5 )

2.3.3.2. Xử lý TSBĐ, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Việc xử lý TSBĐ tại NHCT – CN 5 chỉ xảy ra trong 2 trường hợp:

+ Khi đến hạn mà bên bảo đảm (bên cầm cố, bên thế chấp, bên bảo lãnh) không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ với NHCT – CN 5 cấp tín dụng trong hợp đồng tín dụng.

+ Trường hợp bên bảo đảm vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm thì các nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn nhưng cũng được coi là đến hạn. Khách hàng buộc phải thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ tại ngân hàng.

Các phương thức xử lý tài sản tại NHCT – CN 5 là: (i) NHCT bán TSĐB công khai;(ii) thỏa thuận các bên cùng bán TSĐB;(iii) thỏa thuận giao cho bên có TSĐB tự bán tài sản ;(iv) tiếp nhận TSĐB từ các cơ quan thi hành án và các cơ quan có thẩm quyền khác;(v) NHCT trực tiếp tiếp nhận các khoản tiền, tài sản từ bên thứ ba;(vi) NHCT nhận chính TSĐB để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo;(vii) NHCT ủy quyền cho tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản thực hiện bán TSBĐ.

Việc xử lý TSBĐ chỉ có thể thực hiện được khi có sự hợp tác của khách hàng. Vì nếu như khách hàng không hợp tác, ngân hàng không thể thực hiện các thủ tục sang tên, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cho người mua theo quy định pháp luật hiện hành được. Đồng

thời, việc thương lượng giá cả sẽ rất khó khăn do khách hàng cố tình đưa ra mức giá quá cao, nhằm cản trở ngân hàng phát mãi tài sản nếu như khách hàng có ý định chây ỳ, không hợp tác trả nợ.

Số tiền nợ xấu thu hồi được từ việc phát mãi tài sản của chính khách hàng vay tăng lên qua các năm. Từ năm 2010 đến 2012, Chi nhánh đã thu được tương ứng là 1.750 trđ, 8.500 trđ và 13.800 trđ dư nợ xấu từ việc phát mãi TSBĐ. Số tiền thu hồi được này của các năm ngày càng tăng , nguyên nhân là chi nhánh quyết định xử lý nợ xấu, không để ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Bảng 2.11 - Số tiền thu nợ thông qua biện pháp phát mãi tài sản của chính khách hàng vay giai đoạn 2008 – 2012.

Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng cộng

Phát mãi tài sản của

khách hàng vay - - 1.750 8.500 13.800 24.050

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN 5 )

Hiện tại, NHCT - CN 5 không có nhận bảo đảm là Chứng thư bảo lãnh (bảo đảm bằng uy tín) của các tổ chức kinh tế, mà chỉ nhận các bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản. Khi khoản tín dụng có đảm bảo bằng bảo lãnh (có bảo đảm bằng tài sản) xảy ra rủi ro thì Chi nhánh sẽ tiến hành xử lý TSBĐ tương tự như trên.

Năm 2008 - 2009 Chi nhánh phát sinh nợ xấu nhưng TSBĐ các khoản nợ này đều là của chính khách hàng vay nên số tiền thu nợ từ các biện pháp là không có. Năm 2010, số tiền thu hồi nợ từ biện pháp phát mãi tài sản của bên bảo lãnh/ bên thứ 3 là 700 trđ , năm 2012 là 2.500 trđ, nâng tổng số tiền thu hồi nợ xấu từ biện pháp này qua các năm lên đến 3.200trđ. Ban giám đốc chi nhánh chủ trương khi cho vay chủ yếu nhận TSBĐ của chính khách hàng vay.Trường hợp nhận bảo đảm của bên bảo lãnh/ bên thứ ba chỉ thực hiện khi bên bảo lãnh/ bên thứ ba là tổ chức/ cá nhân có uy tín , có năng lực tài chính và hoặc có cơ sở chắc chắn khả năng thanh toán cũng như làm rõ mối quan hệ của bên bảo lãnh/bên thứ ba đối với khách hàng vay đồng thời giải thích rõ cho bên bảo lãnh/ bên thứ ba về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với ngân hàng và các bên liên quan.

Bảng 2.12 - Số tiền thu nợ thông qua biện pháp phát mãi tài sản của bên bảo lãnh / bên thứ 3 giai đoạn 2008 – 2012.

Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng cộng

Phát mãi tài sản của

bên bảo lãnh - - 700 - 2.500 3.200

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN 5 )

2.3.3.3. Sử dụng hệ thống pháp luật để giải quyết nợ xấu.

NHCT– CN 5 chỉ áp dụng phương pháp này trong trường hợp khách hàng chây ỳ, không hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ hoặc có dấu hiệu tẩu tán tài sản hay bỏ trốn khỏi nơi cư trú, do biện pháp này tốn khá nhiều thời gian và chi phí vì phải tuân thủ các quy trình tố tụng theo quy định của pháp luật.

Bảng 2.13 - Số tiền thu nợ thông qua biện pháp khởi kiện giai đoạn 2008 – 2012.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng cộng

Khởi kiện - - - 1.500 5.350 6.850

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN 5 )

Số tiền thu hồi nợ bằng biện pháp khởi kiện tăng dần qua các năm, với tổng số tiền thu hồi được bằng biện pháp này đạt 6.850trđ. Nguyên nhân là do số lượng khách hàng chây ỳ, không hợp tác trả nợ ngày càng tăng, khiến Chi nhánh phải tăng cường sử dụng biện pháp khởi kiện. Năm 2011, Chi nhánh đã thu hồi được 1.500trđ dư nợ xấu thông qua biện pháp này. Trong thời gian qua, có khá nhiều khách hàng không có thiện chí trả nợ, cố tình không hợp tác với ngân hàng trong việc hoàn trả nợ vay khi để phát sinh nợ quá hạn. Do đó, Chi nhánh đã tiến hành khởi kiện và đề nghị thi hành án đối với các trường hợp này. Trong năm 2012, Chi nhánh vẫn đang theo đuổi một số vụ kiện, vì chưa có Bản án hoặc chưa thi hành án được.Tuy biện pháp này chiếm khá nhiều thời gian và chi phí so với các biện pháp khác, nhưng đây là biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ khi khách hàng không có thiện chí hợp tác với ngân hàng.

2.3.3.4. Sử dụng DPRR.

Việc sử dụng quỹ DPRR để XLRR các khoản nợ xấu phải được thực hiện theo quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng và các văn bản chỉ đạo hiện hành của Ngân hàng Công Thương. Việc sử dụng quỹ DPRR phải dựa vào số dư của quỹ và đối với NHCT việc xử lý rủi ro chỉ được thực hiện vào mỗi thời điểm nhất định (thường là cuối năm).

Theo quy định hiện hành, việc xử lý rủi ro tín dụng chỉ có ý nghĩa làm giảm nợ xấu nội bảng, làm “sạch” bảng cân đối kế toán của Ngân hàng, hiệu lực của Hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn còn nguyên giá trị pháp lý, quyền đòi nợ của ngân hàng đối với khách hàng được pháp luật bảo đảm và ngân hàng không được thông báo cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh 5 TPHCM (Trang 41)