Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh 5 TPHCM (Trang 30)

Theo như kinh nghiệm về xử lý nợ xấu ở các quốc gia nêu trên, Việt Nam có thể áp dụng một số biện pháp sau để xử lý thu hồi nợ:

 Nâng cao vai trò chủ đạo của Chính phủ: thực hiện tốt công tác “dự báo” và

“phản ứng” kịp thời, áp dụng các biện pháp xử lý nợ sáng tạo.

 Hoàn thiện hành lang pháp lý: ban hành, sửa đổi các bộ luật, văn bản pháp quy

về tiền tệ cũng như quy định về hoạt động của các TCTD phù hợp với thông lệ quốc tế.

 Thành lập Công ty quản lý tài sản (AMC) để xử lý nợ xấu theo hướng chuyển

nợ thành cổ phần. Qua đó, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động cụ thể và phân quyền nhất định để các AMC có thể tự quyết trong hoạt động.

 Thành lập Ủy ban tư vấn tái cơ cấu nợ, do Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm,

yêu cầu các con nợ phải cung cấp thông tin đầy đủ cho chủ nợ và phải có thái độ rõ ràng trong thời gian sớm nhất, tiếp đó là ngân hàng cam kết giúp đỡ con nợ duy trì

hoạt động để có nguồn trả nợ. Thực chất của phương pháp này là đưa con nợ và chủ nợ ngồi lại thương thuyết với nhau.

 Áp dụng các chính sách ưu đãi thuế đối với việc xử lý nợ khó đòi: Ngân hàng

xóa nợ cho khách hàng thì khách hàng không bị đánh thuế, ngân hàng bán tài sản thế chấp sẽ không được tính là thu nhập và không bị tính thuế, khi ngân hàng xóa nợ thì phần xóa nợ đó được tính vào chi phí,….

 NHNN kết hợp các ngân hàng hoạt động tốt với ngân hàng khó khăn để nâng

cao năng lực tài chính cho các ngân hàng.

 Nhà nước xem xét việc cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

vào hệ thống ngân hàng nhằm giúp nâng cao năng lực quản trị, tiềm lực tài chính.Đồng thời, Nhà nước nên cho phép sự ra đời của hình thức Tập đoàn tài chính, thông qua hình thức sáp nhập và mua lại các định chế tài chính yếu kém.

 Nghiên cứu ứng dụng biện pháp xử lý nợ thông qua hình thức chứng khoán

hóa tài sản nợ của các NHTM song song với việc ban hành văn bản pháp lý quy định về vấn đề này.

CHƢƠNG2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 5

TPHCM

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 5 TPHCM 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – CN 5 TPHCM.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tiền thân là Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ–HĐBT ngày 26/03/1988 của hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990.

Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công Thương Việt Nam tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành DN cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP – NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. NHCT có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với trên 150 chi nhánh và trên 900 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm và 6 đơn vị thành viên là các công ty hạch toán độc lập

Ngoài ra, NHCT còn là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ quốc tế VISA, MASTER .

Hiện nay, NHCT có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng và định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới và là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam mở 2 chi nhánh tại Châu Âu, 1 chi nhánh tại Lào, đang hoàn tất các thủ tục mở thêm chi nhánh tại Anh, CH Séc, Ba Lan, Mỹ.NHCT là DN Việt Nam duy nhất được tạp chí Forbes bầu chọn 1 trong 2000 DN lớn nhất thế giới.Ngoài ra trong năm 2013, Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ( BTU) là một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản trở thành đối tác

chiến lược của NHCT với việc sở hữu gần 20% cổ phần, NHCT trở thành NHTM có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam.

NHCT – CN 5 được chính thức thành lập năm 1988. NHCT – CN 5 có tiền thân là Ngân hàng nhà nước quận 5.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – CN 5 TPHCM.

Ban Giám đốc: Đến tháng 6/2013, Ban Giám đốc Chi nhánh có 03 thành viên. Giám đốc chỉ đạo, điều hành chung, phụ trách 70% công tác tín dụng, chỉ đạo trực tiếp công tác thu hồi nợ và phụ trách công tác tổ chức cán bộ. Hai phó Giám đốc được phân công từng mảng nghiệp vụ và phụ trách một số phòng chức năng phù hợp với trình độ chuyên môn.

Các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh: hệ thống phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh bao gồm: phòng KHDN (có 4 tổ nghiệp vụ trực thuộc : tổ KHDN 1, tổ KHDN2, tổ phân tích , tổ TTTM và tác nghiệp), phòng bán lẻ (có 3 tổ nghiệp vụ trực thuộc : tổ tín dụng,tổ tư vấn tài chính và phát triển thị trường, tổ tác nghiệp), phòng Kế toán giao dịch ( bao gồm tổ điện toán và tổ kế toán thẻ trực thuộc), phòng Kho quỹ, phòng Tổ chức Hành chính, phòng tổng hợp ( bao gồm tổ xử lý nợ có vấn đề trực thuộc). Mạng lưới giao dịch có 9 phòng giao dịch loại 1 trực thuộc, thực hiện cả chức năng huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 5 TPHCM trong thời gian qua.

Với điều kiện địa lý thuận lợi, TPHCM là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất phía Nam. Trong thời gian qua, các NHTM mới được thành lập và hoạt động trên địa bàn khá nhiều. Do đó, sự cạnh tranh giành thị phần giữa các NHTM trên địa bàn tỉnh và các vung lân cận ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Tuy nhiên, NHCT – CN 5 đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, luôn phấn đấu để đạt các chỉ tiêu của ngành đề ra và tăng trưởng qua các năm.

Tình hình nguồn vốn huy động:

Trong công tác huy động vốn NHCT CN 5 đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, Chi nhánh luôn bám sát thị trường, xây dựng chính sách khách hàng chiến lược, khách hàng tiềm năng, đổi mới phong cách giao dịch và tăng cường công tác tiếp thị để thiết lập khách hàng mới. Do vậy, nguồn vốn huy động của chi nhánh trong giai đoạn 2008-2012 không ngừng tăng , mặc dù tình hình huy động vốn đang còn khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh của các NHTM cổ phần khác cũng như do sự diễn biến phức tạp của nền kinh tế. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu nguồn vốn huy động qua các năm dưới đây.

Bảng 2.1 - Nguồn vốn huy động giai đoạn 2008-2012.

Đơn vị: trđ

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn vốn 1.230.000 1.305.000 1.470.000 1.663.000 2.090.000

Mức độ tăng 75.000 120.000 193.000 427.000

Tỷ lệ 5,7% 8,1% 11,6% 20,4%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN 5 )

Qua bảng số liệu bảng 2.1, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh có sự tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2008 - 2012 với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng trên 11%.

Thời điểm cuối năm 2012, nguồn vốn của Chi nhánh đạt 2.090 tỷ đồng, tăng 427 tỷ đồng (+20,4%) so với năm 2011 vàchiếm 0,2% thị phần trên địa bàn tỉnh (tăng 0,54% so với năm trước).Năm 2012 là năm mà Chi nhánh có sự tăng trưởng tốt về nguồn vốn huy động trong bối cảnh các NHTM khác lâm vào tình trạng căng thẳng thanh khoản do không huy động được vốn. Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh tương đối ổn định, tỷ trọng nguồn tiền gửi từ dân cư cao.

Tình hình cho vay:

NHCT – CN 5 là Chi nhánh có quy mô dư nợ trung bình trong toàn hệ thống. Dư nợ tại Chi nhánh bị sụt giảm qua các năm. Năm 2008 , 2009 và 2010, dư nợ tại Chi nhánh đạt

tương ứng là 1.150 tỷ đồng , 1.230 tỷ đồng và 1.305 tỷ đồng với tốc độ tăng khoảng trên 5% /năm . Đến năm 2011, dư nợ Chi nhánh có sự sụt giảm mạnh, giảm 16,5 % so với năm trước, đạt 1.120 tỷ đồng là do tình hình kinh tế khó khăn , chi nhánh chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng , rút giảm dần dư nợ tín dụng có liên quan đến bất động sản.

Thời điểm cuối năm 2012, dư nợ cho vay 1.079 tỷ đồng, giảm 41 tỷ đồng (tốc độ giảm 3,7 %) so với đầu năm,chiếm 0,1% thị phần trên địa bàn.Trong đó dư nợ ngắn hạn là 430 tỷ đồng, chiếm 39,8% trên tổng dư nợ, giảm 51 % so với 31/12/2011; dư nợ trung, dài hạn là 649 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60.2% trên tổng dư nợ, giảm % so với 31/12/2011. Trong tổng dư nợ cho vay năm 2012, thì dư nợ cho vay bằng VND đạt 1.074 tỷ đồng, chiếm 99,5% trong tổng dư nợ cho vay, giảm 3,2 % so với năm 2011; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 5 tỷ đồng, chiếm 0,5% trong tổng dư nợ cho vay, giảm 52% so với năm 2011.

Bảng 2.2- Dƣ nợ cho vay giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: trđ

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Dư nợ 1.150.000 1.230.000 1.305.000 1.120.000 1.079.000

Mức độ tăng 80.000 75.000 -185.000 -41.000

Tỷ lệ 6,5% 5,7% -16,5% -3,7%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN 5 )

Bình quân dư nợ Chi nhánh đạt 10 tỷ đồng/ người thấp hơn bình quân dư nợ của khu vực là 24 tỷ đồng/ người, cơ cấu dư nợ trung dài hạn cao hơn dư nợ ngắn hạn là do hiện tại Chi nhánh đang tập trung tài trợ cho một số dự án lớn của một số khách hàng có dư nợ lớn.

Hoạt động phát hành thẻ:

Bảng 2.3- Số lƣợng thẻ ATM và thẻ tín dụng phát hành giai đoạn 2008-2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Thẻ ATM phát hành 5.090 7.012 8.085 10.589 15.509

Thẻ tín dụng phát hành 802 912 1.074 1.149 1.722

Về hoạt động thẻ ATM: số lượng thẻ chi nhánh đã mở được trong năm 2008 – 2012 tăng dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2012, số lượng thẻ ATM phát hành trong năm có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 4.920 thẻ và tăng 31,7% so với năm 2011, nâng tổng số thẻ phát hành toàn chi nhánh lên đến 15.509 thẻ. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của chi nhánh, vượt lên áp lực cạnh tranh trong kinh doanh thẻ trên địa bàn của hệ thống NHTM cổ phần và các NHTM nhà nước khác.

Về hoạt động thẻ tín dụng quốc tế: số lượng thẻ tín dụng mà chi nhánh đã pháthành trong giai đoạn năm 2008 – 2012 có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2012, số lượng thẻ phát hành được đạt 1.722 thẻ, tăng 573 thẻ so với năm . Trong thời gian qua, Chi nhánh đã liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, tiếp thị để gia tăng sản lượng và doanh số chi tiêu thẻ tín dụng được phát hành. Tổng số lượng thẻ tín dụng phát hành chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với thẻ ATM. Nguyên nhân là do ngoài lượng thẻ tín dụng được đảm bảo bằng sổ tiết kiệm, Chi nhánh còn phát hành thẻ tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản – đây giống như là hoạt động cho vay nên chi nhánh chọn lọc rất kỹ đối tượng khách hàng phát hành thẻ, nhằm tránh để phát sinh nợ quá hạn.

Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại:

Bảng 2.4–Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thƣơng mại năm 2008- 2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Doanh số thanh toán nhập

khẩu (ngàn USD) 2.850 5.123 1.898 2.645 5.521

Doanh số thanh toán xuất

khẩu (ngàn USD) 1.733 4.138 3.871 4.396 2.380

Số dư bình quân bảo lãnh

hàng tháng (trđ) 5.000 11.000 10.000 5.000 8.000

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN 5 )

Hoạt động tài trợ thương mại của Chi nhánh còn nhiều hạn chế do dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm đa số , khách hàng tổ chức chiếm tỷ trọng khá thấp. Năm 2012, doanh số thanh toán nhập khẩu của Chi nhánh đạt 5.521 ngàn USD, tăng 52% so với năm trước; doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 2.380 ngàn USD, giảm 84,7% so với năm 2010 là

do các khách hàng vay sản xuất kinh doanh tại chi nhánh chủ yếu là nhập khẩu hàng hóa, hoạt động xuất khẩu không nhiều. Số dư bình quân bảo lãnh tháng thời điểm cuối năm 2012 là 8.000 trđ.

Thu dịch vụ ngân hàng:

Bảng 2.5 – Thu dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2008 – 2012

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Thu dịch vụ ngân hàng (trđ) 1.575 2.863 3.830 4.105 4.222

Tỷ trọng giữa thu dịch vụ/

tổng doanh thu (%) 0,7 1 1,3 0,8 0,9

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN 5 TPHCM)

Thu dịch vụ ngân hàng năm 2012 đạt 4.105trđ, tăng 2,7% so với năm 2010. Hàng năm thu dịch vụ của Chi nhánh đều có sự tăng trưởng bình quân khoảng 19%. Tuy nhiên tỷ trọng thu phí dịch vụ so với tổng doanh thu chiếm tỷ lệ thấp khoảng từ 0,7 đến 1,3 %.Phí dịch vụ của chi nhánh tăng chậm qua các năm là do dư nợ cho vay giảm dẫn đến việc thu phí liên quan đến hoạt động cho vay cũng giảm mạnh. Chi nhánh đã và đang nổ lực tăng trưởng tín dụng để tăng nguồn thu dịch vụ, vì Chi nhánh đã xác định đây là nguồn thu quan trọng trong thời gian tới.Bên cạnh đó chi nhánh cũng tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ để tăng nguồn thu phí dịch vụ .

Kết quả kinh doanh:

Bảng 2.6. – Kết quả hoạt động giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Thu nhập 201.779 263.491 273.974 491.754 465.873

Chi phí 176.597 228.921 226.584 449.645 411.407

Lợi nhuận 25.182 34.570 47.390 42.109 54.466

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN 5 )

bình. Lợi nhuận đã trích lập DPRR hàng năm của Chi nhánh đều có sự tăng trưởng , trong đó năm 2012 là năm có sự tăng trưởng vượt bậc nhất so với các năm trước, lợi nhuận đã trích lập DPRR năm 2012 tăng 22,6% so với năm 2011. Nguyên nhân là do, trong giai đoạn 2008 – 2012 và đặc biệt là trong năm 2012, Chi nhánh luôn tích cực phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm tăng nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng bên cạnh nguồn thu nhập từ tiền lãi cho vay.

2.2. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh5 TPHCM:

a/Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ.

Bảng 2.7 – Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ nhóm 3 2.782 0 0 15.666 3.217 Nợ nhóm 4 1.675 0 3.034 17.354 Nợ nhóm 5 3.052 304 52 23.852 Tổng nợ xấu (trđ) 4.457 3.052 3.338 33.072 27.069 Tổng dƣ nợ (trđ) 1.150.000 1.230.000 1.305.000 1.120.000 1.079.000 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ 0.39% 0.25% 0.26% 2.95% 2.51%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN 5 )

Căn cứ vào bảng 2.7 nhận thấy nợ xấu trong giai đoạn 2008 đến năm 2010 tại Chi nhánh tương ứng là 4.457 trđ, 3.052 trđ,3.338 trđ chiếm tỷ lệ khá thấp là 0,39% ,0,25% và 0,26% trên tổng dư nợ toàn chi nhánh 5. Năm 2011, nợ xấu là 33.072 trđ chiếm 2,95% trong tổng dư nợ toàn chi nhánh. Năm 2012, nợ xấu đạt 27.069 trđ (chiếm 2,51% trong tổng dư nợ toàn chi nhánh), giảm 6.003 trđ so với năm 2011.

Nhìn chung, nợ xấu tại NHCT – CN 5 từ giai đoạn 2008 -2010 chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ. Năm 2011, tại Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu lớn chiếm 2,95% tổng dư nợ là do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong năm 2012 Ban giám đốc chi nhánh quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu , hạn chế tới mức thấp nhất phát sinh nợ xấu mới và thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh 5 TPHCM (Trang 30)