Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY MÔ, THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 93 - 95)

6. Bốc ục của luận văn

4.2.1. Đối với Chính phủ

Từ trước tới nay, các bộ luật liên quan trực tiếp tới các hoạt động tín dụng, hay tổ chức tín dụng không đề cập cụ thể tới các vấn đề tổ chức và quản trị. Các Ngân hàng thương mại cổphần phải dựa vào các Nghị định để tự xây dựng c ơ chế quản trị. Bất chấp việc Việt Nam đã cho ra đời hàng loạt những bộ luật mới để chuẩn bị cho giai đoạn chính thức hòa nhập kinh tế quốc tế, các văn bản pháp lý về quản trị ngân hàng cũng đã c ó sự thay đổi nhưng vẫn chưa đồng bộ hoặc vẫn còn bất cập khó áp dụng trong thực tiễn hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần. Quản trị doanh nghiệp cần đứng trên giác độ tổng thể từ quản trị mục tiêu - chiến lược đến tổ chức - hoạt động và đặc biệt là quản trị rủi ro mới mang lại sự an toàn cho Ngân hàng thương mại cổphần. Vì vậy:

- Thứ nhất, Việt Nam cần có một bộ luật hoàn chỉnh về quản trị công ty, thay cho các thông tư, nghị định. Trong đó, cần nêu rõ những nguyên tắc quản trị cơ bản nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của cổ đông cũng như nêu rõ trách nhiệm của Hội đồng quản trị. Theo OECD, nguyên tắc quản trị công ty bao gồm:

+ Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả: Khuôn khổ quản trị công ty cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trường, phù hợp

với quy định của pháp luật, và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi.

+ Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản: Khuôn khổ quản trị công ty phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông.

+ Đối xử bìnhđẳng đối với cổ đông: Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài. Mọi cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm.

+ Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty: Khuôn khổ quản trị công ty phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa ngân hàng và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm vàổn định tài chính cho doanh nghiệp.

+ Công bố thông tin và tính minh bạch: Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đếnngân hàng, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty.

+ Trách nhiệm của Hội đồng quản trị: Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối với ngân hàng và cổ đông.

- Thứ hai, Việt Nam cần có quy định và chế tài về quản trị công ty cho các công ty đại chúng nói chung và cho hệ thống ngân hàng nói riêng để ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm. Đặc biệt, cần có quy định đối với hiện tượng sở hữu chéo nhằm ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ làm lũng đoạn thị trường tài chính. Cụ thể, tác giả đưa ra một số đề xuất như sau:

+ Hình sự hóa các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo để ngăn ngừa tối đa hành vi này (Bổ sung vào Luật Hình sự).

+ Các quy định về kế toán, hệ thống các quy định an toàn về vốn cần được liên tục nâng cao tính minh bạch, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn để loại trừ việc tăng vốn ảo do sở hữu chéo gây ra, cần phải xác định rõ khoản đầu

tư của TCTD này vào TCTD khác và loại trừ khỏi vốn cấp 1 của tổ chức được góp

vốn khi tính CAR của tổ chức này.

+ Đưa ra quy định cấm và xử lý hình sự đối với tình trạng đầu tư “lòng

vòng” giữa các ngân hàng với nhau (theo kiểu ngân hàng A đầu tư vào ngân hàng

B, ngân hàng B đầu tư vào ngân hàng C và ngân hàng C lại quay lại đầu tư vào ngân hàng A). Nhưng trước hết, cần xử lý các mối quan hệ sở hữu chéo hiện tại, phần sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng có thể được nhượng lại cho các trung gian độc lập, trong đó ưu tiên đầu tư của các định chế tài chính, ngân hàng nước ngoài.

+ Cần hoàn thiện luật thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt trong vấn đề kê khai thuế và tăng mạnh cũng như hình sự hóa chế tài phạt các vi phạm trốn thuế thu nhập cá nhân. Thực hiện được điều này sẽ giảm thiểu vấn đề các cá nhân sử dụng tên của người khác hoặc tổ chức khác để từ đó sở hữu và chi phối nhiều ngân hàng. Vì xét cho cùng, các cá nhân đầu tư sẽ phải tìm mọi cách đưa lợi ích về cho mình và với một mức thuế cao đánh chính xác vào những thu nhập”thực” của họ, các cá nhân trên sẽ tự điều chỉnh hành vi phù hợp với lợi ích của chính mình, từ đó tạo lợi ích cho toàn thị trường.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY MÔ, THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 93 - 95)