Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY MÔ, THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 81)

6. Bốc ục của luận văn

3.3.2.1. Thống kê mô tả

Bảng 3.5 Thống kê mô tảcác biến trong mô hình (fixed effects)

Biến Trung bình Độlệch chuẩn Giá trị nhỏnhất Giá trị lớn nhất Sốquan sát ROE overall 10.55881 6.092907 .08 30.57 N = 194 n = 27 T-bar = 7.18519 between 4.402185 4.568 23.99444 within 4.040311 - 7.22563 23.31006 BDS overall 6.896907 1.965951 3 11 N = 194 n = 27 T-bar = 7.18519 between 1.590741 4.555556 10.71429 within 1.117206 2.75405 10.64691 TVDL overall 2.40866 6.904515 0 40 N = 194 n = 27 T-bar = 7.18519 between 3.825009 0 15.595 within 5.904995 - 13.18634 31.78366 TVDH overall 10.69082 11.45003 0 42.86 N = 194 n = 27 T-bar = 7.18519 between 9.425759 0 42.86 within 7.562326 - 14.97418 33.07225 SIZE overall 728.5291 59.60016 516.1 844.87 N = 194 n = 27 T-bar = 7.18519 between 39.39335 650.6025 793.4322 Within 44.22203 563.3129 809.2066 AST overall 1.787629 1.592908 .1 10.93 N = 194 n = 27 T-bar = 7.18519 between 1.404451 .3283333 6.552 Within .9314072 - .8086211 6.451379 Nguồn: Kết quảtừphần mềm STATA

3.3.2.2.Kết quảhồi qui với các tác động cố định

Bảng 3.6 Kết quảhồi qui mô với các tác động cố định với biến phụthuộc Biến Hệsố Sai sốchuẩn Thống kê t P > |t| R2

lnBDS .0174396 .0184203 0.95 0.345 within= 0.0999 between = 0.1654 overall = 0.1418 TVDL -.1251416** .0542584 - 2.31 0.022 TVDH -.0125956 .0409217 - 0.31 0.759 SIZE .0030996 .0075426 0.41 0.682 AST -1.097713*** .3239713 - 3.39 0.001 F(5,162) = 3.60 Prob > F = 0.0041 Sốquan sát = 194 ***,**,*: ý nghĩa ởcác mức 1%, 5%, 10% Nguồn: Kết quảtừphần mềm STATA Kết quả hồi quy trong bảng 3.6 cho thấy, các hệ số hồi quy hoàn toàn phù hợp và nhất quán với phương pháp bình phương t ối thiểu thông thường (OLS) cho dữliệu gộp.Theo đó, dấu của các hệsốtrong hai mô hình là như nhau và độlớn chỉ sai lệch không đáng kể.

Liệu hai mô hình này có nhất quán với nhau hay không được thể hiện qua kiểm định Hausman:

Bảng 3.7 Kết quảkiểm định sự tương thích giữa mô hình OLS và mô hình FE Biến phụ

thuộc

Hệsố ước lượng Hiệu số (b–B)

Sqrt(diag(Vb-VB)) Mô hình OLS (b) Mô hình FE (B) Sai sốchuẩn

lnBDS .0483444 .0174396 .0309048 TVDL - .1168407 -.1251416 .0083009 .0215145 TVDH - .0452591 -.0125956 -.0326635 SIZE .0208071 .0030996 .0177075 .0016667 AST - .6709693 -1.097713 .4267433 chi2(5) = (b-B)'[(Vb-VB)-1](b-B) = 108.36 Prob > chi2 = 0.0000 Nguồn: Kết quảtừphần mềm STATA

Kết quả đo lường sự tương thích (nhất quán) giữa mô hình OLS cho dữliệu gộp và mô hình các tác động cố định được thểhiện trong bảng 3.7. Theo đó, giá trị thống kê Chi2 (5)= 108,36 có ý nghĩa thống kêởmức 1%.

Như vậy, ta có thể khẳng định rằng kết quả hồi quy trong mô hình OLS dữ liệu gộp có thể được sử dụng để lý giải cho mối quan hệ giữa quy mô, thành phần của HĐQT và hiệu quảhoạt động của các NHTMCPđãđư ợc đềcậpởtrên.

3.3.3. Lý giải kết quảnghiên cứu:

Các kết quảhồi qui đều cho thấy tác động đồng thời của 5 biến độc lập (số lượng thành viên HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập, tỷ lệ thành viên điều hành, quy mô của ngân hàng, và tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản) lên biến phụ thuộc (ROE) là có ý nghĩa vềmặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, R2= 0,2136 là khá nhỏ. Vì vậy, mức độ giải thích cho sự thay đổi của biến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các NHTMCP thông qua các biến giải thích được đềxuất trong mô hình là khá thấp. Nhưng theo giáo trình “Introductory Econometrics – A Modern Approach” của Wooldrige xuất bản năm 2009, chương 2 trang 41, giá trị R2 thấp không có nghĩa là mô hình hồi quy vô dụng. Theo đó, điều này có thể được lý giải như sau: Lợi nhuận trên vốn chủsởhữu (ROE) của ngân hàng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng, như đã trình bày ở chương I, hiệu quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng phụthuộc vào nhiều yếu tố trong đó có những yếu tốkhông thể định lượng được (nhưchất lượng đội ngũ lao động; môi trường pháp lý; môi trường kinh tế, chính trị, xã hội…) và những yếu tố có thể định lượng được nhưng không phải là mục tiêu nghiên cứu của đề tài (trình độ lao động, khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ …). Hơn nữa, đặc tính quản trị ngoài những yếu tố là quy mô, thành phần của HĐQT (theo mục tiêu nghiên cứu của đềtài) cònđược thểhiện qua các đại lượng sau: tần suất họp hội đồng quản trị, số lượng các tiểu ban hội đồng, số lượng thành viên hội đồng quản trị với kinh nghiệm về quản lý và chuyên môn, và số lượng thành viên hội đồng quản trị đại

diện cho nhóm sở hữu đặc biệt (nhà nước, nước ngoài, tư nhân), tỷ lệ sở hữu cổ phần (HĐQT, Giám đốc điều hành), tỷlệthành viên nữ trong HĐQT,...

- Kết quảhồi qui cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTMCPVN và số lượng thành viên HĐQT (lnBDS). Kết quả này trái ngược với lý thuyết đặt ra bởi Lipton và Lorsch (1992) và Jensen (1993) nhưng phù hợp với nghiên cứu của Adam và Mehran (2005) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả trong ngành ngân hàng Hoa Kỳ với lập luận rằng chính các hoạt động M&A, các tính năng cũng như hình thức của các tổ chức ngành ngân hàng có thể làm cho một HĐQT lớn hơn nhiều so với sự mong đợi. Đồng thuận với lập trên, tác giảnhận thấy hệthống ngân hàng Việt Nam mới chỉ được hình thành từ năm 1951 trong khi các ngân hàng trên thế giới đã có quá trình hình thành khá dài như: ngân hàng Hamburg ở Đức thành lập năm 1619, ngân hàng Thụy Điển thành lập năm 1668, ngân hàng Anhra đời năm 1694. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã không ngừng mởrộng mạng lưới, không những bao phủ thị trường nội địa mà còn có những bước tiến lớn trong việc phát triển mạng lưới sang một sốthị trường quốc tế. Do đó, việc huy động các kiến thức và kỹ năng kinh nghiệm cho việc quản lý vàđiều hành các ngân hàng là một nhu cầu rất lớn. Tuy nhiên, năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng tuy có bước chuyển biến nhưng nhìn chung vẫn còn khá yếu kém. Vì vậy, việc gia tăng số lượng thành viên HĐQT cũng đồng nghĩa với sự gia tăng tính đa dạng của hội đồng liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng, giới tính, quốc tịch từ đó làm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN. Từkết quả này cũng cho thấy, vai trò giám sát của HĐQT đãđược thể hiện, làm giảm chủnghĩa cơ h ội của người đại diện tức các giám đốc điều hành.

- Tỷ lệ thành viên độc lập có tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCPVN. Kết quả này trái ngược với lý thuyết của Fama (1980) nhưng phù hợp với nghiên cứu của Bonn(2004) khi nghiên cứu các doanh nghiệpởÚc. Việc yêu cầu phải có các thành viên HĐQT độc lập nảy sinh để giải quyết vấn đề đại diện, đó là khả năng xung đột lợi ích giữa cổ đông (chủ sở

hữu) vàban giám đốc (người đại diện). Do những người quản lý thường không nắm giữ vốn góp đáng kể trong các ngân hàng, nên có nguy cơ họ dành ưu tiên cho các quyền lợi riêng của họ hơn là quyền lợi của cổ đông. Vì thế, một trong những vai trò chính của thành viên HĐQT độc lập là giám sát ban giám đốc. Vềlý thuyết, do không có mối quan hệ nào dù trực tiếp hay gián tiếp đến ngân hàng nên sự có mặt của thành viên HĐQT độc lập là để giảm nguy cơ bất cân xứng thông tin và ban giám đốc không thểlạm dụng quyền hạnđểmưu lợi cá nhân.Đó là lý thuyết nhưng thực tế lại hơi khác. Có nhiều lý do để giải thích mối tương quan âm giữa tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và thành tích hoạt động của ngân hàngnhư sau:

+ Thứ nhất, do thói quen quyền sở hữu thường đi đôi với quyền kiểm soát nên các ngân hàng không có động cơ bổ nhiệm thành viên độc lập để không phải mất đi phần quyền kiểm soát của mình. Hoặc nếu có bổnhiệm thì vai trò của họ bị lấn át nếu không có sựhợp tác của các thành viên HĐQT điều hành và sựbảo thủ, che giấu thông tin của Ban giám đốc. Vì thế,các ngân hàng đang gặp vấn đề “người đi xe miễn phí” (free rider) khiến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP bịtụt giảm.

+ Thứhai, mặc dù các thành viên HĐQT độc lập được bổnhiệm đểbảo vệ quyền lợi của cổ đông thông qua chức năng giám sát, nhưnghọ có thể phải chịu ơn Ban giám đốc vềviệc được bổnhiệm hay vì một lý do khác nàođó. Đây là một thực tế thường thấy tại các ngân hàng mà thành viên điều hành kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc. Hoặc với vị trí cao trong ngân hàng, họ cũng thường được hỏi ý kiến về việc bổnhiệm thành viên HĐQT, khiđó Tổng giám đốc có thểchủ động đề nghị những người mà ông ta cho là phù hợp. Và trong chừng mực ban giám đốc có ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm các thành viên HĐQT, họ sẽ thường khuyến khích việc bổ nhiệm các thành viên mà họ cảm thấy sẽ không can thiệp nhiều vào các quyết định của họ.Như vậy,các thành viên HĐQT độc lập có thực sự độc lập.

+ Thứba, nhiều thành viên độc lập được bổnhiệm chủyếu đểlàm vẻvang và tăng thêm uy tín cho HĐQT. Họ thường là những cá nhân đã thành đạt, và

thường có mặt ởmột số doanh nghiệp và ngân hàng khác. Vì vậy, thời gian họ có thể giành cho ngân hàng là hạn chế.Đôi khi, các thành viên HĐQT độc lập không am hiểu nhiều vềlĩnh vực của ngân hàng, các sốliệu thống kê và thông tin chỉ nếu được công khai đầy đủ chỉ có thể giúp HĐQT đến mức nào đó thôi. Trong tình huống đó, sẽcực kỳ khó khăn cho các thành viên độc lập đóng vai trò hữu ích trong những sựbàn tính của HĐQT. Cuối cùng thì, khi phải đưara các quyết định có tính chiến lược, chỉ còn cách phải dựa lên sự phán đoán. Do đó, lợi ích của thành viên này chưa được thểhiện.

+ Thứ tư, sự thiếu kiến thức và chuyên môn của các thành viên độc lập về hoạt động của ngân hàng trao lợi thế đáng kểcho ban giám đốc. Ngoài ra, ban giám đốc có trong tay cảbộ máy điều hành của ngân hàng. Vì thế, các thành viên độc lập không thể tránh khỏi tình trạng phải phụ thuộc vào ban giám đốc. Các thành viên độc lập nói chung chẳng có chọn lựa nào khác ngoài việc phải tin vào thiện chí của ban giám đốc và hoạt động trên cơ sở thông tin mà ban giám đốc cung cấp cho họ. Và tất nhiên, nếu ban giám đốc không có thiện chí thì các thành viên HĐQT độc lập sẽbịbất lợi và không thểhoàn thành chức năng giám sát của họmột cách hiệu quả.

+ Thứ năm, quá trình phát triển của các ngân hàng trên thếgiới đã tồn tại từ rất lâu, nên khái niệm thành viên độc lập và vai trò của họ với hiệu quả doanh nghiệp là khá rõ ràng và theo chiều hướng tích cực. Trong khi đó, Việt Nam với lịch sử hình thành của các NHTMCP khá ngắn, hệ thống pháp luật còn chưa chẽ và đồng bộ, khái niệm cũng như vai trò của thành viên độc lập này là khá mới mẻ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng để xem xét mối quan hệ giữa quy mô, thành phần của HĐQT và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Tác giảthiết lập phương trình hồi quy mô tả tương quan giữa biến phụ thuộc ROE với các biến độc lập (quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập, tỳ lệ thành viên điều hành), các biến kiểm soát (quy mô ngân hàng, tỷ lệ tài sản cố định/ tổng tài sản) theo 2 cách tiếp cận: hồi quy OLS cho dữ liệu gộp và hồi quy với tác động cố định. Dữliệu thu thập từ báo cáo tài chính năm đã kiểm toán và báo cáo thường niên của 27 NHTMCP trong giai đoạn 2004-2012.

Kết quả cho thấy rằng khi lượng hóa biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động bằng chỉsốROE thì có 4 biến độc lập có ý nghĩa thống kê bao gồm: số lượng thành viên HĐQT (+), tỷ lệ thành viên độc lập (-), quy mô ngân hàng (+) và tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản (-). Không tìm thấy mối quan hệ giữa thành viên điều hành và hiệu quảhoạt độngởmức có ý nghĩa.

CHƯƠNG 4

MT S KIN NGH NÂNG CAO HIU QU HOT

ĐỘNG KINH DOANH TI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI C PHN VIT NAM

Việc nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần ởViệt Nam trong tình hình hiện nay là hết sức quan trọng. Theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa trên nhiều lĩnh vực cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có việc mở cửa ngành ngân hàng. Việc hoạt động yếu kém của một sốNgân hàng thương mại cổphần có thểdẫn đến khả năng bịthâu tóm bởi các ngân hàng nước ngoài, điều này hết sức bất lợi cho các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mức độcạnh tranh ngày càng gay gắt.

Theo đó, dựa vào kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2004-2012 của các Ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy tác động của hai biến quy mô Hội đồng quản trị và tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng có sự mâu thuẫn với hầu hết những nghiên cứu lý thuyết cũng như nghiên c ứu thực nghiệm trên thế giới ở các quốc gia phát triển.

Với sựhội nhập ngày càng sâu rộng, trong dài hạn các đặc tính quản trị ởcác Ngân hàng thương mại cổphần Việt Nam sẽ có xu hướng phù hợp và tương tự như các nước phát triển trên thế giới. Điều này có nghĩa là việc gia tăng số lượng của Hội đồng quản trị sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thành độc lập trong Hội đồng quản trị sẽ có tác động tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổphần (kết quảnghiên cứu của luận văn cho kết quả ngược lại). Có như vậy, việc ban hành các quy định mới sửa đổi của Việt Nam trong giai đoạn gần đây mới có ý nghĩa. Bởi trong Luật các TCTD năm 2010 đã quyđịnh số lượng thành viên Hội đồng quản trị trong khoảng từ 5 đến 11 người,và đã có quy định về thành viên độc lập tối thiểu là 1 người và có ít nhất một phần hai tổng số

thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành tổchức tín dụng (Luật các TCTD năm 1997 chỉ quy định tối thiểu là3 ngườivà không có quy định về thành viên độc lập).

Vì vậy, trong tình hình hiện nayởViệt Nam tác giả đềxuất một sốgiải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được tập trung thành ba nhóm: nâng cao hiệu quả quản trị điều hành, năng lực tài chínhvà năng lực quản trịnội bộcủaNgân hàng thương mại cổphần Việt Nam.

4.1. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phầnViệt Nam

4.1.1. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hànhcủa Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

So với cácNgân hàng thương mại của các nước có nền kinh tế phát triển thì công tác quản trị và điều hành của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam còn thua kém, do đó các Ngân hàng thương mại cổ phần cần nâng cao công tác quản trị và điều hànhởtất cả các khâu như: tổchức, nhân sự, quản trịtài sản và nợ, quản trị rủi ro thanh khoản,…nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của các ngân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY MÔ, THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 81)