Những thuận lợ i

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY MÔ, THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 58)

6. Bốc ục của luận văn

2.2. Những thuận lợ i

2.2.1. Quá trình hội nhập kinh tếquốc tếngày càng sâu rộng:

Từcuối những nămcủa thập niên 60, quá trình toàn cầu hoá đã trởthành xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Toàn cầu hoá diễn ra một cách sâu rộng trên rất nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường,… trong đó, lĩnh vực kinh tế đóng vai trò then chốt, tạo nền tảng cho quá trình toàn cầu hoá trên các lĩnh vực khác.

Ngày nay, cùng với sựphát triển mạnh mẽcủa khoa học kỹthuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đã góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tếquốc tếdiễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Có thể nói toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình tất yếu của lực lượng sản xuất, là một xu thếlớn của quan hệquốc tế hiện đại.

Nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụthuộc vào nhau do quá trình hợp tác và tăng cường quan hệ kinh tế -đầu tư - thương mại giữa các nước. Trước những diễn biến trên, phần lớn các quốc gia trên thếgiới đều điều chỉnh chính sách kinh tế theo hướng mở cửa, tạo sự thông thoáng cho quá trình hoạt động, tăng cường vai trò, vị thế cũng như năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế của mỗi quốc gia.

Từ đó cho đến nay, Việt Nam đã từng bước mởcửa và hội nhập dần vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua việc khai thông quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế vào năm 1993 như: Quỹ tiền tệ quốc tế , Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á,…và sau hơn 12 năm đàm phán, Việt Nam chính thức trởthành thành viên thứ150 của Tổchức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều hình thức: Hội viên của các tổ chức tài chính quốc tế; thiết lập quan hệ đa phương với các tổchứcnhư: Diễn đàn Hợp tác Kinh tếchâu Á - Thái Bình Dương, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Diễn đàn hợp tác Á–Âu, WTO; thiết lập quan hệ song phương với nhiều khu vực và quốc gia.

Như vậy, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Namđã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tạo các mối quan hệ hợp tác và giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng thông qua đó ngành ngân hàng cũng có những bước cải tổ mạnh mẽ nhằm năng cao năng lực cạnh tranh nhằm góp phần nâng cao vịtrí của quốc gia trên trường quốc tế. Chính những điều này đã góp phần giúp cho hoạt động quản trị doanh nghiệp có điều kiện học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triển, những mô hình quản trị hiện đại trong ngành ngân hàng, về cách thức quản lý vàđiều hành, những quy định về HĐQT, trách nhiệm cũng như quy ền lợi đối với từng thành viên, quy định bắt buộc về thành viên độc lập, ...đểcó thểgia nhập với thị trường tài chính toàn cầu.

2.2.2. Môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện:

Trong thời gian qua NHNN đã phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan tiến hành kiểm tra rà soát lại các văn bản, các quy định đã ban hànhđ ểloại bỏ những quy định chồng chéo bất hợp lý trong lĩnh vực ngân hàng, những bất cập giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo hướng phù hợp dần với yêu cầu hội nhập quốc tế, từng bước đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính, tạo ra sự thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Đồng thời, NHNN cũng tiến hành sửa đổi bổsung một số điều khoản mới đối với các văn bản pháp lý hiện hành trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành nhiều văn bản mới để đảm bảo môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng được chặt chẽ hơn và phù hợp với thông lệquốc tế.

Điển hình như việc ban hành Luật NHNN và luật các TCTD 2010. Điểm mới của luật NHNN 2010 là xác định rõ thẩm quyền của NHNN trong việc giám sát an toàn hoạt động của các TCTD, nâng cao vai trò của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệvà quản lý hệthống ngân hàng. Đối với luật các TCTD 2010, tập trung quy định chi tiết vềtổchức và công tác quản trị điều hành ngân hàng theo thông lệ quốc tế, đưa ra các nhóm quy định nhằm hạn chếtập trung rủi ro quá mức đối với TCTD vào một nhóm khách hàng. Luật ngân hàng mới được ban hành đã góp phần nâng cao vai tròđiều tiết của NHNN đối với thị trường tiền tệ, góp phần nâng cao quyền kiểm soát của NHNN đối với hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sựan toàn cho toàn hệthống ngân hàng.

Bên cạnh đó, chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hoá: việc quản lý chính sách ngoại hối đãđư ợc tiến hành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, uỷ quyền quản lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, từ đó giúp NHNNVN có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mô hình ngân hàng trungương hiện đại (Vũ Văn Thực, 2013).

Như vậy, môi trường pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng đạt đến mức độchặt chẽvà hoàn thiện hơn, các quy định vềquyền hạn và trách nhiệm của HĐQT, thành viên độc lập, thành viên điều hành ở các ngân hàng ngày càng phù hợp với thông lệquốc tếgóp phần thúc đẩy quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi đểcác tổ chức tài chính nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam, đồng thời giúp cho các ngân hàng Việt Nam dễ dàng mởrộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

2.3. Những thách thức đặt ra đối với hệthống NHTM Việt Nam:

Trong những năm qua,hệ thống ngân hàng của Việt Nam phát triển khá nhanh nhưng đi kèm với đó cũng chứa đựng nhiều rủi ro cần sớm được khắc phục. Giai đoạn 2008-2010, cùng với “bong bóng” của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán cũng như hi ệu ứng từ gói kích cầu của Chính phủ trong giai đoạn suy thoái, nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng và mức sinh lời thì có thể nói hệ thống NHTMVN đã phát triển mạnh mẽ. Song tăng trưởng đó chỉ là “bề nổi của tảng băng” đã che khuất tình hình hoạt động kém an toàn của nhiều NHTM. Có thể xâu chuỗi các sự kiện đặt hệ thống ngân hàng trong trạng thái “luôn có khả năng bùng nổ” như sau: (1) sự cạnh tranh về huy động vốn làm cho mặt bằng lãi suất tăng cao khiến nhiều NHTM căng thẳng thanh khoản; (2) kinh tế đình trệ khiến doanh nghiệp đình đốn và hậu quả là chất lượng tín dụng suy giảm; (3) lạm phát bùng nổ khiến thị trường chứng khoán và bất động sản gặp khó khăn dẫn đến hậu quả là nợxấu gia tăng đột biến; và (4) kinh tế rơi vào đình trệsau khi lạm phát cao và tăng trưởng thấp. Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, cho dù sự suy giảm kinh tế làm giảm lạm phát góp phần hỗtrợviệc giảm lãi suất, nhưng các NHTM vẫn không thể gia tăng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp không hội tụ đủ điều kiện đểcho vay (do hàng tồn kho quá cao và không có các phương án kinh doanh mới hiệu quảnên không thể hấp thụvốn) cho dù lãi suất thấp. Hơn nữa, các NHTM cũng không thể cho vay ra được vì nếu gia tăng tín dụng sẽ càng làm cho tình hình nợ xấu trở nên trầm trọng hơn (Nguyễn Thị Nhung và Phan Diên Vỹ, 2013).

Hiện nay, luồng vốn quốc tế đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng để có thể tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm, năng lực quản lý từ các nền kinh tế phát triển ... Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực về vốn, công nghệ, năng lực quản lý... Điều này đòi hỏi các nhà quản lý như HĐQT, Ban giám đốc của các ngân hàng phải có đủquy mô, cũng như các thành ph ần hợp lý đểcó thể điều hành hoạt động ngân hàng đảm bảo mang lại hiệu quả.

Những khó khăn cũng như những thách đặt ra với hệ thống NHTM được thể hiện cụthể như sau:

2.3.1. Tình trạng sở hữu chéo:

Có thể phân sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thành hai loại: sở hữu giữa doanh nghiệp và ngân hàng, theo đó doanh nghiệp sở hữu cổ phần của ngân hàng hoặc ngân hàng sở hữu cổ phần của doanh nghiệp; và các ngân hàng nắm cổ phần của nhau…

Tính đến thời điểm cuối 2011, có 8 NHTMCP có quan hệ cổ phần với 4 NHTMNN. Chẳng hạn như Vietcombank, hiện đang sở hữu 11% tại MB, 8,2% tại EIB, 4,7% tại OCB, 5,3% tại SCB. Bên cạnh đó, các NHTMCP cũng sở hữu lẫn nhau, hiện có ít nhất 6 NHTMCP có cổ đông là một NHTMCP khác. Chẳng hạn, EIB hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại STB, 8,5% cổ phần tại VietAbank.

Ngoài ra, việc sở hữu NHTMCP còn bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân: cókhoảng gần 40 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTMCP. Hơn nữa hầu hết các tập đoàn nhà nước đều có các công ty tài chính. Mối quan hệ giữa NHTMCP với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể đư ợc sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnhđạo ở các doanh nghiệp khác. Cuối cùng là Ngân hàng sở hữu các công ty chứng khoán, đầu tư tài chính, bảo hiểm, bất động

sản. Thông tin thu thập từ 4 NHTMNN và 8 NHTMCP lớn nhất cho thấy 11/12 ngân hàng có công ty chứng khoán là công ty con hoặc công ty liên kết, 8/12 ngân hàng có công ty quản lý quỹ, đầu tư tài chính, 9/12 ngân hàng có công ty con hoặc công ty liên kết đầu tư BĐS, và 5/12 ngân hàng có vốn góp tại các công ty bảo hiểm.

Có thể nói, tình trạng sở hữu chéo vốn cổ phần có thể có những tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của các thành viên tham gia như: hỗ trợ nhau trong lĩnh vực quản trị, thuận lợi hơn trong việc hợp tác kinh doanh, và đây đã từng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thành công của quá trình công nghiệp hóa ở một số quốc gia trên thế giới như Nhật, Đức ...

Tuy nhiên, trong thực tế sởhữu chéo trong hệthống NHTM Việt Nam cũng có nhiều bất cập:

- Thứnhất, nguồn lực của NHTM có thể không được đánh giá đúng:sởhữu chéo tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng, làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng vì rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn tự có, trong khi vốn đó là vốn ảo. Các chỉ số không chính xác lại dẫn đến sai lệch về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát đối với hệ thống tài chính. Rủi ro thị trường tài chính ngân hàng mang tính hệthống vìđó là quan hệgiữa dòng tiền với nền sản xuất thực và khi những rủi ro bùng phát thì chúng lan tỏa không chỉ đối với hệthống sản xuất kinh doanh ngoài ngân hàng mà ngay cảtrong ngân hàng.

- Thứ hai, quy định giới hạn tín dụng bịsởhữu chéo vô hiệu hoá: Theo quy

định, một cổ đông cá nhân không được sởhữu quá 5% vốn điều lệcủa một TCTD; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một TCTD... nhằm hạn chế sự thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Song, khi sởhữu chéo thì quy định này sẽ bị vô hiệu hóa. Bởi lẽ, sở hữu chéo cho phép một doanh nghiệp (hay NHTM) có tỷ lệ cổphần lớn trong các NHTM có thể gây áp lực đểngân hàng này cấp vốn đầu tư vào những dự án của DN hay ngân hàng “sân sau” của mình. Các quy định về các đối tượng cấm cho vay, hạn chế cho vay cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Chẳng hạn, pháp luật không cho phép TCTD cho vay đối với Chủtịch HĐQT, Tổng giám đốc, người thân của họvà một số đối tượng khác. Tuy nhiên, những người này lại có thểvayởTCTD khác mà tổchức của mình là cổ đông lớn.Khi các đối tác có quan hệ sở hữu chéo với các tổ chức tín dụng bị thua lỗ, giá cổ phiếu sụt giảm hoặc phá sản sẽ khiến cho các tổ chức tín dụng này không đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn. Điều này dẫn đến giảm năng lực tín dụng và có thể khiến cho các tổ chức tín dụng đó rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Một khi điều này xảy ra, chúng sẽ kéo theo một loạt các tổ chức tín dụng khác bị đóng băng thanh khoản do các tổ chức tín dụng đều có mối quan hệ tín dụng với nhau qua hệ thống liên ngân hàng.

- Thứ ba, quy định vềphân loại nợvà trích lập dựphòng rủi ro có thểbịlàm sai lệch: Sở hữu chéo cũng có thể cho phép ngân hàng A giấu nợ xấu của mình bằng cách không khai báo nợxấu mà nhờngân hàng B (A có sởhữu) cho vay, qua đó giảm được mức nợxấu phải khai báo và không phải trích dựphòng rủi ro tương ứng. Đó cũng là một trong những lý do khiến Ngân hàng Nhà nước khó nắm được chính xác sốnợxấu của toàn bộhệthống ngân hàng. (Trịnh Thanh Huyền, 2012).

- Thứ tư, tiềm ẩn rủi ro hệthống và bóp méo cạnh tranh: Khi các tổ chức tín dụng liên kết thành một “mạng nhện” sẽ nảy sinh độc quyền nhóm. Liên minh tổ chức tín dụng này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách, dẫn đến rủi ro mang tính hệthống. Điều này có thể gây xáo trộn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.

Như vậy, hệ quả của sở hữu chéo đã dẫn đến nguy cơ lũng đoạn thị trường nhằm thao túng các ngân hàng và hiện tượng cho vay “sân sau” tạo ra các khoản vay thiếu cẩn trọng. Đây là sẽlà cội nguồn của rủi ro tập trung tín dụng chỉ định với giá rẻ, ngoài tầm kiểm soát và kết quả lại là những khoản nợxấu khổng lồ cho nền kinh tế, điển hình như trường hợp của Vinashin hay Vinalines.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng sởhữu chéo là từ chính sách tiền tệ nới lỏng trong giai đoạn 2006-2010, khiến cho tín dụng bùng nổ. Để có thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng quy mô lớn, họ phải liên kết hoặc sởhữu ngân hàng để đảm

bảo việc cung ứng vốn không bị gián đoạn. Tương tự, các ngân hàng cũng chịu áp lực tăng trưởng nên thường có xu hướng cho các doanh nghiệp thân quen vay để giảm thời gian đánh giá và thẩm định hồ sơ. Bên cạnh đó, chính việc ban hành quyết định chuyển đổi 13 ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thịtrong giai đoạn 2005-2007 cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng sởhữu chéo trởnên trầm trọng hơn. Các ngân hàng này trước khi chuyển đổi, vốn điều lệ chỉ khoảng vài chục đến vài trăm tỷ đồng. Nhưng theo yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ vào năm 2011, họphải tăng vốn chủ sởhữu lên 10-20 lần chỉtrong vòng chỉ 5 năm. Để

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY MÔ, THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)