6. Bốc ục của luận văn
2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam
Nam:
2.1.2.1. Vềquy mô vốn điều lệ:
Cùng với sự bùng phát của thị trường chứng khoán giai đoạn 2005-2007, nền kinh tế Việt Nam đã có giai đoạn tăng trưởng khá mạnh mẽ, hệ thống NHTM có sựhồi phục nhanh chóng thểhiện rõ nhất ởquá trình chuyển của các ngân hàng từmô hình nông thôn lênđô thị. Chính điều này đã làm cho hệthống NHTM VN đã có những chuyển biến tích cực về quy mô và hiệu quảhoạt động kinh doanh. Hoạt động của hệthống NHTM đạt lợi nhuận cao chủyếu là do sự gia tăng các hoạt động tín dụng, nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế, đặc biệt là cho vay trong lĩnh vực chứng khoán và bất động sản. Theo IMF, tổng tài sản của hệ thống NHTM đã tăng gấp đôi từ 1,097 nghìn tỷ đồng lên 2,690 tỷ đồng trong giai đoạn 2007-2010. Việt Nam cũng nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng nhanh nhất thế giới theo thống kê của The Banking, đứng thứ 2 sau
Trung Quốc. Trong đó, Eximbank là ngân hàng duy nhất của VN nằm trong top 25 ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất vềtài sản trong năm 2010 và đứng vịtrí 13.
Việc giatăng tổng tài sản trong các ngân hàng một phần là do mởrộng quy mô hoạt động và sự gia tăng số lượng các ngân hàng, một phần là vì các NHTM phải chịu áp lực “chạy đua” để tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tếquốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ.
Từ khi có yêu cầu về vốn pháp định tối thiểu, trong giai đoạn năm 2007- 2012 hầu hết các ngân hàng đều thực hiện tiến trình tăng vốn điều lệ, với tổng số vốntăng thêm là hơn 247.000 tỷ đồng. Đối với nhóm NHTMCP (tính đến cuối năm 2012 gồm 34 ngân hàng) thì tổng số vốn tăng thêm là hơn 155.000 tỷ đồng, chiếm 63% tổng số vốn điều lệ tăng thêm. Việc tăng vốn điều lệ của các NHTMCP chủ yếu từ việc huy động vốn góp của nhà đầu tư thông qua việc phát hành trái phiếu chuyển đổi (8%), cổ phiếu (61%) cho các cổ đông và từ nguồn tích luỹ của ngân hàng (22%), trong đó lợi nhuận giữlại (6%), thặng dư vốn (13%) và quỹ dựtrữbổ sung vốn điều lệbắt buộc (3%) (Hoàng Hoa SơnTrà, 2011).
Tính đến nay, các ngân hàng đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu. Trong đó, có một số NHTMCP có vốn điều lệ khá cao như EIB, MB, STB. Việc gia tăng vốn điều lệ trong NHTMCP có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó làm giảm rủi ro thiếu vốn khả dụng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng và góp phần củng cốlòng tin của người dân vào hệthống ngân hàng.
Như vậy, xét về quy mô vốn chủ sở hữu thì năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam đã có sựcải thiện theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực thì quy mô của các ngân hàng Việt Nam còn nhỏ, tổng tài sản vẫn còn khá thấp. Về hiệu quả hoạt động, ROA mặc dù tăng đều qua các năm nhưng vẫn còn thấp so với một số nước Châu Á trong khu vực (Indonesia trung bình khoảng 2%, Malaysia trung bình khoảng 1,5%, Philippin 1,5%, và Singapore khoảng 1,4% trong khi Việt Nam chỉ đạt 1% vào cuối năm 2010).
Bảng 2.1: So sánh ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực năm 2010
Chỉ tiêu/năm Việt Nam Malaysia Indonesia Philippin Tổng tài sản (tỷ USD) 127,66 386,25 213,98 119,52 Tổng dư nợtín dụng (tỷUSD) 73,10 208,85 119,42 61,59 ROE % 9,7 18,5 21,94 6,91 ROA % 1,0 1,5 2,08 0,77 Nguồn: Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2025 –NHNN Việt Nam
Theo đánh giá của World Bank, Việt Nam hiện có quá nhiều ngân hàng quy mô nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hoạt động quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng còn tương đối kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hoạt động ngân hàng.