6. Bốc ục của luận văn
3.3.1.3. Kết quả hồi qui cho mô hình dữ liệu gộp
Bảng 3.3 Kết quảhồi qui cho mô hình dữliệu gộp với biến phụthuộc là ROE Biến Hệsố Sai sốchuẩn t statistics Prob
lnBDS .0483444*** .0153944 3.14 0.002 TVDL - .1168407** .0583682 - 2.00 0.047 TVDH - .0452591 .0356018 - 1.27 0.205 SIZE .0208071*** .0077245 2.69 0.008 AST - .6709693** .2592395 - 2.59 0.010 Hệsốcắt - 11.7723** 5.270964 - 2.23 0.027 R2= 0.2136 Sốquan sát = 194 F( 5, 188) = 10.21 Prob > F = 0.0000 *** ,**,*: ý nghĩa ởcác mức 1%, 5%, 10% Nguồn: Kết quảtừphần mềm STATA Kết quảhồi qui cho mô hình dữliệu gộp của các biến độc lập với biến phụ thuộc ROEởBảng 3.3 cho ta những nhận định sau:
- Kiểm định F(Kiểm định Wald) cho phép loại bỏ giả thiết Hocho rằng tất cảcác hệ sốhồi quy bằng 0 (ngoại trừhệsốcắt). Điều này cho thấy tác động đồng thời của 5 biến độc lập (số lượng thành viên HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập, tỷ lệ thành viên điều hành, quy mô của ngân hàng, và tỷlệ TSCĐ/Tổng tài sản) lên biến phụthuộc (ROE) là có ý nghĩa vềmặt thống kêởmức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, R2= 0,2136 là khá nhỏ.
- Xét ở góc độ riêng phần, kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu (ROE) của các NHTMCP VN và số lượng thành viên HĐQT (lnBDS) thông qua hệ số ước lượng dương và cóý nghĩa thống kê tại
mức ý nghĩa 1%. Cụthể, khi số lượng thành viên HĐQT tăng lên 1% thì ROE tăng 0.048% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này trái ngược với lý thuyết đặt ra bởi Lipton và Lorsch (1992) và Jensen (1993) nhưng phù hợp với nghiên cứu của Adam và Mehran (2005) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả (đo lường bằng Tobin’s Q) trong ngành ngân hàng Hoa Kỳ.
- Kết quả cũng cho thấy mối tương quan tiêu cực giữa giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu của các NHTMCP VN với tỷlệthành viên độc lập thông qua hệsố ước lượng âm và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Cụthể, khi tỷ lệ thành viên độc lập tăng lên 1% thì ROE giảm - 0.12% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này trái ngược với lý thuyết của Fama (1980) nhưng phù hợp với nghiên cứu của Dah A. cùng các cộng sự(2009).
- Tuy nhiên, kết quả cho thấy hệ số tương quan âm giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu của các NHTMCPVN và tỷ lệ thành viên điều hành không đạt mức ý nghĩa thống kê.
- Bên cạnh đó, kết quảcũng cho thấy mối quan hệtích cực giữa quy mô của các NHTMCP (SIZE) với hiệu quả hoạt động thông qua hệsố ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%. Cụthể, khi quy mô của ngân hàng tăng lên 1% thì ROE tăng 0.021% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này chứng tỏ các ngân hàng đang sửdụng tốt nguồn vốn trong việc tạo ra lợi nhuận. Từ năm 2010, để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, đây là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy việc mởrộng quy mô hoạt động làm gia tăng hiệu quả hoạt động của NHTMCP.
- Từ kết quả trên cũng cho thấy tỷ lệ tài sản cố định/Tổng tài sản cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP. Với hệ số ước lượng âm và có ý nghĩa thống kê ởmức ý nghĩa 5%, có thể khẳng định được rằng khi tỷ lệ tài sản cố định/Tổng tài sản tăng lên 1% thì ROE giảm 0,67%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì khi các ngân hàng gia tăng tỷlệ tài sản cố định/Tổng tài sản sẽ
làm giảm các khoản cho vay cũng như các danh mục đầu tư của ngân hàng, vì vậy sẽlàm cho lợi nhuận giảm.
Bảng 3.4 Kết quảhồi qui cho mô hình dữliệu gộp với biến phụthuộc là ROE có phân tích độmạnh (vce(robust))
Biến Hệsố Sai sốchuẩn t statistics Prob
lnBDS .0483444*** .0149763 3.23 0.001 TVDL - .1168407** .0477785 - 2.45 0.015 TVDH - .0452591 .0430122 - 1.05 0.294 SIZE .0208071** .0080828 2.57 0.011 AST - .6709693*** .1958963 - 3.43 0.001 R2= 0.2136 Sốquan sát = 194 F( 5, 188) = 8.29 Prob > F = 0.0000 *** ,**,*: ý nghĩa ởcác mức 1%, 5%, 10% Nguồn: Kết quảtừphần mềm STATA Kết quả hồi quy cho mô hình dữ liệu gộp có phân tích độ mạnh (vce(robust)) bằng sự hiệu chỉnh ở phương sai sai số trong mỗi phương trình hồi cho thấy các giá trị của các kiểm định F (kiểm định Wald) gần như là không thay đổi (các giá trịsai lệch chỉ là nhỏ). Điều này một lần nữa khẳng định mối quan hệ hai chiều giữa quy mô, thành phần của HĐQT (đại diện bằng biến lnBDS, TVĐL, TVĐH) và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP (đại diện bằng biến ROE). Theo đó, mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả là dương trong khi mối quan hệ giữa thành viên độc lập và hiệu quả là âm, tuy nhiên không tìm thấy mối quan hệ giữa thành viên độc lập và hiệu quả.