5. Kết cấu luận văn
3.3.4. Thủ tục pháp lý để thực hiện hedging
3.3.4.1. Thủ tục pháp lý đối với BSR
Vì BSR là công ty 100% vốn nhà nƣớc do đó để đƣợc thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm biến động giá BSR phải làm việc với các cơ quan chức năng để có cơ chế, chính sách và pháp lý đầy đủ để sử dụng các công cụ phái sinh trong công tác phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro do biến động giá dầu. Đồng thời phải có hƣớng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính đối với việc hạch toán lỗ lãi của nghiệp vụ hedging.
Hiện tại theo các qui định về đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày 11/07/2013 quy định việc đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng không thấy qui định cho việc phái sinh hàng hóa. Tại thông tƣ mới nhất của Bộ tài chính qui định về chế độ kế toán doanh nghiệp nhƣ thông tƣ 200/2014/TT- BTC ngày 22/112/2014, thì nghiệp vụ phái sinh hàng hóa cũng chƣa đƣợc hƣớng dẫn. Do đó, Tập đoàn dầu khí Việt Nam và BSR phải có văn bản chính thức xin Thủ tƣớng chấp thuận chủ trƣơng về việc áp dụng các biện pháp phái sinh hàng hóa.
Đồng thời, BSR cũng phải nghiên cứu đàm phán ISDA với các Ngân hàng có giấy phép của NHNN về cung cấp dịch vụ hedging.
Theo chia sẻ kinh nghiệm của Vietnam Ariline (đây là doanh nghiệp đã áp dung hedgiing đối với giá nhiên liệu Jet A1), vì Vietnam Ariline là doanh nghiệp Nhà nƣớc do đó các thủ tục pháp lý để tiến hành sử dụng các công cụ để hedging là rất phức tạp và tốn khá nhiều thời gian, cụ thể nhƣ sau:
- Trƣớc tiên phải xin chấp thuận của Thủ tƣớng Chính Phủ về chủ trƣơng sử dụng các công cụ Hedging giá nhiên liệu. Sau khi Chính Phủ đồng ý mới có văn bản đề nghị các Vụ, các Bộ hƣớng dẫn chính sách thực hiện.
- Trong quá trình xin chấp thuận của Chính Phủ, doanh nghiệp cần phải giải trình lý do tại sao sử dụng các công cụ trên. Phải chứng minh đƣợc cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện cũng nhƣ khả năng đánh giá, nhận định thị trƣờng dầu thô, nhiên liệu của bộ phận hedging.
77
đầu thực hiện hedging lần đầu tiên phải mất đến 3 năm.
Do đó, trong thời gian tới BSR muốn áp dụng phải nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đồng thời tiếp tục nghiên cứu kỹ lƣỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ có kỹ năng giao dịch cho việc sẵn sàng thực hiện các công cụ phái sinh hàng hóa để có thể sử dụng linh hoạt các công cụ phái sinh nhằm thực hiện mục tiêu chính là phòng ngừa các rủi ro khi có biến động giá trên thị trƣờng.
3.3.4.2. Thủ tục pháp lý đối với Ngân hàng
Ngân hàng phải đáp ứng đầy đủ quy định về mặt pháp lý về việc cung cấp các sản phẩm phái sinh hàng hóa đối với các doanh nghiệp có nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá xăng dầu. Ngân hàng phải có Giấy phép thực hiện do Ngân hàng nhà nƣớc cấp phép.
Hiện tại Ngân hàng Nhà nƣớc đã cho phép các Ngân hàng thƣơng mại nhƣ Techcombank, Vietinbank, BIDV đã thực hiện cung cấp các công cụ hoán đổi và quyền chọn giá cả hàng hóa. Các ngân hàng nƣớc ngoài nhƣ HSBC, ANZ, Citibank, Standard Chartered cũng đã đƣợc phép thực hiện các dịch vụ cung cấp các công cụ tài chính phái sinh cho các doanh nghiệp trong nƣớc.
3.4. Tóm tắc Chƣơng III
Dựa trên các rủi ro đƣợc phân tích ở Chƣơng II mà BSR có thể gặp phải khi giá biến động, ở Chƣơng III đã đƣa ra các biện pháp để bảo hiểm, hạn chế các rủi ro trên nhằm quản lý có hiệu quả giá dầu thô tại công ty. Đồng thời trong Chƣơng III cũng đã nêu lên đƣợc cách tổ chức thực hiện cũng nhƣ các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện hedging giá dầu thô và sản phẩm tại công ty.
78
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HẠN CHẾ
Thông qua kết quả thu đƣợc trong chƣơng 5, chƣơng này sẽ rút ra kết luận đồng thời cũng sẽ nêu ra những hạn chế, kiến nghị của đề tài.
1. Kết luận
Với mục tiêu quản lý lợi nhuận lọc dầu, tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hƣởng gây biến động giá dầu thô từ đó đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế các rủi ro sẽ gặp phải. Đồng thời tác giả đã dùng phƣơng pháp thống kê, lƣợng hóa các phân tích nhằm diễn giải các mối quan hệ, các ảnh hƣởng của các nhân tố với nhau.
Luận văn đã đƣa ra đƣợc biện pháp quản lý lợi nhuận lọc dầu bằng việc kết hợp giữa 3 yếu tố: sử dụng các dự báo giá để chạy mô hình tối ƣu hóa và dựa trên kết quả cho đƣợc từ mô hình để đƣa ra phƣơng án hedging/ phƣơng án bảo hiểm rủi ro, ổn định lợi nhuận lọc dầu.
Mặt khác, luận văn cũng đã phân tích một cách cụ thể, chi tiết dựa trên các kịch bản giá để thể hiện đƣợc tính chất, khả năng ứng dụng của từng công cụ và tác dụng phòng ngừa rủi ro biến động giá của từng công cụ trong từng trƣờng hợp biến động giá nhằm có thể giữ ổn định lợi nhuận lọc dầu.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã xây dựng đƣợc chính sách và quy trình heding nhằm có những hƣớng dẫn rõ ràng, cụ thể cho quá trình thực hiện tại Công ty.
Luận văn cũng nêu ra đƣợc vấn đề còn tồn tại về hành lang pháp lý cho doanh nghiệp và Ngân hàng đối với việc sử dụng và cung cấp các công cụ tài chính phái sinh.
2. Gợi ý về chính sách
Hầu hết các công ty năng lƣợng, các công ty lọc hóa dầu trong khu vực và trên thế giới đều sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để hạn chế rui ro, đảm bảo kế hoạch sản xuất và kinh doanh có hiệu quả trong thời gian qua. Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn hiện là công ty lọc hóa dầu duy nhât tại Việt Nam có sản lƣợng xăng dầu đáp ứng đƣợc hơn 30% nhu cầu trong nƣớc. Do đó, việc duy trì ổn định sản xuất cũng nhƣ hoạt động kinh doanh có hiệu quả là một yêu cầu quan trọng đối với tính ổn định về vấn đề năng lƣợng của Đất nƣớc.
Với vai trò quan trọng trên cùng với những đánh giá những thiệt hại mà BSR gặp phải trong thời gian qua do giá dầu biến động giá dầu, với những biến động bất ổn của thị trƣờng dầu thế giới hiện nay, xu hƣớng thị trƣờng năng lƣợng rất khó nắm bắt và
79
thay đổi bất ngờ trong thời gian tới thì việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh nhằm bảo hiểm, hạn chế các rủi ro gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh là việc rất cần thiết và phải đƣợc thực hiện nhanh chóng trong thời gian tới. Các công cụ tài chính phái sinh đƣợc đánh giá là phù hợp nhất với điều kiện thực tể của BSR và với tình hình thị trƣờng hiện tại thì các công cụ Swap, Option đƣợc đánh giá là phù hợp và khả thi trong việc sử dụng nhất.
Việc sử dụng các công cụ để ổn định lợi nhuận lọc dầu, hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh là một việc không chỉ do công ty thực hiện mà còn phải đƣợc sự quan tâm thực sự của các Cơ quan Quản lý nhà nƣớc, do đó, tác giả đề xuất một số yêu cầu nhƣ sau:
- Đối với công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn:
+ Các công cụ tài chính phái sinh là những công cụ tƣơng đối phức tạp khi áp dụng đồng thời để áp dụng đƣợc các công cụ này BSR cần có khung pháp lý thật tốt, rõ ràng và minh bạch cũng nhƣ phải đƣợc sự cho phép của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Do đó, BSR cần kiến nghị, làm việc với các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc xây dựng hành lang pháp lý để sử dụng các công cụ tài chính phái sinh, đặc biệt các pháp lý cho phép sử dụng các công cụ tài chính phái sinh và các quy định về việc hạch toán dòng tiền, lãi, lỗ cũng nhƣ chi phí phát sinh khi thực hiện. Vì thực tế hiện nay trong nƣớc chƣa có quy định về chế độ kế toán đối với việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh đối với hàng hóa, do đó, BSR có thể dựa trên các chế độ kế toán của các nƣớc khác (nhƣ kế toán Mỹ) để xây dựng chế độ và đề xuất lên Bộ Tài chính xin phê duyệt áp dụng.
+ Xây dựng phƣơng án Hedging và đề xuất lên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt trƣớc khi thực hiện. Xây dựng các kế hoạch hedging cụ thể từng năm với khối lƣợng và công cụ sẽ thực hiện để chủ động thực hiện khi thị trƣờng có những chuyển biến bất thƣờng.
+ Xây dựng cơ chế tài chính riêng đối với các công cụ tài chính phái sinh để có thể chủ động về tài chính cũng nhƣ những mức phí có khả năng thực hiện.
80
+ Tiến hành đàm phán ISDA với các ngân hàng: ISDA đƣợc lập dựa trên luật Anh, do đó BSR sẽ khó có thể nắm bắt đƣợc toàn bộ nội dung cũng nhƣ có thể tự mình đứng ra đàm phán với các ngân hàng nƣớc ngoài. Do đó, để hạn chế các rủi ro về pháp lý sau này BSR nên thuê một công ty luật chuyên về đàm phán ISDA để tƣ vấn và hỗ trợ BSR đàm phán.
+ Cần có chính sách quản trị rủi ro một cách cụ thể để có thể chủ động trƣớc những biến động của thị trƣờng nhằm đảm bảo ổn định đƣợc lợi nhuận lọc dầu, ổn định hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
+ BSR cũng phải tích cực xây dựng các chính sách, các phƣơng án, các quy trình hƣớng dẫn sử dụng các công cụ tài chính phái sinh một cách cụ thể theo một định hƣớng nhất định để dễ dàng xem xét và thực hiện khi cần thiết.
+ Bên cạnh đó, BSR cần nâng cao trình độ nghiên cứu thị trƣờng cũng nhƣ các hiểu biết, nắm bắt thị trƣờng dầu thô thực tế và thị trƣờng paper trong khu vực và trên thế giới để có thể thực hiện hedging giá dầu thô và sản phẩm một cách hiệu quả đảm bảo không gây thiệt hại cho công ty cũng nhƣ đạt đƣợc đúng mục tiêu của chính sách bảo hiểm rủi ro do biến động giá đề ra.
+ Trong tƣơng lai có thể sẽ áp dụng các công cụ tài chính phái sinh khác trong việc quản lý lợi nhuận lọc dầu, hạn chế rủi ro do biến động giá, do đó, BSR cần tiếp tục nghiên cứu các công cụ khác để sẵn sàng sử dụng khi điều kiện thị trƣờng và các chính sách pháp lý phù hợp.
- Đối với các Cơ quan Quản lý Nhà nƣớc:
+ Kiến nghị Ngân hàng Nhà nƣớc, Bộ Tài chính cần có những hành lang pháp lý cũng nhƣ những chính sách cụ thể cho việc thực hiện nghiệp vụ hedging giá dầu thô và sản phẩm lọc hóa dầu để doanh nghiệp cũng nhƣ các Ngân hàng có cở sở pháp lý để thực hiện.
+ Kiến nghị Bộ Tài chính cần có hƣớng dẫn cụ thể về chính sách và chế độ hạch toán kế toán đối với các công cụ tài chính trên để các doanh nghiệp có hành lang pháp lý rõ ràng trong việc thực hiện.
81
3. Hạn chế
Vì thời gian và kiến thức của tác giả còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, những hạn chế cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, các rủi ro về giá dầu thô không chỉ nằm ở những biến động của chỉ giá dầu thô. Do giá trị của lô dầu thô là rất lớn và đƣợc định giá bằng đồng USD do đó khi tỷ giá biến động cũng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến giá trị một lô dầu. Việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để bảo hiểm rủi ro về giá hiện đã đƣợc BSR nghiên cứu và áp dụng. Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng hedging đối với giá dầu và sản phẩm tinh chế mà bỏ qua phần tỷ giá áp dụng để tính giá.
Thứ hai, thực tế có thể áp dụng khá nhiều công cụ tài chính phái sinh cũng nhƣ nhiều hình thức thực hiện khác nhau nhƣng do thời gian và kiến thức còn hạn chế cũng nhƣ do hình thức, cơ cấu tổ chức của công ty nên đề tài chỉ phân tích kỹ một vài công cụ mà tác giả xét thấy có khả năng áp dụng nhiều nhất.
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt.
1. Nguyễn Minh Kiều/Nguyễn Xuân Thành, 2006. Phân tích Tài chính. Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007. Quản trị rủi ro Tài h nh. NXB Thống kê. 3. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2008. Các rào ản trong việ sử d ng á sản phẩm phái sinh. Website ĐH Kinh tế TP.HCM.
4. Các Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 2011-2014 của Công ty TNHH một thành viên Lọc Hóa dầu Bình Sơn;
5. Các Báo cáo Tài chính các năm 2011-2014 năm của Công ty TNHH một thành viên Lọc Hóa dầu Bình Sơn.
II. Tài liệu thao khảo tiếng Anh.
1. Canadian Fuels Association, 2013. The Economics of Petroleum Refining. Canadian Fuels Association;
2. CME Group, 2013. Introduction ton crack Spreads.
3. Krutika Kshirsagar, 2013. Price Risk Management In The Crude Oil Industry.
Finacial Technologies Knowledge Management Company Ltd. 4. Merijon Zhugri & Sajid Ali, 2010-2011. Hedging Oil Price.
5. Neste Oil, 2012. Financial hedging practices and processes as a part of oil refining company's supply chain Case: Neste Oil. Logistics Master's thesis Saana Puumalainen. 6. The Oxford Princeton Programme, 2014. Energy Derivatives Markets, Instruments and Hedging.
i PHỤ LỤC 01 BẢNG TỔNG HỢP CHÀO PHÍ QUYỀN CHỌN Thời hạn 3 tháng Bắt đầu HĐ 1/8/2015 HĐ đáo hạn 30/10/2015
Ngân hàng Vietin BIDV Techcom
M92
Giá thực hiện
($/thùng/Tháng) 64 59 54 64 59 54 64 59 54 Phí quyền chọn
thanh toán đầu kỳ ($)
2.11 0.72 0.37 3.07 1.58 0.87 2.44 1.38 1.02 Giá swap tham
khảo 66.3 67.1 68.5
M95
Giá thực hiện
($/thùng/Tháng) 66 61 56 66 61 56 66.3 61.33 56.3 Phí quyền chọn
thanh toán đầu kỳ ($)
1.98 0.85 0.42 2.38 1.25 0.82 3.56 2.31 1.43 Giá swap tham
khảo 69 69 71.5 DO 0.05% Giá thực hiện ($/thùng/Tháng) 61 56 60.7 55.72 60.7 55.72 Phí quyền chọn
thanh toán đầu kỳ ($)
1.02 0.24 1.35 0.68 2.14 1.34 Giá swap tham
ii
PHỤ LỤC 02
KẾT QUẢ DỰ TOÁN THỰC HIỆN HEDGING Dầu Diesel
Giá thực hiện 61 USD/thùng
Giá Swap tham chiếu là $65.55, mua Put option với 3 mức giá là swap -
$5/$10
Giá tham chiếu Giá trung bình tháng theo giá MOPS do Platts công bố
Số lƣợng 800,000.00 thùng/tháng
Loại quyền chọn Mua quyền chọn bán (Buy Put Option) Phí quyền chọn (
$/thùng) 1.02
Kỳ hạn (Tháng) 3
Ngày đáo hạn 30/10/2015
Khối lƣợng thùng/tháng Kỳ hạn Giá thực hiện Phí quyền chọn
Giá tại ngày đáo hạn (giả định) Lợi nhuận Nghĩa vụ thanh toán 800,000.00 3 61 1.02 55 3,984,000.00 NH 800,000.00 3 61 1.02 59.98 - 800,000.00 3 61 1.02 68 816,000.00 BSR 800,000.00 3 61 1.02 70 816,000.00 BSR Tổng phí thanh toán 2,448,000.00
Ngƣỡng giá BSR hoàn toàn không bảo hiểm đƣợc gì. $ 59.98 $ 62.02
Giá thực hiện 56 USD/thùng Giá tham chiếu
Giá trung bình tháng theo giá MOPS do Platts công bố
Số lƣợng 800,000.00 thùng/tháng
Loại quyền chọn Mua quyền chọn bán (Buy Put Option) Phí quyền chọn (
$/thùng) 0.24
Kỳ hạn (Tháng) 3 Ngày đáo hạn 30/10/2015
Khối lƣợng thùng/tháng Kỳ hạn Giá thực hiện Phí quyền chọn
Giá tại ngày đáo hạn (giả định) Lợi nhuận Nghĩa vụ thanh toán 800,000.00 3 56 0.24 55 608,000.00 NH