5. Kết cấu luận văn
3.3.1. Mô hình quản lý rủi ro biến động giá
Với cơ cấu tổ chức điều hành của BSR hiện nay, mô hình quản lý rủi ro biến động giá có thể đƣợc tổ chức nhƣ sau:
a. Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên phê chuẩn chính sách có tính chiến lƣợc về hoạt động bảo hiểm rủi ro về giá dầu của Công ty, cụ thể:
- Ban hành Chủ trƣơng/Quy định quản lý rủi ro về giá dầu thô.
- Giao nhiệm vụ và phân cấp cho Tổng giám đốc.
- Thành lập/ giải thể Hội đồng quản lý rủi ro về giá – Price Risk Management Committee (gọi tắt là PRMC).
66
- Hàng năm phê chuẩn chính sách bảo hiểm rủi ro biến động giá tổng thể gồm: số lƣợng hoặc tỷ lệ tối đa thực hiện bảo hiểm rủi ro, kỳ hạn tối đa, các cấu trúc của sản phẩm phái sinh đƣợc phép sử dụng, danh sách đối tác và tổng kinh phí kế hoạch thực hiện bảo hiểm rủi ro biến động giá.
- Phê duyệt sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm rủi ro về giá dầu thô.
- Có quyền tạm đình chỉ việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm giá hoặc yêu cầu Tổng giám đốc báo cáo kịp thời khi diễn biến theo chiều hƣớng xấu.
b. Hội đồng quản lý rủi ro về giá – PRMC
- Hội đồng quản lý rủi ro do Hội đồng thành viên thành lập.
- Thành phần của Hội đồng quản lý rủi ro bao gồm:
+ 01 Lãnh đạo Công ty - Chủ tịch Hội đồng (Lãnh đạo trong ban giám đốc hoặc Thành viên Hội đồng thành viên)
+ 01 Lãnh đạo Phòng Tài chính kế toán - uỷ viên
+ 01 Lãnh đạo Phòng Kinh doanh - uỷ viên
+ 01 Lãnh đạo Phòng Điều độ sản xuất - uỷ viên
- Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý rủi ro:
+ Hội đồng quản lý rủi ro hoạt động theo nguyên tắc tập thể.
+ Hội đồng quản lý rủi ro thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
+ Các nội dung đƣợc thông qua khi có trên 50% thành viên chấp thuận. Trƣờng hợp có 50% thành viên chấp thuận thì quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
+ Các nội dung do Hội đồng quản lý rủi ro thông qua đƣợc thể hiện bằng văn bản có đầy đủ chữ ký và ý kiến (nếu có) của các thành viên trong Hội đồng.
- Hội đồng quản lý rủi ro có nhiệm vụ sau:
+ Là cơ quan tƣ vấn cho Tổng giám đốc về các nội dung liên quan đến bảo hiểm rủi ro về giá thuộc thẩm quyền quy định của Tổng giám đốc.
+ Có chức năng giám sát về việc thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro biến động giá của Công ty, kịp thời báo cáo khi có diễn biễn bất thƣờng.
67
+ Khuyến cáo về việc sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm rủi ro biến động giá của Công ty.
+ Cập nhật kịp thời các chế độ chính sách mới của Nhà nƣớc và các diễn biễn mới tình hình bảo hiểm giá nhiên liệu trên thế giới.
- Chủ tịch Hội đồng quản lý rủi ro biến động giá đƣợc phép thành lập Tổ tác nghiệp về các công cụ phòng ngừa rủi ro về giá dầu - Là tổ tác nghiệp thực hiện các công việc liên quan đến việc sử dụng các công cụ phái sinh trong việc bảo hiểm rủi ro biến động giá dầu do PRMC thành lập (Hedging Group - HG). Thành viên của Tổ giúp việc là các cán bộ và chuyên viên của Phòng Tài chính kế toán, Phòng kinh doanh và Phòng Điều độ sản xuất. Tổ giúp việc có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Hội đồng quản lý rủi ro giá dầu thô phân công. Đồng thời Chủ tịch Hội đồng quản lý rủi ro biến động giá giao nhiệm vụ Tổ trƣởng tổ HG trách nhiệm đặt lệnh đối với các nghiệp vụ hedging – gọi là Ngƣời đặt lệnh (Hedging Order – HGO).
c. Tổng Giám đốc
- Chỉ đạo tổ chức triển khai theo đúng chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc và chính sách bảo hiểm rủi ro về giá đã đƣợc Hội đồng thành viên phê duyệt.
- Phê duyệt phƣơng án bảo hiểm rủi ro về giá cụ thể cho từng giai đoạn trên cở sở chính sách bảo hiểm rủi ro về giá tổng thể hàng năm đã đƣợc Hội đồng thành viên thông qua, gồm:
+ Quy mô (số lƣợng thùng/tháng hoặc % sản lƣợng tiêu thụ tháng)
+ Kỳ hạn (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm...)
+ Cấu trúc các sản phẩm phái sinh
+ Mức giá mục tiêu (Put/Call)
+ Danh sách đối tác (các ngân hàng, các broker) của từng phƣơng án bảo hiểm
- Phê duyệt tiêu chí và cách thức lựa chọn đối tác.
- Ký và chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện hợp đồng ISDA/hợp đồng khung bảo hiểm rủi ro giá nhiên liệu.
- Phê duyệt kết quả các giao dịch khớp lệnh thành công.
- Ký các xác nhận (confirmation)/hợp đồng cụ thể cho các giao dịch khớp lệnh thành công.
68
- Phê duyệt và ký xác nhận kết quả dòng tiền hàng tháng.
- Uỷ quyền cho cán bộ giao dịch trực tiếp thực hiện đặt lệnh/xác nhận lệnh với đối tác
- Báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng bảo hiểm giá nhiên liệu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý rủi ro giá nhiên liệu và các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khi có yêu cầu.
e. Tổ tác nghiệp – Hedging Group
- Chủ trì xây dựng chính sách bảo hiểm rủi ro giá nhiên liệu năm và phƣơng án bảo hiểm rủi ro giá nhiên liệu chi tiết theo từng giai đoạn trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, các quy định phù hợp với chính sách và phƣơng án bảo hiểm rủi ro giá nhiên liệu đã đƣợc Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc phê duyệt.
+ Hoàn thiện các thủ tục trình Tổng giám đốc ký hợp đồng ISDA/hợp đồng khung với các ngân hàng/ các Broker có khả năng cung cấp các sản phẩm phái sinh.
+ Tổ chức theo dõi giá dầu; Lựa chọn thời điểm hợp lý để thực hiện giao dịch; Đặt lệnh/huỷ lệnh; Theo dõi kết quả các lệnh đặt.
+ Hoàn thiện các thủ tục trình Tổng giám đốc ký phê duyệt kết quả các giao dịch khớp lệnh thành công, các confirmation/hợp đồng cụ thể cho các giao dịch khớp lệnh thành công, ký phê duyệt và xác nhận kết quả dòng tiền hàng tháng.
- Thực hiện hạch toán kế toán các luồng tiền liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro về giá theo đúng hƣớng dẫn của Bộ tài chính.
- Chủ trì tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng bảo hiểm rủi ro giá nhiên liệu cho Hội đồng quản lý rủi ro, Hội đồng thành viên và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc.
- Vào quý 4 hàng năm, Tổ tác nghiệp đề xuất chính sách bảo hiểm rủi ro về giá tổng thể của năm tiếp theo trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
69
Tuỳ thuộc vào sự biến động giá dầu thô trên thị trƣờng và tình hình thực hiện bảo hiểm rủi ro giá nhiên liệu thực tế, HG đề xuất các thay đổi hoặc bổ sung chính sách bảo hiểm rủi ro về giá báo cáo các cấp có thẩm quyền phê duyệt.