- Các đoạn thị trường mục tiêu
34 Máy khoan dấu tay Hashima Japan
4.1.7 Phân tích SWOT của công ty TNHH dệt may Phú AnKhang
4.1.7.1 Các điểm mạnh và điểm yếu của công ty
* Điểm mạnh (S):
• Có nguồn lao động dồi đào, cần cù chăm chỉ, nhanh nhạy tiếp thu công nghệ mới với giá nhân công thấp làm giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ thấp giá thành sản phẩm. Đây là lợi thế giúp doanh nghiệp giành được hợp đồng, thu hút các nhàđầu tư nước ngoài đầu tư nâng cao trang thiết bị, tạo vị thế cạnh tranh về giá so với đối thủ cạnh tranh.
•Điều kiện làm việc: công ty luôn cố gắng tạo môi trường làm việc tốt cho công nhân. Sau mỗi phiên giao ca, công nhân được phép nghỉ giải lao 45 phút. Công xưởng có môi trường không khí trong lành và nhà vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Công ty ký hợp đồng lao động và trả bảo hiểm cho tất cả công nhân. Do vậy, mối quan hệ lao động giữa công ty và công nhân tương đối tốt. Công ty có chi phí lao động thấp do giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo công nhân mới.
• Tài chính của doanh nghiệp tương đối ổn định.
• Vị trí thuận lợi gần sân bay Nội Bài và cách Hải Phòng không xa nên công ty có lợi thế là giảm được chi phí vận tải bằng đường biển và hàng không.
• Công ty có hệ thống máy móc thiết bị được trang bị hiện đại phù hợp với việc sản xuất các lô hàng lớn, đòi hỏi chất lượng cao, giao hàng nhanh. Bên cạnh đó, lợi thế về kỹ thuật sản xuất cho phép doanh nghiệp khai thác khá tốt nhu cầu thị trường. • Năng suất lao động cao khoảng 25 áo/người/ca nhờ công ty có vốn đầu tư nước ngoài với kỹ thuật hiện đại mới đạt được.
• Đội ngũ lao động quản lý và lao động kỹ thuât ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng. Những lao động này được đào tạo bởi các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành và không chuyên ngành dệt may.
• Công ty đang không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị phần, khẳng định thương hiệu được rộng rãi người tiêu dùng trong khu vực biết đến, đặc biệt các các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 tỉnh Miền Bắc.
* Điểm yếu (W):
• Giá trị gia tăng thấp do duy trì quá lâu hình thức gia công do trong một thời gian dài chỉ toàn làm gia công nên sản xuất phụ thuộc vào người nhận thuê gia công vì vậy mà tạo ra ít giá trị gia tăng. Mặt khác, giá trị gia tăng thấp là do năng lưc sản xuất doanh nghiệp thấp chỉ sử dụng được khoảng 50% công suất máy móc.
• Doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên phụ liệu. Hiện nay, công ty phải nhập trên 70% nguyên phụ liệu từ nước ngoài đểđáp ứng yêu cầu sản xuất.
• Cơ cấu mặt hàng chưa nhiều, mẫu mã chưa có đặc trưng nổi bật. Mặc dù công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nhưng chủng loại mặt hàng vẫn chưa đa dạng đểđáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước khi mà những yêu cầu của họ ngày càng được nâng lên. Bên cạnh đó, do khâu thiết kế còn yếu nên những mẫu mã của công ty chưa có đặc trưng nổi bật. Thông thường doanh nghiệp thường nghiên cứu xem xét những mẫu đã có trên thị trường theo xu hướng tiêu dùng của khách hàng hay sử dụng những mẫu của các công ty trong ngành để sản xuất nên đôi khi đã lạc mốt và không đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng.
• Tỉ lệ sản phẩm may xuất khẩu tự doanh chưa nhiều do vẫn còn duy trì sản xuất gia công là chủ yếu
• Sự liên kết với khách hàng kém.
• Khả năng tiếp thị hạn chế, hoạt động Marketing yếu. Mặc dù đã tham gia rất đều đặn các hội chợ, triển lãm hay quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu sản phẩm nhưng hầu như hoạt này chỉđược biết đến ở các khu vực lân cận. Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp không được quan tâm đúng mức.
• Thiếu hệ thống thông tin về thị trường và môi trường kinh doanh. • Việc đào tạo còn hạn chế, ít kinh nghiệm thiết kế.
• Tỉ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn cao, chiếm 70% tổng nguồn vốn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như chi phí trả lãi. Tài sản cố định chiếm 30% tổng tài sản, còn lại là tài sản lưu động. Tỉ lệ này chưa phù hợp với một
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 doanh nghiệp sản xuất gia công là chủ yếu như TNHH dệt may Phú An Khang.
• Doanh nghiệp chủ yếu hoạt động ở thị trường miền bắc mà chủ yếu là thị trường Hà Nam, Hà Nội (chiếm trên 70% thị trường tiêu thụ trong cả nước) và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trong khi các thị trường ở miền Nam và miền Trung là những thị trường đầy tiềm năng thì hoạt động tiêu thụ vẫn còn hạn chế.
• Sự liên kết Sợi-Dệt-May của các doanh nghiệp may trong ngành chưa chặt chẽ vì duy trì quá lâu hình thức gia công nên không phải chủ động trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu để sản xuất.
•Thiếu các chứng nhận tiêu chuẩn: Công ty không có những chứng nhận tiêu chuẩn mà hầu hết các khách hàng EU đều yêu cầu như: ISO 9001:2000, SA 8000 hoặc Oko-Tex 100.
•Năng lực sản xuất: Công ty không thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng nếu các khách hàng EU đặt đơn hàng lớn vượt quá khả năng của doanh nghiệp vì chưa khai thác được tối đa hiệu suất sử dụng trang thiết bị cũng như năng lực của công nhân viên.
4.1.7.2. Các cơ hội và thách thức
* Cơ hội (O):
• Thị trường nội địa với trên 90 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, nhu cầu hàng dệt may của khách hàng hiện tại chưa khai thác hết, gia tăng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam và sự thay đổi cơ cấu chi tiêu hộ gia đình. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, thích hợp với các sản phẩm của công ty.
• Công ty đăng kí Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và các sản phẩm của ngành dệt may. Thị trường Mĩ là một thị trường tiềm năng, chỉ tính riêng trong năm 2013 tỉ trọng hàng xuất khẩu qua Mĩ đã chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nhờđầu tưđúng mức nên trong những năm qua việc đa dạng hoá hàng xuất khẩu đã phát huy tốt hiệu quả, mang lại cho công ty những thành công lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 chưa khai thác hết, khả năng phát triển khách hàng mới do mở rộng quan hệ ngoại giao thương mại của Chính phủ.
• Nguyên liệu vải sợi nội địa đã có thểđáp ứng một phần nhu cầu của sản xuất của doanh nghiệp do công nghiệp dệt đã có những bước phát triển, đặc biệt là sau khi thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển công ty Bông Việt Nam làm thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam.
• Có nhiều tổ chức cung cấp vốn do hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phát triển và hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã bước đầu phát triển, nhiều tổ chức cung cấp máy móc thiết bị cho doanh nghiệp thông qua các triển lãm, chào hàng,... với điều kiện thuận lợi.
• Chính phủ đang nỗ lực cải tiến và hoàn thiện các hoạt động của cơ quan quản lý và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam.
• Hệ thống các trường đại học quản lý, kỹ thuật, dạy nghềđang phát triển dần dần cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, đểđáp ứng yêu cầu về quản lý và sản xuất của doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp đã được thiết lập. Sinh viên trong quá trình học tập có thể nâng cao kỹ năng thực hành của mình đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp.
• Bãi bỏ hạn ngạch: Việc EU, Mĩ bãi bỏ chế độ hạn ngạch nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang hai thị trường lớn này.
• Nhập khẩu hàng dệt may sang Mĩ và EU đạt mức tăng trưởng cao: Theo nghiên cứu qua internet, nhập khẩu hàng may mặc của những thị trường này tăng trưởng tốt. Trong số các thị trường EU, Anh sẽ là thị trường tiềm năng đối với hàng xuất khẩu của công ty.
* Thách thức (T):
• Đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh ngoài nước ngay trên thị trường nội địa. Trước hết là chịu sự cạnh trạnh của Trung Quốc - người khổng lồ trong ngành may mặc. Là nước đông dân nhất thế giới lại nắm trên con đường tơ lụa nên ngành dệt may nước này đã rất phát triển. Ngành dệt may Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới vì ngành này có nhiều lợi thế từ nguyên liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 bông, xơ, hoá chất, thuốc nhuộm cho đến máy móc thiết bị đều do thị trường trong nước cung cấp cộng với giá nhân công thấp và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc. Các nước ASEAN với lợi thế thị trường tiêu thụ sẵn có, giá thành sản xuất vừa phải, đã tự túc được nguyên liệu và phụ kiện có chất lượng cao nên giá thành rẻ, lại có nhiều nhãn mác quen thuộc trên thế giới. Bên cạnh việc cạnh tranh với những nước này trên thị trường quốc tế thì công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh của những nước này ngay tại thị trường nội địa khi mà các sản phẩm may mặc được nhập khẩu với nhiều nguồn khác nhau đang chiếm một phần không nhỏ thị trường Việt Nam. Ngoài ra, công ty TNHH dệt may Phú An Khang còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty mặc trong ngành, đặc biệt là những công ty đã có nhiều năm phát triển. Các công ty với 100% vốn nước ngoài là những công ty có kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý giỏi,...
• Khi Việt Nam gia nhập WTO, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về thuế, giá cả, vay vốn từ quỹ tín dụng, xúc tiến thương mại sẽ mất đi, các hàng rào thuế quan bảo hộ thị trường nội địa cũng mất gần hết.
• Khung pháp luật chưa đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh lại hay thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do hoạt động quản lý chưa tốt nên các sản phẩm nhập lậu, trốn thuế, hàng nhái nhãn,... chiếm thị phần khá lớn làm giảm uy tín của doanh nghiệp cũng như tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong ngành.
• Sự quản lý chồng chéo của các Bộ hữu quan đối với ngành dệt may (Bộ Công Nghiệp, Bộ Kế hoạch &Đầu tư, Bộ Thương Mại,...) gây trở ngại trong quản lý, hạn chế tính chủđộng trong sản xuất.
• Khách hàng trong nước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã,...sản phẩm.
• Chất lượng của cán bộ quản lý,lao động kỹ thuật và sản xuất trên thị trường lao động thấp. Do cách đào tạo truyền thống của Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng thực hành yếu,nhà trường và doanh nghiệp có mối quan hệ lỏng lẻo nên lao động quản lý thiếu điều kiện hiểu biết và thực hành chuyên sâu. Lao động kỹ thuật chuyên ngành dệt may được đào tạo tại các trường Đại học Mỹ thuật, Đại học Sư phạm kỹ thuật,... chưa đáp ứng đủ nhu cầu, lao động thiết kế sản phẩm may thiếu trầm trọng và chưa được đào tạo chính thức.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 • Các hỗ trợ của Chính phủ như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về xuất khẩu, hỗ trợ vay với lãi suất thấp đối với Ngành dệt may không còn.
• EU bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc: sẽ rất khó cho công ty khi cạnh tranh với các doanh nghiệp từ Trung Quốc.
• Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam: hiện Việt Nam có hơn 2000 doanh nghiệp dệt may, trong đó 65% dành cho xuất khẩu.Đây thực sự là một con số lớn khiến doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.
• Các kết hợp điểm mạnh, yếu của công ty để khai thác cơ hội thị trường và khắc phục điểm yếu, hạn chế rủi ro có thể có Môi trường nội bộ Môi trường kinh doanh Điểm mạnh (S)