Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược marketing – mix của công ty tnhh dệt may phú an khang (Trang 50 - 53)

- Các đoạn thị trường mục tiêu

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phân tích số liệu dựa vào các chỉ tiêu số tuyệt đối (sản lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ sản phẩm áo sơmi nam,…) số tương đối (cơ cấu chủng loại sản phẩm, tốc độ tăng thị phần,…), dãy số biến động theo thời gian (sản lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm,…) kết hợp với so sánh để làm rõ các vấn đề như tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế qua các giai đoạn từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ, khoa học về thực trạng hiệu quả hoạt động Marketing sản phẩm của Công ty TNHH dệt may Phú An Khang.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đốidựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đốilà tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

3.2.3.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT được hình thành bằng cách phát triển theo hàng nhằm liệt kê các yếu tố môi trường kinh doanh theo hai hướng cơ hội (O) và đe dọa (T), tức là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến sản phẩm và phát triển theo cột các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp theo hướng điểm mạnh (S), điểm yếu (W). MT bên trong DN MT bên ngoài DN Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Giải pháp kết hợp SO Giải pháp kết hợp WO Thách thức (T) Giải pháp kết hợp ST Giải pháp kết hợp WT

Qua ma trận SWOT, có thể xác định được vị thế sản phẩm của doanh nghiệp. Đó là sản phẩm đang sử dụng những tiềm năng to lớn nào, những cơ hội nào, những lợi thế cạnh tranh nào. Hay doanh nghiệp đang thiếu hụt tiềm năng gì, đang chịu sự đe dọa nào từ thị trường. Mục tiêu đặt ra là tìm được các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp, tiến hành xây dựng giải pháp theo nội dung sau:

- Giải pháp SO (giải pháp phát triển): Kết hợp yếu tố cơ hội và điểm mạnh của công y để thực hiện bành trướng rộng và phát triển đa dạng.

Giải pháp WO: Các mặt yếu nhiều hơn mặt mạnh nhưng bên ngoài có các cơ hội đang chiếm ưu thế, tương ứng với tên gọi “cạnh tranh”

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 - Giải pháp ST: là tình huống công ty dùng điều kiện mạnh mẽ bên trong để chống lại các điều kiện cản trở bên ngoài, được gọi là giải pháp “chống chọi”

- Giải pháp WT (giải pháp phòng thủ): công ty còn đối phó được với các nguy cơ bên ngoài bị tước khả năng phát triển. Tình huống này công ty chỉ có 2 xu hướng là phá sản hay liên kết với công ty khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược marketing – mix của công ty tnhh dệt may phú an khang (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)