Thực trạng hoạt động marketing của các công ty dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược marketing – mix của công ty tnhh dệt may phú an khang (Trang 36 - 39)

Ngành may Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những thành công của sản phẩm may mặc trên thị trường quốc tế đã đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong toàn ngành Dệt may, may mặc là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, có lợi thế cạnh tranh lớn trên trường quốc tế.

Sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam được ghi nhận với những kết quả đáng khích lệ. Đến thời điểm hiện nay dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, là một ngành thu hút lượng lao động lớn, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Năng lực sản xuất của ngành dệt may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng doanh nghiệp tăng gấp 5-6 lần so với 10 năm trước. Trình độ công nghệ được cải thiện đáng kể. Trong nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao - bình quân 20%/năm. Hàng dệt may Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 100 nước và vũng lãnh thổ, trong đó có các thị trường quan trọng của thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...vv. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế, thách thức.

Thứ nhất: Năng lực sản xuất tuy đã được nâng cao nhưng mức sản xuất thực tế vẫn thấp hơn năng lực sản xuất thiết kế. Tay nghề công nhân còn thấp, việc đào tạo chuyên gia kỹ thuật và thiết kế mẫu còn chưa theo kịp với nhu cầu thị trường và đỏi hỏi phát triển của ngành

Thứ hai: Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng hiệu quả xuất khẩu còn thấp do có tới 70% kim ngạch xuất khẩu thực hiện theo phương thức gia công, trong khi đó ngành dệt may vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu mà chủ yếu phải nhập nước ngoài

Thứ ba: Thị trường xuất khẩu còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, còn bị phụ thuộc vào hạn ngạch, chưa tận dụng hết khả năng khai thác thị trường và mặt hàng xuất khẩu không hạn ngạch, chưa thâm nhập được vào mạng lưới phân phối của các thị trường lớn, thường phải xuất khẩu qua trung gian.

Thứ tư: Thị trường nội địa với sức mua ngày càng tăng đang bị bỏ ngỏ chưa được quan tâm đúng mức. Đến nay ngành dệt may Việt Nam đã sử dụng gần 2 triệu lao động, với khoảng gần 2000 doanh nghiệp. Trong đó số lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước chiếm 10%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 70% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 20%. Hàng năm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 100 nước với kim ngạch đạt trên con số 4,3 tỷ USD. Dệt may Việt Nam cũng như những ngành kinh tế khác đứng trước vận hội và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải liên kết với nhau tạo ra Tập đoàn kinh tế mạnh. Đứng trước tình hình đó, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Kinh tế Dệt may Việt Nam. Tập đoàn Dệt may Việt Nam có nhiều đơn vị thành viên,sử dụng nhiều lao động, kinh doanh đa lĩnh vực và có sự thamgia của nhiều thành phần kinh tế.hiện đứng trong nhóm 5 quốc gia có quy mô XK dệt may lớn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 nhất thế giới. Hiện VN là nhà xuất khẩu dệt may đứng thứ hai vào thị trường Mỹ, đứng thứ ba ở thị trường Nhật Bản và thị trường Châu Âu.

Đặc biệt ngành công nghiệp này được xác định chiến lược đến năm 2015 sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vậy cách đột phá nào đểđạt được mục tiêu?

Thành công trong khủng hoảng

Theo ông Lê Tiến Trường - Phó TGĐ thường trực Tập đoàn DMVN - thì ngành dệt may đã đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 - 2009. Cụ thể trong khi ngành dệt may thế giới giảm sâu 12-15%, thì DMVN vẫn duy trì được kim ngạch XK không giảm, mà ngược lại còn tăng được thị phần vào cả 3 thị trường chính và đã bứt phá lên vị trí thứ hai về thị phần tại Mỹ. Với những kết quả như vậy, DMVN đã lọt vào nhóm 5 nước XK dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2010, DMVN XK đạt 11,2 tỉ USD, khắc phục được 80% hiệu ứng của khủng hoảng, dự kiến sau năm 2012 sẽ đạt khoảng 12,9%. Theo dự tính, năm 2015 VN có khoảng 100 triệu dân, 50% trong sốđó trong độ tuổi lao động.

Ngoài việc khẳng định là nền kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn DMVN tăng tốc theo mục tiêu môi trường làm việc, điều kiện làm việc, đời sống văn hoá tinh thần và thu nhập. Tập đoàn DMVN đã xây dựng chương trình hành động bao gồm cả việc tổ chức những hoạt động văn hoá tinh thần, nhà tập thể, chung cư cho công nhân. Theo ông Trường, mục tiêu của Tập đoàn DMVN là trở thành ngành kinh tế có lợi thế và trọng yếu. Do đó cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ các vấn đề thị trường, vấn đề sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, hiện DMVN phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu NK. Vì thế vấn đề lao động và công nghiệp phụ trợ, nguồn nguyên liệu là khâu quan trọng cho sựđột phá.

Mục tiêu 60% nội địa hoá

Từ chỗ năm 1995 chỉ làm gia công và đóng gói, đến nay tỉ lệ nội địa hoá đã đạt 46%, riêng Tập đoàn DMVN đạt 49%. Với mục tiêu phấn đấu tăng tỉ lệ nội địa hoá lên 60% vào năm 2015, Tập đoàn DMVN đã xây dựng mô hình các trung tâm dệt may hoàn chỉnh làm hạt nhân. Cụ thể là mô hình các chuỗi cung ứng từ khâu thiết kế, sản xuất sợi, dệt, nhuộm đến may hoàn chỉnh một sản phẩm tại các khu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 công nghiệp có xử lý môi trường tốt... Bên cạnh đó, sản xuất kinh doanh cũng đã gắn với đào tạo nghềđể cung cấp lao động cho các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, với những mô hình chuẩn hiện đại như thế chỉ phù hợp với khu công nghiệp tựđộng hoá cao, dùng ít lao động, giao thông thuận tiện. Do vậy, quá trình tái phân bố của các DN dệt may là cần thiết. Trong đó các DN may phải gắn vềđịa phương để làm cho NLĐ không phải đi xa.

Ông Trường cho biết thêm, chiến lược 10 năm (2011 - 2020) của ngành dệt may VN là xây dựng những hạt nhân ở những khu công nghiệp hiện còn phân tán. Theo đó, Tập đoàn DMVN xây dựng kế hoạch dịch chuyển. Điển hình như Cty may Nhà Bè đã dịch chuyển 12.000 lao động ổn định tại Bình Định thay vì tập trung tại TPHCM, góp phần giảm áp lực giao thông, nhà ở, sinh hoạt... cho công nhân. Đặc biệt ngành DMVN cũng phấn đấu đến năm 2015, thu nhập của công nhân dệt may sẽ đạt từ 250USD đến 300USD/người/tháng thay vì mức chỉ trên dưới 100USD/người/tháng như hiện nay.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược marketing – mix của công ty tnhh dệt may phú an khang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)