3.1.2.1. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả
nước, nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng cũng đã có bước phát triển vượt bậc, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày một tăng và có diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Do đó đã xảy ra rất nhiều vấn đề liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất, việc chuyển đổi các loại đất còn chưa đúng pháp luật. Đất đai thì có giá cả ngày càng cao dẫn đến việc tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích ... xảy ra ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, do nhận thức tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai diễn ra trên địa bàn huyện, công tác quản lý đất đai được củng cố, kiện toàn về bộ máy tổ chức từ huyện đến các xã, thị trấn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên bước đầu
đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, làm cho vấn đề quản lý đất đai dần dần hoàn thiện và đi vào nề nếp.
1. Công tác tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử
dụng đất
Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, huyện Phổ Yên đã tập chung chỉ đạo và thường xuyên tuyên truyền, vận động thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản do Nhà nước và tỉnh ban hành. Bên cạnh đó, huyện còn ban hành một số văn bản về quản lý, sử dụng đất như KH số:589/KH-
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 UB ngày 20/08/2008 Về việc thực hiện chỉ thị số 245/TTg về việc kiểm kê diện tích sử dụng đất của các tổ chức, QĐ số 697/QĐ-UB ngày 26/06/2010 Về việc quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, QĐ số 1325/QĐ-UB ngày 05/08/2010 Về việc thành lập tổ công tác xử lý các vi phạm hành chính về đất đai, QĐ số 996/QĐ-UB ngày 18/05/2009 Về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện cấp đổi GCNQSD đất và một số văn bản khác. Sau khi ban hành, các văn bản trên đã được huyện tổ chức thực hiện triệt để và có hiệu quả tích cực.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện chỉ thị số 364/CT-TTg ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 1994 huyện Phổ Yên đã hoàn thành việc xác định địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Đường địa giới hành chính trên địa bàn huyện được chia làm 3 cấp gồm: Địa giới cấp tỉnh, địa giới cấp huyện và địa giới cấp xã. 18/18 xã, thị trấn đều đã có bản đồ địa chính phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được diễn ra thuận lợi hơn.
3. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn toàn huyện đã lập xong quy hoạch sử dụng đất cấp xã cho 18 xã, thị trấn và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập cho giai đoạn 2011-2020. Nhìn chung việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn đạt tỷ lệ chưa cao, nguyên nhân là do thiếu nguồn vốn và một số hạng mục công trình không phù hợp với thời điểm hiện tại. Đến năm 2015 diện tích nhóm đất nông nghiệp của huyện sẽ giảm 2.689,85 ha sang các mục đích chuyên dùng (chủ yếu là để xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ) và sẽ có một lượng lao động nông nghiệp khá lớn không có việc làm. Đây cũng là một thực tế cần được quan tâm khi thực hiện chính sách đền bù cho các hộ nông nghiệp bị mất đất phục vụ cho quy hoạch.
Hàng năm huyện Phổ Yên đều có kế hoạch chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành lập và trình các kế hoạch sử dụng đất của đơn vị mình để UBND
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 huyện xem xét, đồng thời nó làm cơ sở để huyện lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để trình lên tỉnh. Tuy nhiên công tác lập kế hoạch sử dụng đất huyện Phổ Yên còn chưa sát với điều kiện thực tế của địa phương, nhiều địa phương trình kế hoạch sử dụng đất còn không dựa vào thực tế nhu cầu của
địa phương mình cũng như không căn cứ cụ thể vào quỹ đất của địa phương. 4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Đối với đất nông nghiệp, thực hiện Nghị định 64/CP ngày 29/09/1993 của Chính phủ về giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, huyện Phổ Yên đã tiến hành giao đất nông nghiệp ở cả 18 xã, thị trấn. Cho đến nay 100% diện tích đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện đã giao cho các chủ sủ dụng đất theo hạn mức quy định. Toàn huyện đã giao được 12 527,03 ha đất nông nghiệp cho 26 891 hộ dân.
Đối với đất ở, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương , cho đến nay huyện Phổ Yên đã giao đất ở cho 30.103 hộ để làm nhà với diện tích 861,51 ha. Việc giao đất cho nhân dân được thực hiện theo dự án và được thực hiện đều trong những năm qua
Đối với đất cho các tổ chức, đến nay toàn huyện đã giao cho 212 tổ
chức với tổng diện tích 3 867,98 ha. Trong đó có 120 tổ chức giao không thu tiền sử dụng đất với diện tích là 2 347,12 ha và 92 tổ chức giao có thu tiền sử
dụng đất với diện tích 1 520,86 ha.
Đối với thuê đất, trong thời gian qua, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên đã thực hiện tốt công tác này, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thuê đất nhanh chóng triển khai công việc, góp phần hỗ trợ
thúc đẩy cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên
địa bàn huyện.Các đơn vị đã sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Đến cuối năm 2013 trên toàn huyện đã có 17 đơn vị được thuê đất với tổng diện tích là 326,69 ha. Nhìn chung, các đơn vị được thuê đất đã sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý, nộp tiền thuê đất theo đúng quy định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Công tác thu hồi đất diễn ra đồng thời với việc thu hồi đất. Căn cứ
vào quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu công nghiệp và quy hoạch hệ
thống giao thông trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt, từ năm 2009 đến năm 2013 UBND huyện Phổ Yên đã tiến hành làm thủ tục đề nghị
UBND tỉnh ra Quyết định thu hồi gần 350 ha đất do UBND các xã, các tổ
chức, và hộ gia đình, cá nhân đang quản lý, sử dụng trên địa bàn huyện để
chuyển sang sử dụng vào các mục đích theo quy hoạch được phê duyệt. Việc thu hồi đất trên đã đảm bảo đúng trình tự thủ tục, người có đất bị thu hồi
được bồi thường thiệt hại theo chế độ, chính sách của Nhà nước. Diện tích
đất sau khi thu hồi được giao cho các chủ sử dụng để sử dụng vào các mục
đích theo quy hoạch đã được duyệt.
5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Hàng năm được sự giúp đỡ của sở Tài nguyên Môi trường, UBND huyện hoàn thiện thống kê đất đai đơn vị mình quản lý. Trong quá trình thống kê, kiểm kê đất đai đều phải làm thủ tục khai báo biến động đất đai hàng năm qua các bước:
- Đo đạc, chỉnh lý, vẽ nét đỏ và đánh thêm số thửa mới trên bản đồ. - Tính diện tích thửa mới, rút diện tích thửa cũ.
- Điều chỉnh số liệu thống kê các loại đất, nhập thêm diện tích thửa mới vào đúng loại đất.
- Tổng hợp báo cáo biến động gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường. - Tổng hợp, chỉnh lý số liệu đất đai của huyện.
Thực hiện tốt chỉ thị 382/ CT - ĐC ngày 31/01/1995 của Tổng cục
Địa chính quy định: “Mỗi năm một lần phải thống kê diện tích đất đai và 5 năm một lần phải kiểm kê đất đai ở địa phương mình. Đồng thời phải nộp bản phân tích thuyết minh, phân tích rõ tình hình sử dụng đất đai tại địa phương dẫn đến biến động đất đai”. Huyện Phổ Yên vẫn thường xuyên duy trì công tác thống kê, báo cáo kịp thời hiện trạng, biến động sử dụng đất hàng năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 6. Công tác quản lý tài chính vềđất đai
Nhìn chung, công tác quản lý tài chính về đất đai của huyện được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND huyện đã tổ chức việc thu các loại thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành, ngoài ra còn có các nguồn kinh phí do Nhà nước cung cấp.
7. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử
dụng đất... góp phần đảm bản quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này.
8. Công tác đăng ký đất đai
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phổ Yên được thành lập từ năm 2009, là đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai của các hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn huyện và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai
đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai.
Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính đã được lập theo thông tư
09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ sau khi nghiệm thu được quản lý, lưu trữ theo quy định.
Nhìn chung, việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua đã được địa phương và người dân quan tâm. Tính đến năm 2013, tổng số giấy chứng nhận đã cấp cho hộ gia
đình cá nhân là 41.211giấy, diện tích đã cấp là: 15.546 ha, số tổ chức đã cấp giấy chứng nhận là 165 tổ chức, diện tích cấp là 3.329 ha. Tuy nhiên, chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 lượng hồ sơ cấp giấy chứng nhận gửi cơ quan thẩm định của một số địa phương không đảm bảo, có nhiều sai sót không đủ điều kiện xét duyệt để
trình cấp trên.
3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 tính đến thời điểm 31/12/2013 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 25.886,9 ha. Trong đó:
Diện tích đất Nông nghiệp: 19.886,3 ha. Diện tích đất Phi nông nghiệp: 5.900,84 ha. Diện tích đất chưa sử dụng: 99,76 ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Bảng 3.2: Tổng hợp diện tích phân theo loại đất (Theo số liệu thống kê 2013) TT Tên xã Tổng diện tích tự nhiên Diện tích phân theo loại đất Đất nông nghiệp Đất PNN Đất CSD 1 Thị trấn Bãi Bông 350,65 224,89 101,99 15,24 2 Thị trấn Bắc Sơn 152.00 94,18 78,54 0 3 Thị trấn Ba Hàng 183,15 68,41 118,65 0 4 Xã Phúc Tân 3.384,65 2.650,52 718,31 10,60 5 Xã Phúc Thuận 5.333,64 4.694,38 623,99 11,19 6 Xã Hồng Tiến 11.840,00 1.371,28 465,19 12,24 7 Xã Minh Đức 1.947,6 1.644,77 252,23 5,17 8 Xã Đắc Sơn 1.442,82 1.211,71 227,58 1,97 9 Xã Đồng Tiến 1042,3 672,52 391,03 0,90 10 Xã Thành Công 3.288,96 2.600,13 676,15 10,78 11 Xã Tiên Phong 1.493,48 1.188,49 299,72 12,16 12 Xã Vạn Phái 1.075,72 760,91 306,00 2,90 13 Xã Nam Tiến 831,04 710,41 122,73 0,23 14 Xã Tân Hương 926,79 576,94 343,37 3,29 15 Xã Đông Cao 647,71 409,39 233,28 4,43 16 Xã Trung Thành 905,13 473,09 423,36 5,53 17 Xã Tân Phú 478,18 274,14 203,82 1,27 18 Xã Thuận Thành 563,38 260,14 314,90 1,86 Tổng 25.886,90 19.886,3 5.900,84 99,76
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48