ký quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất
1.3.3.1. Cấp tỉnh
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất cấp tỉnh hiện nay đều đã và đang tập trung triển khai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức; thực hiện đăng ký giao dịch bảo
đảm; thống kê và kiểm kê đất đai. Nhiều địa phương Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất triển khai thực hiện việc hoàn thiện hồ sơđịa chính, chỉnh lý biến động cho một số xã đã cấp Giấy chứng nhận; tiếp nhận và quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính. Một số Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các cấp tỉnh đã tham gia hỗ trợ cho các cấp huyện, xã tổ chức việc đăng ký cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận ở một số xã theo hình thức đồng loạt (Hà Nội; Thái Bình; Đồng Nai). Tuy nhiên tình hình hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế. (BTNVMT, 2012)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
1.3.3.2. Cấp huyện
- Tương tự như Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đã thành lập đều mới tập trung triển khai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê và kiểm kê đất đai.
- Việc cập nhật, chỉnh lý biến động, hoàn thiện hồ sơđịa chính đang quản lý ở
hầu hết các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chưa được quan tâm thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, nhiều Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chưa thực hiện việc gửi thông báo cập nhật chỉnh lý hồ sơđịa chính theo quy định; việc kiểm tra, hướng dẫn cấp xã trong việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơđịa chính chưa được các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện quan tâm thực hiện.
- Việc tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân còn bịđộng giải quyết riêng lẻ theo yêu cầu của một số trường hợp mà chưa chủ động tổ chức làm đồng loạt cho từng xã nên tiến độ cấp Giấy chứng nhận còn chậm so với yêu cầu phải hoàn thành. (BTNVMT, 2012)