điện tử đảm bảo các thông tin của thửa đất được cập nhật và việc cung cấp thông tin cho thị trường, nhất là đối với thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay. Trước mắt, Nhà nước cần đầu tư trang thiết bị đủ mạnh kết hợp với việc đào tạo nguồn nhân lực và có cơ chế cụ thể, tạo điều kiện để mô hình này hoạt động (có tính độc lập tương đối) trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức này.
- Vấn đề cải cách hành chính phải gắn liền với hoạt động của VPĐKQSDĐ. Thực tế, đã có nhiều địa phương thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, thúc đẩy tiến độ cấp GCNQSDĐ thông thoáng, kịp thời đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người sử dụng đất trong sử dụng đất, thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thu hút đầu tư.v.v.. (BTNVMT, 2012)
1.3. Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ởViệt Nam Việt Nam
1.3.1. Tình hình thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam Nam
Hiện nay cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập VPĐKQSDĐ cấp tỉnh. Trong đó Hậu Giang là tỉnh thành lập sớm nhất 06/9/2004, Điện Biên là tỉnh chậm nhất 28/03/2007. Có 39 tỉnh thành lập đúng thời hạn quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP (trước 01/7/2005). (TCQLĐĐ, 2013)
Trong số các tỉnh đã thành lập VPĐKQSDĐ cấp huyện cơ bản đã thành lập đủ văn phòng đăng ký cấp huyện. Hiện nay có 674/684 huyện trên toàn quốc đã thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. (TCQLĐĐ, 2013)