Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện phổyên, tỉnh thái nguyên giaiđoạn 2009 2013 (Trang 47 - 51)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý

Phổ Yên là huyện đồi thấp và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56 km về phía Bắc theo QL3.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên: 25.886,9 ha Huyện Phổ Yên có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công; - Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình;

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.

Huyện Phổ Yên phân bố dọc Quốc lộ 3 gần các khu công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và một số khu công nghiệp khác của Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng thương mại, giao lưu hàng hóa cũng như xây dựng một nền kinh tế hàng hóa đa dạng, hội nhập với thị trường trong vùng và cả nước.

b. Đặc điểm địa hình

Phổ Yên có sự xen kẽ phức tạp giữa địa hình đồng bằng và các đồi, núi thoải lượn sóng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Dạng địa hình đồi núi cao tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc của huyện dọc theo dãy núi Tam

Đảo. Nơi có địa hình cao nhất là 569 m so với mực nước biển. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 13,8 m. Do đặc điểm trên nên địa hình của huyện vừa mang những đặc điểm của vùng đồi núi, vừa mang những đặc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 - Dạng địa hình vùng đồi núi thấp: gồm các xã phía Tây của huyện. Vùng này mang tính chất điển hình của vùng trung du nhiều đồi ít ruộng, địa hình chủ yếu là những dạng đồi bát úp. Xuống phía Nam độ cao giảm dần theo kiểu địa hình dốc thoải và tương đối bằng phẳng.

- Dạng địa hình vùng đồng bằng: gồm các xã nằm ở phía Đông của huyện, có độ cao thấp hơn hẳn so với vùng đồi núi thấp. Tuy còn một số nét dáng dấp của miền trung du do có các đồi sót xen kẽ nhưng diện tích đất ruộng đã tập trung hơn rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của huyện Phổ

Yên.

c. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khí hậu Phổ Yên mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình ngày là 23 0C, lượng mưa trung bình năm là 1.321 mm, độẩm không khí trung bình năm 81,9 %.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Thực trạng phát triển kinh tế

* Thực trạng tăng trưởng kinh tế:

Theo thống kê năm 2013, tổng sản phẩm xã hội của huyện Phổ Yên

đạt 4.579.780 triệu đồng tăng 13% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện là 20,4 %. Trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.701.722 triệu đồng (chiếm 37,16 %), giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 2.195.000 triệu đồng (chiếm 47,92%), giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ đạt 683.058 triệu đồng (chiếm 14,92%) trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Kinh tế huyện Phổ

Yên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng lần 27 của huyện Phổ Yên đề ra.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong giai đoạn 2009 - 2013, kinh tế

huyện Phổ Yên chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên giai đoạn 2009 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2009

Năm 2013 - Nông lâm nghiệp, thủy sản % 42,00 30,20 - Công nghiệp xây dựng % 37,70 45,20

- Dịch vụ % 20,30 24,60

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên 2013) b. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo kết quả điều tra dân số tính đến hết tháng 12/2013, dân số của huyện Phổ Yên là 140.492 nhân khẩu với 37.838 hộ. Thu nhập bình quân

đầu người là 2.716.513 đồng/tháng. Mật độ dân số toàn huyện là 543 người/km². Tuy nhiên, mật độ này phân bố không đều trên địa bàn huyện. Nơi có mật độ dân số đông là 1 thị trấn và 2 xã (Ba Hàng, Trung Thành và

Đông Cao), trong đó thị trấn Ba Hàng có mật độ dân số đông nhất 3.366 người/km2, nơi thưa nhất là xã Phúc Tân chỉ có 85 người/km2. Tổng số lao

động của toàn huyện năm 2013 là 95.870 người, chiếm tỷ lệ 68 % dân số của huyện, trong đó lao động nông nghiệp là 57.522 người, chiếm 60 % tổng số

lao động, điều này cho thấy ở Phổ Yên nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo.

c. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông: Hệ thống giao thông của huyện Phổ Yên đã có và hình thành từ lâu, cơ bản phân bố đều và hợp lý trên các xã, thị trấn và các điểm dân cư trong toàn huyện.

- Vềđường bộ: Phổ Yên có 12,3 km đường Quốc lộ 3, có đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với chất lượng tốt; 28 km tuyến đường liên huyện và 283,4 km tuyến đường liên xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 - Về đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua phần lãnh thổ huyện Phổ Yên là 15 km với 1 nhà ga do Trung ương quản lý.

- Về đường thủy: Với 25 km sông Cầu và 21 km sông Công chảy qua địa phận lãnh thổ của huyện là điểm thuận lợi cho vận tải đường sông của Phổ Yên.

Như vậy về giao thông, Phổ Yên có cả ba tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy rất thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa tới các trung tâm kinh tế lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Thái Nguyên và các tỉnh khác.

* Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi hiện nay có 22 trạm bơm, năng lực tưới theo thiết kế 550 ha, chiều dài kênh trạm bơm là 31 km, đã được xây dựng kiên cố. Kênh hồ Núi Cốc cấp I với tổng chiều dài hơn 18 km, đã được xây dựng kiên cố, kênh nhánh cấp II + III dài 240 km phần lớn đã được xây dựng kiên cố. Kênh Hồ Đập gồm 35,96 km kênh chính và 23,02 km kênh nhánh, tập trung ở các xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái tương đối hoàn chỉnh và phát huy tác dụng tốt. Ngoài ra, còn có hệ thống cống qua đường, cống tưới tràn qua kênh và một phần kênh mương nội đồng

đã được kiên cố hóa bằng các nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, vốn ADB, vốn JBIC và vốn ODA khác.

* Về văn hóa, giáo dục, y tế:

Thị trấn Ba Hàng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện Phổ Yên. Tại đây có các công trình phục vụ nhu cầu văn hóa cho nhân dân trong huyện như thư viện, nhà văn hóa, sân vận động...

Công tác giáo dục của huyện Phổ Yên những năm qua đã đạt được những thành tích đáng kể, các công trình phục vụ cho việc dạy và học được quan tâm đúng mức. Toàn huyện hiện có 28 trường tiểu học, 21 trường trung học cơ sở và 17 trường trung học phổ thông, 24 trường mẫu giáo, đáp ứng

đủ nhu cầu học tập cho con em các dân tộc trong huyện, không phải học ca 3.

Về y tế, toàn huyện có 01 bệnh viện, 02 phòng khám đa khoa, 18 trạm y tế xã, thị trấn. Bệnh viện huyện hiện có 90 giường bệnh, hiện đang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

đầu tư xây mới với quy mô trên 100 giường. Số giường phòng khám khu vực: 10 giường, số giường trạm y tế xã là 90 giường. Tổng số cán bộ, nhân viên y tế tại các cơ sở y tế là 195 người, trong đó: Bác sỹ: 42; Y sỹ: 55, kỹ

thuật viên, điều dưỡng: 86, nữ hộ sinh: 12 người. Chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn cũng được chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được chỉđạo thường xuyên, kịp thời; tổ chức khám, chữa bệnh đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện phổyên, tỉnh thái nguyên giaiđoạn 2009 2013 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)