huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên
2.2.4. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ký quyền sử dụng đất
2.2.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 + Thu thập các tài liệu liên quan đến Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất của Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường… + Từ các phòng, ban chức năng của huyện như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nội vụ .. Thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng
đất, hiện trạng sử dụng đất, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương...
+ Từ VPĐKQSDĐ huyện Phổ Yên về văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập, hoạt động của đơn vị. Các số liệu liên quan về tình hình hoạt
động, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động, phương hướng nhiệm vụ...
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu được lựa chọn có đặc điểm về đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc trưng về số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ. Do đó, đề tài phân chia huyện làm 4 khu vực nghiên cứu như sau:
1. Khu vực 1: Trung tâm huyện, có đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội phát triển và có số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ nhiều nhất (thị trấn Ba Hàng).
2. Khu vực 2 gồm 6 xã và 1 thị trấn: Đồng Tiến, Hồng Tiến, Trung Thành, Thuận Thành, Nam Tiến, Tân Phú và thị trấn Bãi Bông là những nơi có điều kiện đất đai, địa hình bằng phẳng, kinh tế xã hội phát triển cả về
nông nghiệp, dịch vụ và công nghiệp, có số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ tương đối cao (chỉ sau thị trấn Ba Hàng). Khu vực 2 chọn xã
Đồng Tiến và thị trấn Bãi Bông là điểm nghiên cứu do 2 điểm này có số
lượng người dân đến giao dịch bằng nhau.
3. Khu vực 3 gồm 7 xã: Phúc Thuận, Bắc Sơn, Minh Đức, Tân Hương, Tiên Phong, Đắc Sơn, Đông Cao là những xã có điều kiện đất đai, và
đặc điểm kinh tế xã hội giống nhau, có số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ
thấp hơn khu vực 2. Khu vực 3 chọn xã Đông Cao là điểm nghiên cứu. 4. Khu vực 4 gồm 3 xã: Vạn Phái, Thành Công, Phúc Tân có điều kiện kinh tế khó khăn nhất, có số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ thấp nhất trong huyện. Khu vực 4 chọn xã Thành Công là điểm nghiên cứu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến VPĐKQSDĐ huyện Phổ
Yên. Thông tin được thu thập thông qua một mẫu phiếu điều tra chuẩn bị
trước liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của người dân về
hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất . Nội dung thông tin
được thu thập bao gồm: Tên đối tượng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính... Số lượng phiếu điều tra là 150 phiếu, mỗi xã và thị trấn lấy 30 phiếu.
2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel. Qua đó tìm ra những nét chung, khái quát để đưa ra nhận xét, định hướng giải quyết cho vấn đề nghiên cứu.