1.4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
VPĐKQSDĐ cấp huyện trực thuộc phòng TN&MT huyện, là cơ
quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thức hiện đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất và chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp phòng tài nguyên và môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoạt dộng theo lọai hình sự
nghiệp có thu, con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành. Thẩm quyền giải quyết công việc của VPĐKQSDĐ cấp huyện trên các lĩnh vực cụ thể sau:
- Giúp trưởng phòng TNMT làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Đăng ký, cập nhật các biến động về đất ở; Đăng ký thế chấp, xoá
đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất;
- Đăng ký, xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;
Đăng ký xoá nợ trong Giấy chứng nhận;
- Lưu trữ và quản lý toàn bộ bản sao hồ sơđịa chính đối với các thửa
đất thuộc phạm vi địa giới hành chính huyện.
- Luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; Đính chính, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận;
- Đăng ký biến động đất đai sau giải phóng mặt bằng và các biến
động khác;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 chính, trích sao hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện.
Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai cung cấp thông tin địa chính.
Thực hiện chế độ báo cáo với trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường theo quy định hiện hành.
1.4.2.2. Nguồn nhân lực
Tổng số cán bộ, nhân viên trực thuộc các VPĐKQSDĐ cấp huyện của tỉnh
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1: Nguồn nhân lực của các VPĐKQSDĐ cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
Huyện Nguồn nhân lực
Tp. Thái Nguyên 10 Thị xã Sông Công 8 Định Hóa 8 Phú Lương 7 Võ Nhai 7 Đại Từ 8 Đồng Hỷ 7 Phú Bình 7 Phổ Yên 7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động của VPĐKQSDĐ quyền sử dụng đất huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.
- Các vấn đề liên quan tới quản lý và sử dụng đất ở huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.
- Người sử dụng đất chịu tác động trực tiếp của việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai với mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại VPĐQSDĐ huyện Phổ Yên, địa bàn 02 thị trấn (Thị trấn Ba Hàng, Thị trấn Bãi Bông) và 03 xã đại diện trong huyện (xã
Đồng Tiến, xã Đông Cao, xã Thành Công).
- Về thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2013
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên
2.2.2. Thực trạng hoạt động của của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên đất huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên
2.2.3. Đánh giá về hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên
2.2.4. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ký quyền sử dụng đất
2.2.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 + Thu thập các tài liệu liên quan đến Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất của Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường… + Từ các phòng, ban chức năng của huyện như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nội vụ .. Thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng
đất, hiện trạng sử dụng đất, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương...
+ Từ VPĐKQSDĐ huyện Phổ Yên về văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập, hoạt động của đơn vị. Các số liệu liên quan về tình hình hoạt
động, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động, phương hướng nhiệm vụ...
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu được lựa chọn có đặc điểm về đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc trưng về số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ. Do đó, đề tài phân chia huyện làm 4 khu vực nghiên cứu như sau:
1. Khu vực 1: Trung tâm huyện, có đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội phát triển và có số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ nhiều nhất (thị trấn Ba Hàng).
2. Khu vực 2 gồm 6 xã và 1 thị trấn: Đồng Tiến, Hồng Tiến, Trung Thành, Thuận Thành, Nam Tiến, Tân Phú và thị trấn Bãi Bông là những nơi có điều kiện đất đai, địa hình bằng phẳng, kinh tế xã hội phát triển cả về
nông nghiệp, dịch vụ và công nghiệp, có số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ tương đối cao (chỉ sau thị trấn Ba Hàng). Khu vực 2 chọn xã
Đồng Tiến và thị trấn Bãi Bông là điểm nghiên cứu do 2 điểm này có số
lượng người dân đến giao dịch bằng nhau.
3. Khu vực 3 gồm 7 xã: Phúc Thuận, Bắc Sơn, Minh Đức, Tân Hương, Tiên Phong, Đắc Sơn, Đông Cao là những xã có điều kiện đất đai, và
đặc điểm kinh tế xã hội giống nhau, có số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ
thấp hơn khu vực 2. Khu vực 3 chọn xã Đông Cao là điểm nghiên cứu. 4. Khu vực 4 gồm 3 xã: Vạn Phái, Thành Công, Phúc Tân có điều kiện kinh tế khó khăn nhất, có số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ thấp nhất trong huyện. Khu vực 4 chọn xã Thành Công là điểm nghiên cứu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến VPĐKQSDĐ huyện Phổ
Yên. Thông tin được thu thập thông qua một mẫu phiếu điều tra chuẩn bị
trước liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của người dân về
hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất . Nội dung thông tin
được thu thập bao gồm: Tên đối tượng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính... Số lượng phiếu điều tra là 150 phiếu, mỗi xã và thị trấn lấy 30 phiếu.
2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel. Qua đó tìm ra những nét chung, khái quát để đưa ra nhận xét, định hướng giải quyết cho vấn đề nghiên cứu.
2.3.5. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo VPĐKQSDĐ, những chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề liên quan đến việc đánh giá thực trạng cũng nhưđưa ra hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSDĐ huyện Phổ Yên. Đây là các ý kiến tham khảo để giúp tác giả có những đề xuất đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý
Phổ Yên là huyện đồi thấp và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56 km về phía Bắc theo QL3.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên: 25.886,9 ha Huyện Phổ Yên có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công; - Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang;
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình;
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện Phổ Yên phân bố dọc Quốc lộ 3 gần các khu công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và một số khu công nghiệp khác của Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng thương mại, giao lưu hàng hóa cũng như xây dựng một nền kinh tế hàng hóa đa dạng, hội nhập với thị trường trong vùng và cả nước.
b. Đặc điểm địa hình
Phổ Yên có sự xen kẽ phức tạp giữa địa hình đồng bằng và các đồi, núi thoải lượn sóng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Dạng địa hình đồi núi cao tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc của huyện dọc theo dãy núi Tam
Đảo. Nơi có địa hình cao nhất là 569 m so với mực nước biển. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 13,8 m. Do đặc điểm trên nên địa hình của huyện vừa mang những đặc điểm của vùng đồi núi, vừa mang những đặc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 - Dạng địa hình vùng đồi núi thấp: gồm các xã phía Tây của huyện. Vùng này mang tính chất điển hình của vùng trung du nhiều đồi ít ruộng, địa hình chủ yếu là những dạng đồi bát úp. Xuống phía Nam độ cao giảm dần theo kiểu địa hình dốc thoải và tương đối bằng phẳng.
- Dạng địa hình vùng đồng bằng: gồm các xã nằm ở phía Đông của huyện, có độ cao thấp hơn hẳn so với vùng đồi núi thấp. Tuy còn một số nét dáng dấp của miền trung du do có các đồi sót xen kẽ nhưng diện tích đất ruộng đã tập trung hơn rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của huyện Phổ
Yên.
c. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu Phổ Yên mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình ngày là 23 0C, lượng mưa trung bình năm là 1.321 mm, độẩm không khí trung bình năm 81,9 %.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Thực trạng phát triển kinh tế
* Thực trạng tăng trưởng kinh tế:
Theo thống kê năm 2013, tổng sản phẩm xã hội của huyện Phổ Yên
đạt 4.579.780 triệu đồng tăng 13% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện là 20,4 %. Trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.701.722 triệu đồng (chiếm 37,16 %), giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 2.195.000 triệu đồng (chiếm 47,92%), giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ đạt 683.058 triệu đồng (chiếm 14,92%) trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Kinh tế huyện Phổ
Yên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng lần 27 của huyện Phổ Yên đề ra.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong giai đoạn 2009 - 2013, kinh tế
huyện Phổ Yên chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên giai đoạn 2009 – 2013
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2009
Năm 2013 - Nông lâm nghiệp, thủy sản % 42,00 30,20 - Công nghiệp xây dựng % 37,70 45,20
- Dịch vụ % 20,30 24,60
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên 2013) b. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo kết quả điều tra dân số tính đến hết tháng 12/2013, dân số của huyện Phổ Yên là 140.492 nhân khẩu với 37.838 hộ. Thu nhập bình quân
đầu người là 2.716.513 đồng/tháng. Mật độ dân số toàn huyện là 543 người/km². Tuy nhiên, mật độ này phân bố không đều trên địa bàn huyện. Nơi có mật độ dân số đông là 1 thị trấn và 2 xã (Ba Hàng, Trung Thành và
Đông Cao), trong đó thị trấn Ba Hàng có mật độ dân số đông nhất 3.366 người/km2, nơi thưa nhất là xã Phúc Tân chỉ có 85 người/km2. Tổng số lao
động của toàn huyện năm 2013 là 95.870 người, chiếm tỷ lệ 68 % dân số của huyện, trong đó lao động nông nghiệp là 57.522 người, chiếm 60 % tổng số
lao động, điều này cho thấy ở Phổ Yên nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo.
c. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông: Hệ thống giao thông của huyện Phổ Yên đã có và hình thành từ lâu, cơ bản phân bố đều và hợp lý trên các xã, thị trấn và các điểm dân cư trong toàn huyện.
- Vềđường bộ: Phổ Yên có 12,3 km đường Quốc lộ 3, có đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với chất lượng tốt; 28 km tuyến đường liên huyện và 283,4 km tuyến đường liên xã.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 - Về đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua phần lãnh thổ huyện Phổ Yên là 15 km với 1 nhà ga do Trung ương quản lý.
- Về đường thủy: Với 25 km sông Cầu và 21 km sông Công chảy qua địa phận lãnh thổ của huyện là điểm thuận lợi cho vận tải đường sông của Phổ Yên.
Như vậy về giao thông, Phổ Yên có cả ba tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy rất thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa tới các trung tâm kinh tế lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Thái Nguyên và các tỉnh khác.
* Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi hiện nay có 22 trạm bơm, năng lực tưới theo thiết kế 550 ha, chiều dài kênh trạm bơm là 31 km, đã được xây dựng kiên cố. Kênh hồ Núi Cốc cấp I với tổng chiều dài hơn 18 km, đã được xây dựng kiên cố, kênh nhánh cấp II + III dài 240 km phần lớn đã được xây dựng kiên cố. Kênh Hồ Đập gồm 35,96 km kênh chính và 23,02 km kênh nhánh, tập trung ở các xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái tương đối hoàn chỉnh và phát huy tác dụng tốt. Ngoài ra, còn có hệ thống cống qua đường, cống tưới tràn qua kênh và một phần kênh mương nội đồng
đã được kiên cố hóa bằng các nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, vốn ADB, vốn JBIC và vốn ODA khác.
* Về văn hóa, giáo dục, y tế:
Thị trấn Ba Hàng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện Phổ Yên. Tại đây có các công trình phục vụ nhu cầu văn hóa cho nhân dân trong huyện như thư viện, nhà văn hóa, sân vận động...
Công tác giáo dục của huyện Phổ Yên những năm qua đã đạt được những thành tích đáng kể, các công trình phục vụ cho việc dạy và học được quan tâm đúng mức. Toàn huyện hiện có 28 trường tiểu học, 21 trường trung