Chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D)

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá một số chính sách và chiến lược makerting nhóm thuốc đông dược của công ty cổ phần dược phẩm traphaco (giai đoạn 2001 2005) (Trang 32 - 34)

Định hướng nghiên cứu của công ty

Là một DN năng động và sáng tạo phát triển đi lên trong cơ chế thị trường ban lãnh đạo Traphaco đã nhận thức rõ những thời cơ và thuận lợi khi đi theo hướng phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu với khẩu hiệu chiến lược “Công nghệ mói và bản sắc cổ truyền”. Đây là phương châm xuyên suốt mọi lĩnh vực của công ty, thể hiện rõ nét nhất trong chiến lược nghiên cứu và phát triển.

Chiến lược phát triển bền vững: Sản xuất, kinh doanh luôn đi kèm với việc bảo vệ và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên

Chiến lược phát triển dạng bào chế mới: dựa trên các bài thuốc của YHCT, nghiên cứu, phát triển các dạng bào chế mới có hiệu quả tốt và tiện lợi cho người bệnh trong quá trình sử dụng.

Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hóa: Nghiên cứu các loại dược liệu mới làm nguyên liệu sản xuất các chế phẩm Đông dược dưới dạng bào chế mới trên các dây chuyền sản xuất hiện đại.

Chiến lược phát triển các thuốc thiết yếu'. Với mục tiêu thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc, Traphaco đã tiến hành nghiên cứu, sản xuất các thuốc Đông dược có trong Dược điển và Danh mục TTY YHCT.

**** Các nguồn lực đầu tư cho phát triển sản phẩm mới

Traphaco đã không ngừng đầu tư về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học. Ngay từ rất sớm, ban lãnh đạo công ty đã nhận biết được:

+ Sức ép cạnh tranh từ các công ty dược phẩm nước ngoài- được trang bị các thiết bị tiên tiến

+ Thế mạnh cuả Việt Nam là nguồn dược liệu phong phú, tri thức Đông y truyền thống được tích luỹ hàng ngàn năm.

+ và tâm lý của người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên,.

Nguyên liệu đầu vào: Công ty chủ động đưa ra một số chiến lược đầu tư nguồn dược liệu đầu vào ổn định và chất lượng tốt, phấn đấu đạt thực hành trồng nguồn nguyên liệu tốt (GAP).

+Khoanh vùng để khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu tự nhiên + Chủ động liên doanh với các xí nghiệp Dược địa phương (Cao Bằng, Bình Lục, Lào Cai...) để chế biến dược liệu tại chỗ nhằm tiêu chuẩn hoá, ổn định chất lượng và giảm phí vận chuyển.

Với chiến lược đó, Traphaco không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình mà còn cung cấp nguyên liệu cho một số cơ sở sản xuất thuốc Đông dược khác.

Trang thiết bị kỹ thuật: Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty được trang bị đầy đủ các thiết bị để sản xuất thực nghiêm phục vụ cho những nghiên cứu sản xuất quy mô nhỏ.

Nhân lực và vật lực: Với phương châm “Lấy khoa học công nghệ làm trung tâm, lấy thị trường làm định hướng, tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng”, và . trên 30 cán bộ đại học, trên đại học, hàng năm Traphaco đầu tư khoảng 5% doanh thu toàn bộ cho công tác R&D.

Để tạo ra những bước đột phá trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát hiện và khai thác được giá trị đích thực của nguồn dược liệu Việt Nam, nghiên cứu các sản phẩm có giá trị cao, hiệu lực tốt Traphaco đã hợp tác rộng rãi với các nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu có uy tín như: Trường Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, các viện Bạch Mai, Hữu Nghị, Viện 103, Viện YHCT TW, Viện kiểm nghiệm, Viện Dược Liệu, Viện Hoá học công nghệ, Viện sinh hoc...

Khảo sát chi phí đầu tư cho hoạt động R&D của công ty trong những năm qua cho kết quả bảng 3.1.

Bảng 3.3: Chi phí cho công tác nghiên cứii và phát triển sản phẩm ịĐơn vị: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Chi phí R&D 2.792 4.226 6.992 9.953 14.098 2 Doanh thu các mặt hàng ĐD 55.618 81.377 108.198 148.738 209.433 3 Tỷ lệ (%) 5,02 5,20 6,46 6,69 6,93 :25:

tỷ VNĐ 250

2001 2002 2003 2004 2005 Năm □ Chi phí NC sản phẩm ■ Doanh thu ĐD

Hình 3.14: Biểu đồ biểu diễn chi phí cho hoạt động R&D

Trong những nãm qua Traphaco đã rất chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển, chi phí đẩu tư cho công tác này ngày một tăng năm 2005 chiếm tới 6,93% tổng doanh thu các sản phẩm Đông dược.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá một số chính sách và chiến lược makerting nhóm thuốc đông dược của công ty cổ phần dược phẩm traphaco (giai đoạn 2001 2005) (Trang 32 - 34)