Nhãn hiệu sản phẩm

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá một số chính sách và chiến lược makerting nhóm thuốc đông dược của công ty cổ phần dược phẩm traphaco (giai đoạn 2001 2005) (Trang 38 - 41)

Khi hoạch định một chiến lược Marketing cho từng sản phẩm, nhà sản xuất phải đứng trước một vấn đề đó là quyết định về nhãn hiệu hàng hoá. Quyền sở

hữu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá là một vấn đề quan trọng không chỉ trong Marketing mà còn trong Marketing dược. Một nhãn hiệu có uy tín sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho công ty và niềm tin cho khách hàng. Đó là tài sản vô giá mà tất cả các DN đều muốn có.

Tên gọi Traphaco (Transport Phamaceutical Company) thể hiện quá trình phát triển, sự thừa hưởng truyền thống của DN được hiện hữu trên tất cả các hình thức giao dịch, khuếch trương và quảng bá của công ty cùng với biểu trưng của công ty- chữ R cách điệu trong hình lục giác đã góp phần đưa hình ảnh sản phẩm và DN ăn sâu vào tâm trí khách hàng. Đặc biệt là logo và khẩu hiệu chiến lược: “Công nghệ mới và bản sắc cổ truyền” - nó thể hiện sự gắn kết giữa truyền thống với hiện đại, thể hiện định hướng chú trọng, kế thừa và phát huy các bài thuốc cổ bằng áp dụng công nghệ tiến.

Hình 3.18: Logo và tên thương mại của công tỵ

♦> Tên thương mạinhăn hiệu hình cho sản phẩm.

Tên sản phẩm là một phẩn quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm bởi nó không chỉ mang dấu ấn thương hiệu, chuyển tải các thông điệp về sản phẩm mà qua đó, nó còn thể hiện thông điệp của công ty. Các chế phẩm đông dược của Traphaco được đặt tên dựa trên:

+ Tên của bài thuốc: Lục vị ẩm, Thập toàn đại bổ, ...

+ Tên công dụng sản phẩm: Hoạt huyết dưỡng não, Viên sáng mắt, Hoàn điều kinh bổ huyết...

+ Tên vị thuốc chính: Sâm nhung linh dược, Đan sâm tam thất, Hà thủ ô... + Tên thương mại: Slaska, Sitar, Cagu, Queeenbody...

Khi gắn tên cho các chế phẩm Đông dược, Traphaco cũng đồng thời tiến hành đăng kí bảo hộ, tránh trường hợp bị các đối thủ cạnh tranh nhái theo. Tuy

nhiên, nhà nước chỉ bảo hộ các chế phẩm đã được gắn tên thương mại. Khảo sát các chế phẩm Đông dược được gắn tên thương mại của công ty cho kết quả:

Bảng 3.10: Khảo sát số lượng các thuốc ĐD được gắn tên thương mại

STT Chỉ tiêu Số lượng

1 Sản phẩm Đông dược được phép lun hành 72 2 Sản phẩm Đông dược tên thương mại 30 3 Tỷ lệ % thuốc Đông dược được gắn tên thương mại 41,67

□ Gắn tên thương mại ■ Không gắn tên thương mại

Hình 3.19: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ thuốc Đông dược được gắn tên thương mại

Để hạn chế cạnh tranh thiếu lành mạnh, nhái mẫu mã, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, Traphaco cũng đồng thòi đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hình đối với một số chế phẩm Đông dược. Hình thức bảo hộ nhãn hiệu hình được công ty áp dụng chủ yếu với các chế phẩm không được bảo hộ tên thương mại. Khảo sát số lượng chế phẩm Đông dược được đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hình cho kết quả:

Bảng 3.11: Khảo sát sô'lượng thuốc Đông dược được bảo hộ nhãn hiệu hình

STT Chỉ tiêu Số lượng

1 Tổng số sản phẩm đăng kí lưu hành 72 2 Sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu hình 11 3 Tỷ lệ % chế phẩm được bảo hộ 15,3

□ Được gán nhãn hiệu □ Không được gắn nhãn hiệu

Chính nhờ việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hình, Traphaco đã bảo vệ được thị phần của mình và có đầy đủ các điều kiện pháp lý khi tiến hành khiếu kiện các vi phạm về nhãn hiệu của các sản phẩm cạnh tranh thiếu lành mạnh như: Hoạt huyết dưỡng não (Foripharm), Viên sáng mắt (Công ty Dược Ninh Bình)...

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá một số chính sách và chiến lược makerting nhóm thuốc đông dược của công ty cổ phần dược phẩm traphaco (giai đoạn 2001 2005) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)