Giải pháp nội bộ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 105 - 107)

5.2.1.1 Nguyên liệu đầu vào

Hiện nay tại khu vực địa bàn gần công ty, diện tích nuôi tôm ngày càng tăng lên, tuy nhiên, các hộ nuôi ở khu vực này vẫn còn mang tính tự phát, do đó làm cho sản lƣợng nguyên liệu không ổn định trong thời gian dài. Chính vì thế, để đảm bảo cho nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu, tránh tình trạng rủi ro về giá cho việc ký kết hợp đồng, công ty cần chú trọng:

- Tăng cƣờng mối quan hệ thƣờng xuyên với các nhà cung ứng để đảm bảo nguồn nguyên liệu đƣợc ổn định bằng cách bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ cho ngƣời nuôi về mặt kỹ thuật, cách chọn con giống, hƣớng dẫn trị bệnh khi xảy ra, có thể hỗ trợ một phần về vốn cho ngƣời chăn nuôi xem nhƣ đặt cọc (hỗ trợ về con giống, thuốc thú y,...), hƣớng dẫn họ sử dụng kháng sinh, hóa chất và nhận biết các chất không đƣợc sử dụng. Từ đó sẽ đảm bảo cung cấp cho công ty một lƣợng nguyên liệu sạch và ngƣời nuôi cũng đƣợc yên tâm không còn lo ngại về đầu ra và công ty cũng đảm bảo đƣợc đầu vào.

- Tập trung đầu tƣ vào nguồn nguyên liệu nuôi tại chỗ, xây dựng trang trại nuôi tôm sạch chất lƣợng cao.

- Áp dụng các quy trình nuôi trồng kỹ thuật cao, hạn chế tuyệt đối các loại thức ăn, các loại thuốc trị bệnh có hàm lƣợng kháng sinh cao.

- Tuyển chọn các chuyên viên có kỹ thuật và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề quản lý chất lƣợng các ao nuôi.

- Mở rộng chƣơng trình hợp tác với nông dân có chọn lọc nhằm tăng sản lƣợng nguyên liệu đƣợc giám sát, hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản. Xây dựng mô hình liên kết chặt chẽ giữa: ngƣời nuôi - nhà cung cấp thức ăn, thuốc thú y - nhà cung cấp con giống - nhà sản xuất, chế biến.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác uy tín với các đại lý thu mua nhƣ: + Thanh toán các khoản tiền đúng hạn.

+ Không ép giá

+ Hỗ trợ tài chính cho các đại lý trong những lúc vào mùa để nhận đƣợc nguồn nguyên liệu có chất lƣợng cao.

93

5.2.1.2 Giải pháp để hoàn thành tốt các nghiệp vụ xuất khẩu

Là một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng hóa thì việc quan trọng là cần phải trang bị và cập nhật kiến thức ngoại thƣơng cho các nhân viên phụ trách công tác xuất khẩu. Đồng thời cần phải có yêu cầu khắt khe hơn về trình độ ngoại ngữ của các nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh khi tuyển dụng. Thông thạo và nhuần nhuyễn trong các nghiệp vụ ngoại thƣơng sẽ đảm bảo không để xảy ra sơ suất, không để các đối tác có cơ hội ràng buộc khi tận dụng những “khe hở” trong hợp đồng mà chúng ta không nắm vững.

5.2.1.3 Hoàn thiện công tác marketing của công ty

Thành lập bộ phận Marketing chuyên biệt

Để hoạt động kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả cao hơn trong tƣơng lai, công ty cần phải củng cố lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trƣờng, nắm bắt đƣợc các đặc điểm của thị trƣờng, thị hiếu tiêu dùng, nắm đƣợc các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh mà xây dựng cho mình chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác marketing, công ty nên:

- Xem xét việc xây dựng một bộ phận marketing riêng biệt, có chính sách bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ nhân viên hoặc tuyển dụng nhân viên chuyên nghiên cứu về thị trƣờng cùng với nhân viên marketing có đủ kinh nghiệm và dành một chi phí nhất định cho hoạt động này để theo kịp xu thế phát triển và sự biến động của thị trƣờng hiện nay.

- Tổ chức phối hợp đồng bộ giữa bộ phận marketing và bộ phận kinh doanh. Mô hình tổ chức marketing đƣợc thực hiện theo chức năng: là bộ phận nghiên cứu thị trƣờng, xúc tiến bán hàng và thực hiện công tác chiêu thị.

- Xây dựng đội ngũ marketing nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong nƣớc và nƣớc ngoài tại thị trƣờng mình nghiên cứu. Nghiên cứu và nhận dạng các đối thủ cạnh tranh, chiến lƣợc của đối thủ: chiến lƣợc giá, chào hàng, khuyến mãi, quảng cáo,... từ đó đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ để có chiến lƣợc hoạt động hiệu quả hơn.

Chính sách sản phẩm

Xây dựng và phát triển hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Trong những năm gần đây do xu hƣớng cạnh tranh gay gắt về thị trƣờng xuất khẩu, các mặt hàng mới đa dạng về mẫu mã và đảm bảo chất lƣợng sẽ đƣợc khách hàng ƣa chuộng hơn. Do đó, công ty cần phát triển mạnh hơn nữa các mặt

94

hàng chủ lực, bên cạnh đó tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của từng thị trƣờng để có những chiến lƣợc phát triển sản phẩm mới cho phù hợp.

Quản lý chất lƣợng sản phẩm: Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trƣờng nên công ty cần xây dựng cho mình một chiến lƣợc sản phẩm hợp lí. Về chất lƣợng sản phẩm, công ty phải luôn đảm bảo bởi đây là một yếu tố quan trọng để cạnh tranh với đối thủ. Công ty cần phải chú trọng nắm vững tình hình sản xuất nhƣ thời vụ, khả năng đáp ứng nguyên vật liệu, trình độ lành nghề của công nhân. Hàng hóa phải đảm bảo từ chất lƣợng bên trong đến cách trang trí, trình bày bên ngoài, nắm vững đƣợc những yêu cầu của thị trƣờng về quy cách phẩm chất bao bì, cách trình bày nội dung bên ngoài bao bì, thùng carton. Bao bì của sản phẩm làm thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến sản phẩm. Vì vậy, công ty nên chú ý đến chất lƣợng, mẫu mã và sự tiện dụng của bao bì khi thiết kế, tạo ra những bao bì đẹp phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và thân thiện với môi trƣờng.

Chính sách giá cả

Tùy vào từng thời điểm, công ty cần có những chính sách giá khác nhau. Đối với ngành thủy sản, giá cả biến động và không theo quy luật cụ thể mà phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ: nguồn nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất chế biến, chi phí vận chuyển,… Do đó, trong giai đoạn hiện nay công ty nên:

+ Phân loại các chi phí để sản xuất sản phẩm xuất khẩu một cách chính xác và thích hợp, xem xét các yếu tố có thể giúp làm giảm giá thành sản phẩm. + Thu thập và xử lý tốt các thông tin thị trƣờng nhƣ ngƣời mua, ngƣời bán, nhu cầu thị trƣờng mà công ty đang hƣớng tới, mối quan hệ của công ty với các khách hàng trong từng thị trƣờng. Từ đó, đề ra mức giới hạn giá để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc ký kết hợp đồng.

Bên cạnh đó, công ty cần nắm bắt những thông tin về giá cả trên các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, Nhật, căn cứ vào đó để đƣa ra mức giá cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, công ty nên dựa vào tập quán tiêu dùng trên thị trƣờng, thời gian nào thì nhu cầu ở thị trƣờng nào cao mà định giá hợp lý và luôn nghiên cứu đổi mới trang thiết bị thu hồi thành phẩm, giảm thiểu tỷ lệ phế phẩm cũng giúp cho việc giảm thiểu chi phí chế biến và cũng góp phần giảm giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 105 - 107)