Cơ cấu xuất khẩu tôm theo từng thị trƣờng

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 60 - 77)

Các thị trƣờng xuất khẩu chính của công ty bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Canada,… Tổng sản lƣợng xuất khẩu cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trƣờng mỗi năm đều tăng nhƣng theo mỗi thị trƣờng thì có sự biến động tăng giảm khác nhau.

Giai đoạn 2011 – 2013:

Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu của công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú từ năm 2011 đến năm 2013 đƣợc trình bày trong hai bảng 4.1 và 4.2 dƣới đây:

48

Bảng 4.1: Sản lƣợng xuất khẩu tôm sang các thị trƣờng của công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú từ năm 2011 đến 2013

Đơn vị tính: Nghìn tấn

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

Thị trƣờng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 +/- % +/- % Mỹ 9,98 10,42 13,58 0,44 4,41 3,16 30,33 Nhật Bản 5,46 7,72 9,70 2,26 41,39 1,98 25,65 EU 3,63 2,94 2,72 (0,69) (19,01) (0,22) (7,48) Hàn Quốc 3,52 5,42 3,88 1,90 53,98 (1,54) (28,42) Canada 2,46 2,40 3,49 (0,06) (2,44) 1,09 45,42 Khác 2,13 3,15 5,43 1,02 47,89 2,28 72,38 Tổng 27,18 32,05 38,80 4,87 17,92 6,75 21,06

49

Bảng 4.2: Kim ngạch xuất khẩu tôm sang các thị trƣờng của công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú từ 2011 đến 2013 Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

Thị trƣờng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Mỹ 123,02 36,79 121,37 32,51 185,40 35,00 (1,65) (1,34) 64,03 52,76 Nhật 70,24 21,01 95,62 24,45 130,30 25,00 25,38 36,13 34,68 36,27 EU 42,85 12,81 32,95 8,95 38,20 7,00 (9,90) (23,10) 5,25 15,93 Hàn Quốc 42,25 12,63 57,19 17,11 51,30 10,00 14,94 35,36 (5,89) (10,30) Canada 30,17 9,02 29,18 6,98 48,90 9,00 (0,99) (3,28) 19,72 67,58 Khác 25,86 7,74 33,09 10,00 65,43 14,00 7,23 27,96 32,34 97,73 Tổng 334,39 100 369,40 100 519,53 100 35,01 10,47 150,13 40,64

50

4.1.2.1 Thị trường Mỹ

Đặc điểm thị trường tiêu thụ thủy sản ở Mỹ

Thị trƣờng Mỹ luôn là một thị trƣờng hấp dẫn không chỉ đối với các nƣớc châu Á (trong đó có Việt Nam) mà còn là mục tiêu của nhiều nƣớc trong các châu lục khác. Trong số các thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam thì Mỹ là thị trƣờng khá rộng lớn và giàu tiềm năng, chỉ đứng sau Nhật Bản. Nƣớc Mỹ với 280 triệu dân, thu nhập bình quân đầu ngƣời vào loại cao nhất thế giới, đời sống vật chất của ngƣời dân Mỹ ở mức rất cao nên nhu cầu về các loại thực phẩm là rất lớn cả về số lƣợng và chất lƣợng, trong đó đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản. Sức mua của ngƣời dân Mỹ lớn, giá cả ổn định, mặt hàng chất lƣợng càng cao, càng đắt giá thì lại càng dễ tiêu thụ. Mỹ cũng có một ngành thuỷ sản khá phát triển, tuy nhiên nó vẫn không đủ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngƣời dân về chủng loại và chất lƣợng ở một số mặt hàng thuỷ sản. Chính vì thế Mỹ vẫn phải nhập khẩu từ các nƣớc khác.

Hơn nữa, ngƣời dân Mỹ lại rất tự do trong việc lựa chọn các mặt hàng tiêu dùng cho mình, họ có thể lựa chọn một sản phẩm trong hoặc ngoài nƣớc tuỳ ý miễn là đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ. Do đó rất nhiều các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nƣớc Mỹ đổ xô vào thị trƣờng tiêu thụ béo bở này tạo nên một môi trƣờng cạnh tranh khá căng thẳng. Việt Nam với những lợi thế riêng về chất lƣợng sản phẩm tự nhiên, hàng năm nƣớc ta vẫn xuất sang Mỹ một số lƣợng lớn sản phẩm thuỷ sản đƣợc chế biến dƣới nhiều hình thức khác nhau. Các sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng Mỹ ƣa chuộng. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, các món ăn chế biến từ tôm ngày càng phổ biến. Theo Cục Xúc tiến Thƣơng mại, tôm đông lạnh nhập khẩu đƣợc ngƣời Mỹ ƣa thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Ngƣời tiêu dùng thƣờng mua tôm với nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26 - 30 con/pound (pound ≈ 0,45 kg) và 36 - 40 con/pound. Ngoài ra, tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Mỹ. Thị trƣờng tôm của Mỹ có xu hƣớng rất rõ ràng theo yêu cầu về sức khỏe và thuận lợi cho ngƣời tiêu dùng. Các sản phẩm thủy hải sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của nƣớc này.

Bên cạnh đó, thị trƣờng Mỹ cũng là một thị trƣờng khá khắt khe. Thị trƣờng Mỹ rộng lớn và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng Mỹ rất cao. Một sản phẩm thuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lƣợng, độ an toàn thực phẩm và hàm lƣợng chất dinh dƣỡng thì mới có đủ khả năng xuất hiện và cạnh tranh trên thị trƣờng Mỹ. Nếu không có đủ tất cả các yêu cầu trên thì sản phẩm đó sẽ bị các sản phẩm của các hãng khác cạnh tranh loại bỏ, hoặc bị chính ngƣời

51

tiêu dùng Mỹ tẩy chay, khả năng tồn tại và phát triển của sản phẩm đó là rất khó khăn. Đó là về phía những ngƣời tiêu dùng còn về phía Chính phủ Mỹ cũng có rất nhiều những quy định đặt ra cho các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu. Khi đƣa sản phẩm thuỷ sản vào thị trƣờng Mỹ, chúng ta phải quan tâm và hiểu đƣợc hệ thống pháp luật của Mỹ. Hệ thống luật của Mỹ khá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Khi xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, các doanh nghiệp phải am hiểu các quy định nhƣ: thuế chống bán phá giá, chống khủng bố sinh học, các thủ tục hải quan, luật chống độc quyền, luật trách nhiệm đối với sản phẩm,… Vì vậy, nếu không nghiên cứu tìm hiểu rõ thì các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những thua thiệt nặng nề trong kinh doanh.

Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ

Từ số liệu ở bảng 4.1 và bảng 4.2, ta có biểu đồ thể hiện sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trƣờng Mỹ của công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013.

9,98 10,42 13,58 121,37 185,40 123,02 0 2 4 6 8 10 12 14 16

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Triệu USD Nghìn tấn 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Sản lƣợng Kim ngạch

Nguồn: Bảng số liệu so sánh thị phần xuất khẩu của công ty từ 2011 – 2013

Hình 4.2 Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty sang Mỹ từ năm 2011 đến 2013

Qua các năm từ 2011 – 2013, Mỹ là thị trƣờng nhập khẩu tôm lớn nhất của công ty. Năm 2011, sản lƣợng tôm công ty xuất khẩu sang thị trƣờng này là 9,98 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 123,02 triệu USD, chiếm tỷ trọng 36,79% giá trị xuất khẩu. Đến năm 2012, công ty xuất khẩu sang Mỹ với số lƣợng 10,42 nghìn tấn, tăng 0,44 nghìn tấn, tƣơng đƣơng tăng 4,41% so với năm 2011; kim ngạch xuất khẩu năm 2012 chiếm tỷ trọng 32,51%, đạt 121,37

52

triệu USD, giảm 1,65 triệu USD, ứng với giảm 1,34% so với năm 2011. Diễn biến trên thị trƣờng Mỹ cho thấy giá tôm có chiều hƣớng giảm liên tục trong 8 tháng đầu năm 2012. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chƣa phục hồi, ngƣời tiêu dùng hạn chế chi tiêu thì tôm giá rẻ hơn sẽ là sự lựa chọn thích hợp đối với nhiều thị trƣờng nhập khẩu tôm, không ngoại trừ Mỹ. Ở bất cứ thời điểm nào, cạnh tranh giá luôn là vấn đề quan trọng nhƣng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhƣ lúc này, giá sản phẩm trở thành yếu tố “sống còn” bởi phần lớn ngƣời tiêu dùng luôn nhìn vào giá để quyết định lựa chọn sản phẩm. Điều này lí giải lƣợng xuất khẩu tôm sang Mỹ của công ty trong năm 2012 tăng nhƣng kim ngạch lại giảm so với năm 2011, bởi do giá cả tại thị trƣờng này quyết định. Mặc dù năm 2012 là thời kì khó khăn của ngành tôm do dịch bệnh, nguồn cung nguyên liệu khan hiếm,… nhƣng công ty vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của thị trƣờng Mỹ với bằng chứng là sản lƣợng xuất khẩu vẫn tăng, trong khi lƣợng cung cấp của những doanh nghiệp khác đều giảm mạnh tại thị trƣờng này.

Năm 2013, sản lƣợng xuất khẩu cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Mỹ đều tăng trên 30%. Sản lƣợng xuất khẩu sang thị trƣờng này tăng lên 13,58 nghìn tấn, tức là tăng 3,16 nghìn tấn, tƣơng ứng tăng 30,33% so với năm 2012; kim ngạch đạt 185,40 triệu USD, chiếm 35,00% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty, tăng 64,03 triệu USD so với năm trƣớc, tƣơng đƣơng tăng 52,76%. Giải thích cho sự tăng trƣởng này là do ngày 10/09/2013, Bộ Thƣơng mại Mỹ (DOC) đã ra Quyết định cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá tôm nƣớc ấm đông lạnh Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ giai đoạn từ ngày 01/02/2011 - 31/01/2012. Tại quyết định này, 33 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tham gia đợt xem xét hành chính lần thứ 7 này (POR7) đƣợc công nhận là không bán phá giá tôm trên thị trƣờng Mỹ và đƣợc hƣởng mức thuế chống bán phá giá là 0%. Cũng trong tháng này, Ủy ban Thƣơng mại Quốc tế Mỹ (ITC) cũng quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp 4,52% của Bộ Thƣơng mại Mỹ (DOC) đối với tôm Việt Nam trong vụ kiện chống trợ cấp do ngành tôm nội địa Mỹ khởi xƣớng năm 2012. Với mức thuế đƣợc giảm xuống, góp phần tạo điều kiện cho công ty có cơ hội xuất khẩu sang thị trƣờng này với số lƣợng lớn hơn. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt lớn nguồn cung trên toàn thế giới do chịu ảnh hƣởng của bệnh tôm chết sớm, sản lƣợng tôm ở nhiều nƣớc thiếu hụt nghiêm trọng. Tại hai nƣớc có nguồn nguyên liệu tôm lớn là Thái Lan và Malaysia, bệnh tôm chết sớm đã làm giảm hơn 50% sản lƣợng, vì vậy từ cuối năm 2012 đến tháng 07/2013, giá tôm tăng liên tục tại thị trƣờng Mỹ dẫn đến lƣợng xuất khẩu cũng nhƣ kim ngạch của công ty tăng nhanh tại thị trƣờng này.

53

4.1.2.2 Thị trường Nhật Bản

Đặc điểm thị trường tiêu thụ thủy sản ở Nhật Bản

Là một quốc gia bốn bề gắn liền với biển, ngay từ những ngày mới khai quốc, Nhật Bản đã có thói quen ăn thủy sản và coi đó nhƣ là nguồn thực phẩm chính của họ. Nhật Bản là một trong những nƣớc tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới suốt nhiều năm qua. Ngƣời dân Nhật Bản có thói quen ăn nhiều thủy hải sản trong bữa ăn, thƣờng là dùng các loại cá biển, các loại hải sản tôm, mực,... với những cách chế biến đặc biệt. Tôm là loại hải sản đƣợc ngƣời Nhật đặc biệt ƣa chuộng và xem trọng. Hằng năm, mỗi hộ gia đình Nhật Bản chi khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thuỷ sản, chiếm khoảng 13% tổng chi tiêu cho thực phẩm.

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nƣớc năm 1973, trao đổi thƣơng mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã tăng trƣởng nhanh chóng. Riêng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngay từ những ngày đầu Nhật Bản đã là thị trƣờng gắn bó truyền thống. Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang Nhật Bản gặp nhiều khó khăn do tiêu chuẩn của nƣớc này quá cao. Nhật Bản là một thị trƣờng cực kì khó tính, ngƣời dân Nhật Bản luôn yêu cầu rất khắt khe với sản phẩm, thậm chí còn đòi hỏi cao hơn nhiều nƣớc Âu, Mỹ. Do đời sống cao nên ngƣời Nhật đặt ra những tiêu chuẩn rất cao về chất lƣợng, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lƣợng tốt. Họ đòi hỏi chất lƣợng sản phẩm phải đồng đều và ổn định. Ngƣời tiêu dùng Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó Nhật Bản có những quy định rất khắt khe trong lĩnh vực này. Danh mục các hóa chất và kháng sinh bị cấm, hạn chế sử dụng thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, mức phát hiện dƣ lƣợng liên tục bị hạ thấp. Đó là một loại rào cản kỹ thuật buộc các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phải liên tục khắc phục.

Hiểu đƣợc yêu cầu về sở thích và thị hiếu của ngƣời dân Nhật Bản là yết tố chính yếu quyết định việc tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản có thành công hay không. Ngƣời Nhật cực kỳ quan tâm tới mùi vị, vẻ bề ngoài, độ tƣơi mới của thuỷ sản,... Ngƣời Nhật Bản rất có gu thẩm mỹ, sản phẩm đƣợc ƣa chuộng phải có mẫu mã đẹp, bảo đảm yếu tố nhã nhặn và độ tinh xảo, họ không thích những thứ quá lòe loẹt. Đặc biệt, yếu tố tƣơi mát, tiện lợi, an toàn thực phẩm và giá thấp là những yếu tố có thể coi là quyết định tới việc ngƣời Nhật mua thủy sản. 65% ngƣời tiêu dùng coi độ tƣơi mới là yếu tố quan trọng nhất, 33% coi trọng nơi xuất xứ và thƣơng hiệu, 30% coi trọng chất lƣợng và hàm lƣợng

54

chất béo, 20% coi trọng giá, 10% coi trọng vị, 8% coi trọng màu sắc, 6% coi trọng độ lành mạnh, tự nhiên và 6% coi trọng khối lƣợng.

Ngƣời Nhật Bản cực kỳ quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Họ ý thức về việc bảo vệ chất lƣợng sống, chất lƣợng môi trƣờng sống và không ngừng nâng cao cuộc sống mỗi ngày. Nhiều năm qua, ngƣời dân Nhật đã loại bỏ việc đóng gói hàng hóa bằng vỏ nhựa hóa học, vật liệu khó tiêu hủy. Các sản phẩm đƣợc tiêu thụ tại Nhật phải tuân thủ yếu tố thân thiện với môi trƣờng, không gây độc hại với môi trƣờng. Họ không chấp nhận sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ độc hại, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Ngƣời Nhật và doanh nghiệp Nhật coi trọng đảm bảo yếu tố chất lƣợng, giá cả và sự chuyển giao hàng đúng thời hạn. Theo đó, các sản phẩm khi sang thị trƣờng Nhật phải đảm bảo chất lƣợng đồng loạt tƣơng đƣơng nhau.

Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản

Dựa vào số liệu ở bảng 4.1 và bảng 4.2, ta có biểu đồ thể hiện sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trƣờng Nhật Bản của công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013.

9,70 5,46 7,72 130,3 70,24 95,62 0 2 4 6 8 10 12

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Triệu USD Nghìn tấn 0 20 40 60 80 100 120 140 Sản lƣợng Kim ngạch

Nguồn: Bảng số liệu so sánh thị phần xuất khẩu của công ty từ 2011 – 2013

Hình 4.3 Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty sang Nhật Bản từ năm 2011 đến 2013

Từ hình 4.3, ta thấy sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trƣờng Nhật Bản tăng đều qua mỗi năm. Năm 2012, công ty xuất khẩu 7,72 nghìn tấn sản phẩm tôm sang Nhật, tăng 2,26 nghìn tấn so với năm 2011, tƣơng đƣơng tăng 41,39%; kim ngạch đạt 95,62 triệu USD, chiếm 24,45% giá trị xuất khẩu, kim ngạch tăng 25,38 triệu USD, ứng với tăng 36,13% so với năm trƣớc. Đến năm 2013, sản lƣợng nhập khẩu của thị trƣờng này tăng lên

55

9,70 nghìn tấn, tức là nhu cầu tiêu thụ cao hơn năm 2012 là 1,98 nghìn tấn, tƣơng đƣơng tăng 25,65%; giá trị xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ với tỷ trọng năm 2013 chiếm 25,00%, điều này nghĩa là kim ngạch của công ty thu đƣợc từ thị trƣờng Nhật cũng đứng vị trí thứ hai, đạt 130,30 triệu USD và tăng 34,68 triệu USD so với năm 2012, tƣơng đƣơng tăng 36,27%.

Nhật Bản là một thị trƣờng khó tính và khắt khe, luôn đặt ra các yêu cầu cao cho sản phẩm nhập khẩu sang nƣớc của họ. Ngƣời Nhật có nhu cầu rất cao về các sản phẩm cao cấp và giá trị gia tăng. Nắm bắt đƣợc những điều này, công ty luôn sản xuất, chế biến các sản phẩm đáp ứng mọi tiêu chuẩn mà Nhật

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)