Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 35)

- Sử dụng phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tƣơng đối của các chỉ tiêu kinh tế để làm rõ tình hình biến động, thấy đƣợc sự chênh lệch cũng nhƣ tốc độ phát triển của các chỉ tiêu, từ đó nhận định và đánh giá hiệu quả cũng nhƣ những hạn chế đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu hiện nay của công ty.

23

+ Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. So sánh tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau để thấy đƣợc mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế đó.

∆y = y1 – y0

Trong đó: ∆y là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế y1 là chỉ tiêu năm sau

y0 là chỉ tiêu năm trƣớc

+ Phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối : là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tỷ lệ của các số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng. ∆y = 0 0 1 y y y  × 100

- Sử dụng phƣơng pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của các chỉ tiêu phân tích.

- Sử dụng ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty, cơ hội và nguy cơ bên ngoài công ty, từ đó đề ra phƣơng hƣớng và biện pháp khắc phục.

* Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

Ma trận SWOT

Opportunities (Cơ hội)

-… - -

Threats (Đe dọa)

-… - - Strengths (Điểm mạnh) -… - - Chiến lƣợc SO Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Chiến lƣợc ST Vƣợt qua những bất trắc bằng tận dụng các điểm mạnh

Wesknesses (Điểm yếu)

-… - -

Chiến lƣợc WO

Hạn chế các yếu điểm để lợi dụng các cơ hội

Chiến lƣợc WT

Tối thiểu hóa điểm yếu và tránh khỏi các đe dọa - Chiến lƣợc SO: các chiến lƣợc dựa trên ƣu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trƣờng.

24

- Chiến lƣợc WO: các chiến lƣợc dựa trên khả năng vƣợt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trƣờng.

- Chiến lƣợc ST: các chiến lƣợc dựa trên ƣu thế của công ty để tránh nguy cơ của thị trƣờng.

- Chiến lƣợc WT: các chiến lƣợc dựa trên khả năng vƣợt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ cảu thị trƣờng.

Chiến lƣợc hiệu quả là những chiến lƣợc tận dụng đƣợc các cơ hội bên ngoài kết hợp sức mạnh bên trong doanh nghiệp nhằm vô hiệu hóa hoặc giảm thiểu đƣợc những nguy cơ bên ngoài và hạn chế hoặc vƣợt qua đƣợc những yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Từ đó, dựa vào những tiềm lực có sẵn và các tận dụng thời cơ thị trƣờng để đƣa doanh nghiệp vƣơn lên ngày càng phát triển.

25

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ VÀ TỔNG QUAN VỀ

NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp Tƣ nhân xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú, đƣợc thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992 với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng. Sau hơn hai mƣơi năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú trở thành một Tập đoàn Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nƣớc và có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.

Một số thông tin chung về công ty:

 Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú

 Tên thƣơng mại: MINHPHU SEAFOOD CORP

 Địa chỉ: Khu công nghiệp phƣờng 8, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

 Điện thoại: (+84) 780.3.838.262 - 3.839.391 - 3.820.044

 Fax: (+84) 780.3.833.119 - 3.668.795

 Website: www.minhphu.com

 Email: minhphu@minhphu.com.vn

 Mã xuất khẩu: DL 145, DL 734

 Hệ thống quản lý chất lƣợng: HACCP, BAP, ISO 9001:2000, GMP, BRC, GlobalGAP,...

Những dấu mốc quan trọng:

Giai đoạn 1: Từ năm 1992 đến năm 2002 là thời kỳ hình thành và tích lũy của doanh nghiệp.

- Ngày 14/12/1992, doanh nghiệp tƣ nhân Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú đƣợc thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng, ngành nghề chính là chế biến tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong tỉnh.

- Ngày 01/07/1998, xí nghiệp đƣợc đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến thủy sản Minh Phú, đồng thời vốn điều lệ tăng lên 5 tỷ đồng.

- Ngày 17/04/2000, xí nghiệp tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 43,7 tỷ đồng. Ngày 10/08/2000, xí nghiệp tăng vốn lên 79,6 tỷ đồng.

26

Giai đoạn 2: Từ năm 2002 đến tháng 05/2006, đánh dấu bằng việc chuyển đổi từ hình thức Công ty tƣ nhân sang Công ty TNHH và phát triển nhanh về quy mô của doanh nghiệp.

- Tháng 12/2002, chuyển đổi thành Công ty TNHH XNK Thủy sản Minh phú, và tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng.

- Ngày 21/10/2003, công ty tiếp tục tăng vốn lên 180 tỷ đồng, đồng thời bổ sung thêm chức năng: kinh doanh bất động sản, đầu tƣ kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

Giai đoạn 3: Từ tháng 05/2006 đến nay.

- Ngày 31/5/2006, Minh Phú chuyển sang hình thức công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 600 tỷ đồng và trở thành công ty mẹ của các công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quí, công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phát, công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Minh Phú, công ty TNHH Thủy hải sản Minh Phú Kiên Giang và 1 công ty liên kết là Mseafood.

Năm 2006 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc khép kín sản xuất. Từ khâu sản xuất tôm giống, sản xuất chế phẩm sinh học, nuôi tôm thƣơng phẩm và chế biến xuất khẩu. Đây là một bƣớc tiến quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi khắt khe của thị trƣờng.

- Công ty thực hiện niêm yết với mã chứng khoán MPC vào ngày 14/12/2007.

- Ngày 25/06/2008, góp vốn vào Công ty Mseafood USA 20 triệu USD chiếm 90% vốn điều lệ của Công ty Mseafood.

- Ngày 08/07/2008, thành lập Công ty TNHH một thành viên sản xuất chế phẩm sinh học Minh Phú với vốn điều lệ 4,5 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú sở hữu 100%.

- Ngày 17/08/2009, khởi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú - Hậu Giang công suất 40.000 tấn thành phẩm/năm với vốn đầu tƣ khoảng 50 triệu USD.

- Ngày 26/05/2010, thành lập Công ty TNHH một thành viên nuôi tôm sinh thái Minh Phú với vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú sở hữu 100%.

- Ngày 11/11/2010, thành lập Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú - Lộc An với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú sở hữu 100%.

27

- Ngày 26/07/2011, tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH chế biến Thủy sản Minh Phú – Hậu Giang từ 500 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, công ty mẹ Minh Phú sở hữu 97,5%.

- Ngày 06/12/2011, thành lập công ty TNHH MTV nuôi trồng Thủy sản Minh Phú - Hòa Điền với vốn điều lệ 250 tỷ đồng, công ty mẹ Minh Phú sở hữu 100%.

- Ngày 18/10/2012, giải thể công ty TNHH MTV nuôi trồng thủy sản Minh Phú - Ninh Thuận.

- Ngày 19/10/2013, Tập đoàn thủy sản Minh Phú đạt đƣợc thỏa thuận chào bán riêng lẻ 26,67 triệu cổ phiếu, tƣơng đƣơng 30,77% cổ phần của công ty con là Công ty thủy sản Minh Phú - Hậu Giang cho Công ty TNHH Mitsui & Co (Asia Paciffic) – Công ty con tại Singapore thuộc tập đoàn Mitsui.

- Ngày 18/11/2013, chuyển đổi tên Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú - Hậu Giang thành Công ty cổ phần thủy sản Minh Phú - Hậu Giang và tăng vốn điều lệ lên 866.666.670.000 đồng, trong đó Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú sở hữu 67,5%, Công ty TNHH Mitsui & Co (Asia Paciffic) sở hữu 30,8% và ông Nguyễn Thanh Cần sở hữu 1,7%. (Nguồn: www.minhphu.com).

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có các công ty thành viên sau:

1. Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quí 2. Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phát

3. Công ty TNHH thủy hải sản Minh Phú – Kiên Giang 4. Công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Minh Phú 5. Công ty CP thủy sản Minh Phú – Hậu Giang

6. Công ty TNHH MTV sản xuất chế phẩm sinh học Minh Phú 7. Công ty TNHH MTV nuôi tôm sinh tháu Minh Phú

8. Mseafood Corporation

9. Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú – Lộc An

Minh Phú hiện đang hoạt động dƣới mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Minh Phú là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát tại 3 công ty chế biến thủy sản Minh Phát, Minh Quí và Minh Phú - Hậu Giang. Còn 4 công ty con khác có vai trò hỗ trợ cho hoạt động phát triển giống, nuôi trồng và khâu phân

28

phối. Và công ty Mseafood đặt tại California - Mỹ, đại diện cho Minh Phú với hoạt động kinh doanh chính là nhập khẩu, phân phối thủy sản.

3.1.2 Năng lực sản xuất

Minh Phú hiện là doanh nghiệp có năng lực chế biến tôm lớn nhất cả nƣớc. Công ty hiện có 4 nhà máy sản xuất là công ty mẹ và 3 công ty con: công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quí, công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phát, công ty cổ phần thủy sản Minh Phú – Hậu Giang, công suất tối đa 70.000 tấn/năm.

Minh Phú cũng là doanh nghiệp đầu tƣ hoạt động nuôi trồng tôm lớn nhất cả nƣớc, bao gồm hai vùng nuôi tôm công nghiệp ở Kiên Giang (diện tích 600 ha) và Lộc An – Vũng Tàu (300 ha), và vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau (320 ha).

3.1.3 Mục tiêu, chức năng và phạm vi hoạt động của công ty

Mục tiêu:

- Mục tiêu của công ty là xây dựng Minh Phú thành tập đoàn tôm hàng đầu với mô hình 1 công ty mẹ và hệ thống công ty con đƣợc tổ chức chuyên môn hóa cho từng công đoạn từ nguyên liệu, sản xuất và phân phối.

- Minh Phú tiếp tục phấn đấu vẫn là công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam.

- Hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín từ khâu tôm giống đến nuôi tôm, chế biến và tiêu thụ tôm thành phẩm trong nhóm công ty Minh Phú thông qua việc ƣu tiên nghiên cứu phát triển tôm giống và hoạt động nuôi tôm.

- Triển khai mạnh mẽ chuỗi cung ứng tôm bền vững Minh Phú để đủ cung cấp tôm chất lƣợng cao cho Minh Phú chế biến xuất khẩu.

- Mở rộng hoạt động chế biến đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trƣờng, đƣa ra nhiều loại sản phẩm khác nhau với nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau.

- Giữ vững thị trƣờng xuất khẩu hiện có, không ngừng mở rộng thị trƣờng xuất khẩu mới và đặc biệt xây dựng thƣơng hiệu Minh Phú thành thƣơng hiệu mạnh.

- Tăng cƣờng công tác quản trị doanh nghiệp, công tác tổ chức nhân sự, tiền lƣơng và không ngừng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực giỏi, luôn có chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân lao động.

29  Chức năng, phạm vi hoạt động:

 Ngành nghề kinh doanh:

- Chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản.

- Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu.

- Nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

- Kinh doanh bất động sản, đầu tƣ kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

- Nuôi trồng thủy sản, kinh doanh giống thủy sản, kinh doanh thức ăn thủy sản và đầu tƣ máy móc thiết bị, sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản.

- Kinh doanh tòa nhà cao ốc, văn phòng cho thuê.

 Thị trƣờng phân phối:

Minh Phú có đƣợc những thị trƣờng tiêu thụ lớn đó là Mỹ, Nhật và EU. Doanh số từ thị trƣờng Mỹ luôn chiếm gần ½ kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đối với Nhật Bản, đây là thị trƣờng tiêu thụ chính đối với các sản phẩm giá trị gia tăng của Minh Phú và luôn có những yêu cầu khắt khe về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Minh Phú đã có đƣợc những thị trƣờng tiêu thụ quan trọng, do đó công ty luôn luôn phải đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi từ phía nhà nhập khẩu. Đối với thị trƣờng Mỹ, Minh Phú đã thành lập công ty con là Mseafood bán theo giá DDP nhằm tránh rủi ro nếu thuế chống bán phá giá tăng. Nhƣ vậy, các nhà nhập khẩu sẽ an tâm nhập hàng của Minh Phú. Đây là một quyết định rất hợp lý để tạo niềm tin cho các nhà nhập khẩu.

3.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Năng lực quản trị

Chủ tịch hội đồng quản trị Minh Phú hiện nay là ông Lê Văn Quang, sinh năm 1958, xuất thân từ một kỹ sƣ công nghệ chế biến thủy sản. Từ năm 1981 – 1988, ông công tác tại Công ty XNK Thủy Hải Sản Minh Hải. Từ năm 1992, ông làm chủ Doanh nghiệp tƣ nhân Minh Phú cho đến nay là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Minh Phú.

Giám đốc tài chính là ông Lê Văn Điệp đồng thời cũng là em trai của ông Lê Văn Quang, xuất thân là cử nhân kinh tế. Từ 2008 đến nay, ông là Phó tổng Giám Đốc kiêm Giám Đốc tài chính Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú. Nhƣ vậy, trƣớc khi về làm chủ Minh Phú, ông Lê Văn Quang đã có một quá trình gắn bó lâu dài với ngành thủy sản và đúc kết cho mình những kinh nghiệm để mạnh dạn đƣa ra quyết định thành lập Minh Phú và có sự hỗ trợ

30

của em trai mình là giám đốc tài chính đã xác định những hƣớng đi riêng và chiến lƣợc phát triển hợp lý cho công ty.

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)

ĐHĐCĐ thƣờng niên mỗi năm họp 1 lần do Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) triệu tập trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, có quyền thảo luận và thống kê qua các vấn đề sau: báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của ban kiểm soát về tình hình công ty, báo cáo của HĐQT, báo cáo của các kiểm toán độc lập, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty.

Hội đồng quản trị (HĐQT)

HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục tiêu, chính sách, chiến lƣợc và quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật và điều lệ công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và chịu trách nhiệm về những vi phạm điều lệ của công ty, những sai phạm trong quản trị gây thiệt hại cho công ty và quyền lợi các cổ đông.

Ban kiểm soát

Thƣờng xuyên kiểm tra kiểm soát toàn diện trên tất cả các mặt nhƣ: Chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng, tính chấp hành chính sách chế độ về quản lý tài chính, chế độ kế toán nhà nƣớc ban hành. Thực hiện việc đầu tƣ, kiểm

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)