Phân tích ngành thủy sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 51)

3.2.1 Triển vọng ngành thủy sản ở Việt Nam

Thủy sản là một trong những ngành kinh tế lớn của Việt Nam với đóng góp bình quân 9 - 10%/năm vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Nhờ lợi thế có bờ biển dài hơn 3.260 km cùng hệ thống sông ngòi dày đặc với 112 cửa sông lạch, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển ngành thủy sản cả về hoạt động khai thác đánh bắt và hoạt động nuôi trồng. Tuy nhiên, do đầu tƣ manh mún, thiếu định hƣớng nên hoạt động khai thác đánh bắt vẫn phát triển khá ì ạch. Trong khi đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản đang phát triển khá nhanh trong các năm qua và ngày càng giữ vai trò chủ đạo cung cấp thủy sản cho tiêu thụ trong nƣớc và chế biến xuất khẩu. Trong đó, tôm và cá tra là hai loài thủy sản nuôi trồng chính của nƣớc ta.

Với bờ biển dài, diện tích vùng đất nƣớc lợ ven biển chiếm diện tích khá lớn, rất thuận lợi cho hoạt động nuôi tôm. Nhờ sản lƣợng nuôi trồng và năng lực sản xuất dồi dào, trong các năm qua, tôm luôn giữ vai trò là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu qua các năm luôn chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc.

Việt Nam đã trở thành một trong 5 nƣớc xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới cùng với Thái Lan, Ecuador, Indonesia, Ấn Độ. Hiện “con tôm” của Việt Nam đã đƣợc xuất khẩu đi hơn 100 thị trƣờng. Các thị trƣờng nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam lần lƣợt là Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ôxtrâylia,…

Trong năm 2013, XK tôm là niềm hi vọng và điểm sáng duy nhất của XK thủy sản Việt Nam. Tính đến hết tháng 11/2013, giá trị XK tôm Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm trƣớc. (Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam).

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu đƣợc dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong dài hạn. Theo FAO, đến năm 2015, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ đạt 165 triệu tấn (tăng bình quân 2,1%/năm), tiêu thụ thủy sản trên đầu ngƣời sẽ đạt 14,3 kg (mức hiện tại khoảng 14 kg, tăng khoảng 0,8%/năm). Trong đó, tôm với vai trò là một trong những sản phẩm thủy sản chính và có thể tái tạo để

39

thay thế dần cho các loài thủy sản từ khai thác đánh bắt, nên tăng trƣởng nhu cầu tôm có thể sẽ cao hơn tăng trƣởng chung của cả ngành thủy sản.

165,01 62,5063,40 (39,11) 190,91 63,50 63,50 (63,91) 217,83 75,00 63,60 (79,23) 245,43 85,00 63,70 (96,73) -100 -50 0 50 100 150 200 250

Năm 2015 Năm 2010 Năm 2025 Năm 2030

Cầu thủy sản Sản lƣợng nuôi trồng Sản lƣợng đánh bắt Chênh lệch cung cầu

Nguồn: FAO

Hình 3.3 Dự báo sản lƣợng thủy sản (nghìn tấn) của FAO giai đoạn 2015 - 2030

Với Quyết định số 332/QĐ-TTg về mục tiêu phát triển dài hạn cho ngành thủy sản, có thể thấy các cấp ban ngành luôn xác định thủy sản là ngành kinh tế chiến lƣợc quan trọng của đất nƣớc. Do đó, các hoạt động hỗ trợ, ƣu đãi về tài chính, công nghệ,… sẽ luôn đƣợc chính phủ ƣu tiên thực hiện trong nhiều năm tới nhằm giảm bớt thiệt hại khi khó khăn và nhằm tăng cƣờng khả năng phát triển của ngành để đạt đƣợc kế hoạch chiến lƣợc đã đề ra.

1,1 3,6 1,2 4,5 5,5 3,5 3,0 4,0 0 1 2 3 4 5 6 Diện tích nuôi trồng (triệu ha) Sản lƣợng sản xuất (triệu tấn) Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)

Giải quyết việc làm (triệu LĐ)

Năm 2015 Năm 2020

Nguồn: Theo Quyết định số 332/QĐ-TTg

Hình 3.4 Mục tiêu phát triển ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 332/QĐ - TTg

Dù hiện tại hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành tôm vẫn còn khó khăn, nhƣng với nhu cầu khá lớn của thế giới trong tƣơng lai cùng với

40

định hƣớng, mục tiêu phát triển rõ ràng của chính phủ, Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành một trong những nhà xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, cơ hội phát triển trong dài hạn cho các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu vẫn khá lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn có nền tảng hoạt động tốt và kế hoạch phát triển bài bản.

3.2.2 Những khó khăn của ngành thủy sản ở Việt Nam

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thị trƣờng thế giới đang ngày càng tăng, mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp XK thủy sản trong nƣớc. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, để duy trì tốc độ tăng trƣởng ổn định, ngành thủy sản cũng gặp không ít khó khăn:

- Dịch bệnh thƣờng xuyên đe dọa: Dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi đang ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là tôm. Là loài động vật chân khớp sống ở vùng nƣớc lợ gần biển, tôm rất dễ nhiễm các loài bệnh dịch khi môi trƣờng xung quanh không đảm bảo. Loài tôm sú có đặc tính khó nuôi hơn tôm chân trắng nên nguy cơ mắc bệnh dịch cũng cao hơn. Hơn nữa, hầu hết các hộ nông dân và cả một số doanh nghiệp nuôi tôm (hoặc một số loài thủy sản khác) hầu nhƣ không đƣợc đào tạo một cách hệ thống các kiến thức, công nghệ trong nuôi trồng từ các cơ quan chức năng, nên không có khả năng phòng ngừa và xử lý bệnh dịch. Điều này khiến các đợt bệnh dịch trên tôm thƣờng xuyên xảy ra (nhƣ dịch bệnh EMS trên diện rộng thời gian qua) gây rất nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp và các hộ nuôi, thậm chí một số đi đến phá sản, không còn khả năng thanh toán tiền vay cho ngân hàng. Ngoài ra, nó cũng tạo ra sự thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Năm 2013, ngành tôm Việt Nam phải đối mặt với khó khăn kép khi kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều khó khăn, bất ổn; tôm chết hàng loạt do hội chứng EMS, nguồn cung thiếu hụt, đẩy giá tôm thế giới tăng 15 - 20%. Đây không chỉ là khó khăn riêng của ngành tôm mà của bất kỳ loài thủy sản nuôi trồng nào khác, khi trình độ công nghệ và kiến thức nuôi trồng của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế.

- Khả năng tiếp cận vốn khó khăn: Đặc trƣng của ngành thủy sản là cần nguồn vốn đầu tƣ ban đầu và nguồn vốn lƣu động lớn để duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên, khi điều kiện kinh doanh khó khăn nhƣ thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đều “e dè” hỗ trợ vốn cho ngƣời nuôi và doanh nghiệp để hạn chế rủi ro tín dụng, một số đối tƣợng còn tồn động dƣ nợ cũ cao càng khiến các ngân hàng trở nên thận trọng hơn. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho cả ngƣời nuôi và doanh nghiệp, khiến họ không kịp xoay sở vốn cho hoạt động kinh doanh, một số thậm chí phải treo ao, tạm dừng hoạt động. Thời gian

41

gần đây, dù chính phủ đã ra chỉ đạo cho vay hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp thủy sản nhƣng nhìn chung khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng vẫn chƣa đƣợc cải thiện đáng kể.

- Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu: Do không đƣợc quản lý và quy định chặt chẽ, hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã “mọc” lên trong các năm qua mà không có sự kiểm soát về chất lƣợng, hoạt động. Các doanh nghiệp nhỏ với tƣ duy ngắn hạn, manh mún, thƣờng không đảm bảo về chất lƣợng sản phẩm, lại thƣờng bán phá giá sản phẩm, đặc biệt là trong tình cảnh khó khăn, tồn kho cao nhƣ trong năm 2012, dẫn đến tình trạng các khách hàng lợi dụng ép giá các doanh nghiệp khác vừa gây thiệt chung cho các doanh nghiệp vừa làm ảnh hƣởng đến hình ảnh sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

- Ngành thuỷ sản Việt Nam còn phải đối mặt với yêu cầu ngày càng cao về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng, các vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thƣơng mại từ các nƣớc: Nhật Bản, Canada, Mỹ, cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ Trung Quốc và một số quốc gia trong khối ASEAN. Năm 2012, Nhật Bản dựng lên rào cản kỹ thuật liên quan đến ethoxyquin, một chất chống oxy hóa có trong thức ăn chăn nuôi và kiểm tra 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Tiếp theo ethoxyquin là chỉ tiêu trifluralin - một hóa chất diệt tảo, cũng là một rào cản lớn.

- Các rào cản thƣơng mại quốc tế thƣờng gặp đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu nhƣ: rào cản thuế quan (thuế phần trăm, thuế quan đặc thù nhƣ hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá,…) và rào cản phi thuế quan (biện pháp cấm, hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, rào cản kỹ thuật,…).

- Các yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thuỷ sản ổn định và lâu dài nhƣ quy hoạch, giống nuôi trồng, đánh bắt,… còn mang nhiều yếu tố tự phát chƣa trở thành quy trình công nghệ mang tính công nghiệp ở tầm vĩ mô.

3.2.3 Tình hình xuất khẩu ngành thủy sản ở Việt Nam trong những năm qua năm qua

Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc trong gần 20 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu năm 1995 đã có những bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trƣởng bình quân 15,6%/năm và đã đạt 6,72 tỷ USD năm 2013. Quá trình tăng trƣởng này đã đƣa Việt Nam trở thành một trong 5 nƣớc xuất khẩu

42

thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.

Trong nhiều năm qua, hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trƣờng thế giới. Kể từ thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục đạt đƣợc mức kim ngạch và tốc độ tăng trƣởng khả quan, trừ năm 2009. Cụ thể, khởi điểm năm 2006, xuất khẩu thủy sản đạt gần 3,4 tỷ USD, có mức tăng trƣởng cao 22,60%. Sang năm 2007, con số này đạt 3,76 tỷ USD, tăng 12,10% so với năm trƣớc. Đến năm 2009, do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu nhóm hàng này bị suy giảm (giảm 5,70%) với mức kim ngạch là 4,25 tỷ USD. Trong năm 2010 và năm 2011, xuất khẩu thủy sản khởi sắc với mức kim ngạch và tốc độ tăng lần lƣợt theo mỗi năm là 5,02 tỷ USD, tƣơng đƣơng tăng 18,00% và 6,11 tỷ USD, tƣơng đƣơng tăng 21,80%. 6,11 6,09 6,72 21,80% 10,30% -0,40% 5,7 5,8 5,9 6 6,1 6,2 6,3 6,4 6,5 6,6 6,7 6,8

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ USD -5,00% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% Kim ngạch Tăng trƣởng

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Hình 3.5 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trƣởng của ngành thủy sản Việt Nam từ năm 2011 đến 2013

- Tính đến hết năm 2011, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt 6,11 tỷ USD, tăng 21,80% so với năm 2010 và tăng 65,60% so với mức bình quân giai đoạn 2005- 2009. Các nƣớc EU, Mỹ và Nhật Bản vẫn là 3 đối tác chính nhập khẩu hàng thuỷ sản trong năm 2011, cụ thể: xuất mặt hàng này sang thị trƣờng EU đạt 1,36 tỷ USD, tăng 12,90%; sang Mỹ đạt 1,16 tỷ USD, tăng 21,30%; sang Nhật Bản đạt 1,02 tỷ USD, tăng 13,60% so với năm 2010. Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn mở rộng sang các thị trƣờng nhƣ Hàn Quốc: 490 triệu USD, tăng 26,10%; Trung Quốc: 223 triệu USD, tăng 37,30%; Braxin: 86,3 triệu USD, tăng 153,50%,...

43

- Đến năm 2012, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,09 tỷ USD, giảm nhẹ 0,40 % so với năm 2011. Năm 2012, nuôi tôm nƣớc lợ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh trên diện rộng. Tổng diện tích tôm bị thiệt hại trên 100,776 ha, tăng 3,20% so với năm 2011, do đó xuất khẩu gặp nhiều khó khăn vì thiếu nguyên liệu sản xuất. Mặt khác, dịch bệnh khiến chi phí sản xuất tôm tăng 15 - 25%. Trong khi tỷ lệ thành công trong sản xuất tôm của Việt Nam chỉ đạt 30 - 40% (Thái Lan là 70%), đẩy giá thành tôm nguyên liệu cao ảnh hƣởng lớn tới giá thành phẩm, khiến tôm Việt Nam khó cạnh tranh đƣợc về giá so với nhiều nhà cung cấp khác. Tại thời điểm này, giá tôm Việt Nam cao hơn 15 - 25% so với giá tôm của Indonesia, Ấn Độ,… (Nguồn: Tổng cục Thủy sản). Thêm vào đó, thủy sản Việt Nam phải đối mặt với những rào cản tại các thị trƣờng nhập khẩu. Từ ngày 18/05/2012, nhà chức trách Nhật Bản quyết định kiểm tra 30% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức giới hạn Ethoxyquin cho phép là 0,01 ppm, đến tháng 09/2012, tần suất tăng lên 100%. Đây là mức giới hạn ngặt nghèo, bởi ngay tại EU quy định mức dƣ lƣợng tối đa trong thủy sản là 0,1 ppm (1 ppm tƣơng đƣơng 1 milligram). Quyết định này đã khiến xuất khẩu tôm sang Nhật Bản bắt đầu giảm sau 5 tháng tăng trƣởng mạnh (từ 23 - 52,50%). Trong năm 2012, Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu và tiêu thụ hàng thủy sản xuất xứ từ Việt Nam. Tính chung, tổng kim ngạch hàng thủy sản xuất sang 4 thị trƣờng này đạt 3,89 tỷ USD, chiếm tới 64,00% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nƣớc.

- Năm 2013, trị giá xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đạt 6,72 tỷ USD, tăng 10,30% so với năm trƣớc. Trong năm này, hàng thủy sản của Việt Nam đạt tốc độ tăng trƣởng cao ở các thị trƣờng Mỹ, Trung Quốc, Canada, Braxin; tuy nhiên chỉ tăng nhẹ ở các thị trƣờng EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia,... Cụ thể, xuất sang Mỹ đạt 1,46 tỷ USD, tăng 25,50%; sang EU: 1,15 tỷ USD, tăng 1,60%; sang Nhật Bản: 1,12 tỷ USD, tăng 2,90%; sang Hàn Quốc: 512 triệu USD, tăng 0,50%; sang Trung Quốc: 426 triệu USD, tăng 55,10%; sang Ôxtrâylia: 191 triệu USD, tăng 5,00%; sang Canada: 181 triệu USD, tăng 38,40%; sang Braxin: 121 triệu USD, tăng 53,00% so với năm trƣớc,... (Nguồn: Hải quan Việt Nam).

- Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu lên gần 3,6 tỷ USD, tăng mạnh 22,70% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, xuất sang Mỹ đạt 805 triệu USD, tăng mạnh 41,30%; sang EU là 639 triệu USD, tăng 27,90%; sang Nhật Bản đạt 512 triệu USD, tăng 7,30% và sang Hàn Quốc là 283 triệu USD, tăng mạnh 51,30%,... so với cùng kỳ năm 2013. (Nguồn: Hải quan Việt Nam).

44

3.2.4 Vị thế các doanh nghiệp trong ngành thủy sản ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Hải Quan Việt Nam, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 6,72 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2012. Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là những bạn hàng lớn nhất của ngành. Tuy nhiên, chỉ có thị trƣờng Trung Quốc, Mỹ là có tốc độ tăng trƣởng mạnh, hơn 25%. Tính riêng cho từng mặt hàng, năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 1,76 tỷ USD cá tra; 3,11 tỷ USD tôm; 526,70 triệu USD cá ngừ;…

Nguồn: Hải Quan Việt Nam

Hình 3.6 Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam năm 2013 Thống kê cho thấy, gần 73% giá trị xuất khẩu thuộc về 100 doanh nghiệp thủy sản. Trong đó, dẫn đầu là công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) với tỷ trọng 5,97%, tính luôn cả Minh Phú – Hậu Giang, một công ty con của MPC, kim ngạch xuất khẩu của MPC chiếm 7,84% tổng giá trị xuất khẩu của ngành, tƣơng đƣơng gần 540 triệu USD. Tiếp sau MPC là Công ty CP Vĩnh Hoàn (VHC), với giá trị xuất khẩu năm 2013 đạt 166,30 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,41%. Đây có thể xem là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra - ba sa lớn nhất Việt Nam trong ngành cá tra – ba sa. Vị trí thứ 3 và 4 lần lƣợt là Công ty CP thủy sản Sóc Trăng - Stapimex với giá trị xuất khẩu 158,80 triệu USD

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)