Cơ hội của công ty

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 101 - 102)

- Cơ hội mở rộng thị trƣờng cho Minh Phú là khá lớn khi từ năm 2010, hiệp định đối tác kinh tế Việt Nhật (VJEPA) đƣợc triển khai đồng bộ sẽ có trên 800 dòng sản nông sản và thủy sản Việt Nam đƣợc vào Nhật với thuế suất 0%. Thị trƣờng Nhật là một thị trƣờng đầy tiềm năng cho thủy sản Việt Nam khi đây là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có giá trị gia tăng cùng cao hơn các quốc gia khác.

- Từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) cũng nhƣ ký các Hiệp định song phƣơng với một số quốc gia đã làm cho hình ảnh của Việt Nam ngày càng trở nên quen thuộc và thân thiết trong mắt bạn bè quốc tế. Đây là một diễn biến rất thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng nhƣ xuất khẩu tôm của Minh Phú. Mối quan hệ hợp tác thƣơng mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nƣớc ngoài sẽ đƣợc mở rộng và thuận lợi hơn, các mặt hàng tôm Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập thị trƣờng thế giới hơn. Công ty có đƣợc thuận lợi khi xuất khẩu hàng sang các nƣớc khác trong WTO với một mức thuế khá thấp, điều này dẫn đến giá bán sản phẩm của công ty sẽ thuận lợi trong việc thâm nhập và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng quốc tế.

- Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nên luôn đƣợc sự quan tâm và các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc và các chức năng địa phƣơng, đặc biệt là Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP). VASEP cung cấp các thông tin về thị trƣờng, tƣ vấn và định hƣớng cho ngƣời nuôi và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và chế biến, tổ chức các đoàn tham gia các kỳ hội chợ quảng bá sản phẩm,… Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn khi tham gia vào thị trƣờng thế giới.

- Dịch EMS là một thảm họa đối với ngành tôm nói chung, trong đó có Minh Phú. Tuy nhiên, hiện Tập đoàn đã kiểm soát đƣợc dịch bệnh sau khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Trong khi đó, nguồn cung của các nƣớc xuất khẩu tôm lớn trong khu vực và trên thế giới nhƣ Thái Lan giảm do hội chứng EMS vẫn còn, nên các khách hàng đang chuyển đơn hàng lớn sang Việt Nam, đặc biệt là sang các doanh nghiệp chế biến tôm có năng lực, khả năng cung cấp

89

tôm chất lƣợng cao với số lƣợng lớn, sẵn sàng cho truy xuất nguồn gốc tới tận ao nuôi nhƣ Minh Phú. Đây là một lợi thế, song Minh Phú không chủ quan.

- Năm 2013 vừa qua đã đánh dấu sự phục hồi nhanh chóng của thị trƣờng EU và Nhật Bản, hai thị trƣờng XK tôm quan trọng của Việt Nam. Một mặt, do kinh tế khu vực Eurozone từ nửa cuối năm 2013 đã phần nào thoát khỏi tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Mặt khác, nỗ lực từ phía cơ quan quản lý Nhà nƣớc và cộng đồng doanh nghiệp chế biến và XK tôm Việt Nam trong kiểm soát dƣ lƣợng ethoxyquin đã có tác động tích cực đến phía Nhật Bản. Nƣớc này đã xem xét nới lỏng mức kiểm tra dƣ lƣợng hóa chất này so với mức hiện nay.

- Cơ hội cho ngành tôm Việt Nam nói chung cũng nhƣ Minh Phú nói riêng đến từ vụ việc lạm dụng lao động nƣớc ngoài và tình trạng buôn ngƣời trong ngành sản xuất tôm đã gây ra hình ảnh xấu của ngành tôm Thái Lan trong mắt khách hàng nƣớc ngoài. Kết quả là Carrefour, hệ thống siêu thị lớn thứ 2 tại Hoa Kỳ (sau Walmart) đã dừng mua trực tiếp và gián tiếp tôm từ Công ty Thực phẩm Charoen Pokphand (Thái Lan). Vì vậy, đây có thể xem là một trong những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu tôm khi nhu cầu tại một trong những thị trƣờng xuất khẩu lớn của thế giới là Thái Lan bị sụt giảm.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)