Các yếu tố khách quan bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 94 - 98)

4.3.2.1 Thị trường tiêu thụ

Thị trƣờng xuất khẩu có ý nghĩa lớn đối với việc tăng trƣởng xuất khẩu, nếu giữ đƣợc thị phần của công ty trên những thị trƣờng tiềm năng thì việc phát triển kinh doanh xuất khẩu của công ty sẽ bền vững và ổn định hơn. Trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam đã là thành viên chính thức của

82

WTO thì yếu tố thị trƣờng ảnh hƣởng tích cực hơn đến hoạt động xuất khẩu của công ty.

Do yêu cầu về vệ sinh thực phẩm của ngƣời tiêu dùng ngày càng nghiêm ngặt, do các quy định về thực phẩm nhập khẩu ở các nƣớc tiêu thụ lớn nhƣ Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU,... ngày càng khắt khe, ngoài việc tăng cƣờng việc giám sát chất lƣợng sản phẩm, công ty xác định thị trƣờng là khâu hết sức then chốt để vƣợt qua khó khăn. Sản phẩm của Minh Phú đã có mặt trên 30 thị trƣờng và công ty luôn giữ vững lòng tin của nhiều khách hàng khó tính, từ đó duy trì các thị trƣờng hiện có và mở rộng thêm thị trƣờng mới. Minh Phú tập trung vào các thị trƣờng lớn nhƣ: Mỹ chiếm khoảng 35 - 40% tổng giá trị xuất khẩu của công ty, Nhật bản 20 - 25%, EU, Hàn Quốc và Canada,…

Tại các thị trƣờng chủ lực, Minh Phú đã xây dựng đƣợc mối quan hệ khá tốt với các nhà phân phối lớn. Thị trƣờng Mỹ là thị trƣờng có sức tiêu thụ lớn, giá bán cao và tiêu chuẩn chất lƣợng không quá khắt khe. Hơn nữa thị trƣờng Mỹ ƣa chuộng sản phẩm tôm cỡ lớn sản phẩm chủ lực của công ty. Tại thị trƣờng Mỹ, công ty thực hiện xuất khẩu qua công ty Mseafood có trụ sở ở Mỹ. Thị trƣờng Nhật Bản là thị trƣờng khá khắt khe về tiêu chuẩn chất lƣợng và giá bán, sản phẩm chính ở thị trƣờng này là tôm cỡ vừa với mặt hàng cao cấp. Công ty bán sản phẩm qua các nhà nhập khẩu lớn nhƣ Hanwa, Osaka, Marua,… để tạo sự ổn định ở thị trƣờng này, công ty đã có thỏa thuận cung cấp thƣờng xuyên theo nhu cầu của những vị khách hàng khó tính này. Thị trƣờng Canada là thị trƣờng tiềm năng với mặt hàng ƣa chuộng là tôm cỡ lớn, công ty bán sản phẩm trực tiếp qua các nhà phân phối nhƣ FPI, Calkin…

4.3.2.2 Giá cả

Giá tôm xuất khẩu chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố nhƣ: giá tôm nguyên liệu, chi phí trong quá trình sản xuất chế biến thành phẩm, chi phí cho hoạt động quảng bá sản phẩm,… Giá cả cũng là yếu tố cạnh tranh then chốt trên thị trƣờng nên luôn cần có một chiến lƣợc giá thích hợp để có thể cạnh tranh và thâm nhập vào thị trƣờng thế giới. Do đó, chiến lƣợc giá bán hàng cũng phải thay đổi theo từng thời kì. Riêng với Minh Phú, điều chỉnh giá bán linh hoạt theo từng thời điểm, từng thị trƣờng, những thị trƣờng mới mở chấp nhận bán giá cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần trƣớc.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong nửa đầu năm 2013, giá tôm xuất khẩu sang các thị trƣờng chủ lực nhƣ Mỹ, Nhật Bản,… đều tăng khá. Ở thị trƣờng Mỹ, từ cuối năm 2012 đến tháng 07/2013, giá tôm tăng liên tục. Đầu tháng 7, giá tôm sú tại Mỹ đã ở mức 7,4 USD/pao, tăng 1 USD/pao (15,6%) so với mức giá 6,4 USD/pao hồi tháng 01

83

năm này. Giá tôm thẻ chân trắng cũng tăng từ mức 4,1 USD/pao lên 4,65 USD/pao (tăng 13%).

Ở Nhật Bản, giá tôm sú và tôm chân trắng cũng đều có mức tăng khá mạnh. Tháng 01/2013, tôm sú HLSO của Việt Nam ở thị trƣờng Nhật Bản có giá 10,72 USD/kg. Đến tháng 6 đã tăng thêm 5,51 USD/kg để lên mức 16,23 USD/kg (tăng 35%).

Chính EMS đã chi phối giá tôm trên thị trƣờng thế giới. Vì khi Thái Lan và nhiều nƣớc sản xuất quan trọng khác bị thiếu hụt lớn về sản lƣợng tôm, sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh trong thu mua tôm nguyên liệu trên toàn cầu. Điều này khiến cho giá thành tôm nguyên liệu trên thế giới tăng cao. Mà khi giá tôm nguyên liệu tăng cao, giá xuất khẩu cũng phải tăng lên. Với vị thế là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới và có tỷ trọng xuất khẩu hàng cao cấp khá cao (trên 50% năm 2011) cùng nguồn nguyên liệu ổn định, chất lƣợng tốt nên giá xuất khẩu bình quân của Minh Phú luôn cao hơn giá cơ sở theo World Bank. Ngoài ra, giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng do sự cộng hƣởng giá nhập khẩu thị trƣờng tôm thế giới tăng mạnh. Trong khi đó, sản lƣợng tôm ở một số thị trƣờng xuất khẩu lớn của châu Á nhƣ: Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chƣa hồi phục do dịch EMS, cho nên tôm Việt Nam nói chung cũng nhƣ con tôm Minh Phú nói riêng đã trở thành nguồn cung cấp chính cho các nƣớc nhập khẩu.

4.3.2.3 Tỷ giá hối đoái

Vấn đề tăng, giảm tỷ giá hối đoái ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Vì vậy, công ty cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả xuất khẩu của công ty. Để biết đƣợc tỷ giá hối đoái, công ty phải hiểu đƣợc cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nƣớc, theo dõi biến động của nó từng ngày, phải lƣu ý tỷ giá hối đoái đƣợc điều chỉnh là tỷ giá chính thức đƣợc điều chỉnh theo quá trình lạm phát. Khi tỷ giá hối đoái giảm, giá đồng Việt Nam tăng lên, công ty sẽ bị thiệt thòi trong xuất khẩu, lô hàng càng lớn thì công ty càng phải chịu thiệt do giá cả đầu vào lên cao, trong khi đó thu USD về thì tỷ giá lại xuống thấp, nếu công ty sau khi ký hợp đồng mà giá USD giảm, để đảm bảo uy tính vẫn phải xuất khẩu chấp nhận lỗ tỷ giá, lƣợng USD thu về từ hoạt động xuất khẩu của công ty sẽ giảm, doanh thu xuất khẩu bị thu hẹp và ảnh hƣởng nhiều đến việc xuất khẩu của công ty, tình trạng này sẽ mất một thời gian dài để hồi phục.

Bên cạnh đó, khi tỷ giá hối đoái tăng, giá đồng Việt Nam giảm xuống và lƣợng USD thu về đƣợc nhiều hơn, lúc này kim ngạch xuất khẩu của công ty

84

tăng lên, kích thích hoạt động xuất khẩu tăng trƣởng mạnh hơn và phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào để sản xuất các mặt hàng tôm xuất khẩu không tăng lên tƣơng ứng. Tuy nhiên, tỷ giá tăng thì khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nhƣng lại hạn chế phần nhập khẩu nguyên liệu cung cấp cho ngành thủy sản.

4.3.2.4 Các đối thủ cạnh tranh

Minh Phú gặp phải sự cạnh tranh không chỉ ở trong nƣớc mà còn với các đối thủ nƣớc ngoài khác. Các công ty trên địa bàn Cà Mau cạnh tranh trực tiếp với công ty Minh Phú nhƣ Cavimex, Minh Hải Jostoco, Phú Cƣờng, Cadovimex,... Mặc dù vậy, hầu hết các công ty thủy sản trên địa bàn Cà Mau đã hình thành và hoạt động lâu năm nên đều có một mạng lƣới cung cấp nguyên liệu khá ổn định; do đó tính cạnh tranh mới chỉ mang tính thời vụ. Sự cạnh tranh trên thị trƣờng tiêu thụ không phải là trở ngại lớn đối với Minh Phú khi công ty luôn nằm trong Top 10 công ty xuất khẩu thủy sản có giá trị lớn nhất Việt Nam. Riêng về mặt hàng chế biến tôm xuất khẩu công ty luôn giữ thị phần thứ nhất ở thị trƣờng Mỹ và EU của nƣớc ta. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Minh Phú ở nƣớc ngoài hiện nay là các nhà xuất khẩu nhƣ Thái Lan, Ấn Độ, Indonexia,... Thái Lan là nƣớc đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu tôm và đang cạnh tranh quyết liệt với Việt Nam. Đặc biệt là Thái Lan do nhận thấy những ƣu thế vƣợt trội hơn của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú nên họ đã chuyển dịch cơ cấu trong vòng mấy năm nay nên đã tích lũy đƣợc khá nhiều kinh nghiệm. Tôm thẻ của Thái Lan đã nuôi đến đời thứ 7 cho nên sức chịu bệnh tốt và kích thƣớc lớn hơn của Minh Phú. Tại thị trƣờng Mỹ và Nhật Bản thì Thái Lan đang là đối thủ cạnh tranh mạnh với Việt Nam; ở EU thì Thái Lan chiếm 25% - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm. Trong thời gian tới, cụ thể là năm 2015, mức thuế áp cho tôm nguyên liệu Thái Lan nhập khẩu vào EU sẽ tăng từ 4,2% lên 12%, do đó Minh Phú hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa thị trƣờng tôm EU trong năm nay và năm tới. Về Ấn Độ, tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ, do có lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc khai thác, nuôi trồng thủy hải sản nói chung và tôm nói riêng nên nguồn cung tôm của nƣớc này khá dồi dào cùng lực lƣợng lao động giá rẻ nên Ấn Độ áp dụng chiến lƣợc xuất khẩu với giá rẻ và thu đƣợc thành công rất cao. Sự cạnh tranh mạnh mẽ về chủng loại sản phẩm, giá cả, thị phần cũng nhƣ khẳng định thƣơng hiệu của các nƣớc đối thủ đang là những áp lực lớn đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung và Minh Phú nói riêng.

85

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)