Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu của

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 80 - 88)

4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỦA CÔNG TY

4.2.1 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty khẩu của công ty

Để đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty, có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau và đề tài sử dụng một số tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ số khả năng sinh lợi để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty.

Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú từ năm 2011 đến năm 2013

Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Kinh Doanh và Phòng Kế Toán

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 (+/-) (+/-) Doanh thu thuần Tỷ VND 7.039 7.937 11.112 898 3.175

Lợi nhuận ròng Tỷ VND 284 16 294 (268) 278 Tổng tài sản Tỷ VND 5.325 6.270 7.574 945 1.304 Vốn cố định Tỷ VND 1.308 1.646 1.603 338 (43) Vốn lƣu động Tỷ VND 4.269 4.388 5.871 119 1.483 Giá vốn hàng bán Tỷ VND 6.989 7.050 9.965 61 2.915 Hàng tồn kho Tỷ VND 2.247 2.322 2.350 75 28 Vốn chủ sở hữu Tỷ VND 1.434 1.355 1.574 (79) 219 Vòng quay tổng tài sản Lần 1,32 1,26 1,47 (0,06) 0,21 Vòng quay hàng tồn kho Lần 3,11 3,04 4,24 (0,07) 1,20 Vòng quay VLĐ Lần 8,88 15,32 36,32 6,44 21,00 Vòng quay VCĐ Lần 5,38 4,82 6,93 (0,56) 2,11 Hệ số lãi ròng % 4,03 0,20 2,64 (3,83) 2,44

Tỷ suất sinh lời TS % 5,33 0,26 3,88 (5,07) 3,62

68

Từ bảng 4.6, ta có thể phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty nhƣ sau:

Vòng quay tổng tài sản

Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy, tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty có biến động nhẹ qua 3 năm. Cụ thể năm 2011, tỷ số này là 1,32 lần, có nghĩa là cứ một đồng công ty bỏ ra để đầu tƣ vào tài sản thì sẽ thu đƣợc 1,32 đồng doanh thu. Đến năm 2012, tỷ số vòng quay tổng tài sản giảm xuống còn 1,26 lần, tức là giảm 0,06 lần, cho thấy trong năm 2012 việc đầu tƣ vào tài sản của công ty vẫn hiệu quả so với năm 2011. Năm 2013 thì tỷ số này tăng 0,21 lần so với năm 2012, ứng với một đồng bỏ ra đầu tƣ vào tài sản thì công ty thu đƣợc 1,47 đồng doanh thu. Sự đầu tƣ trong năm 2013 của công ty về tài sản hiệu quả hơn so với năm 2011 và năm 2012.

Vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất bình thƣờng liên tục. Mức độ dự trữ hàng tồn kho còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ loại hình kinh doanh, tính chất sản phẩm,…

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho trong 2011 là 3,11, năm 2012 là 3,04, giảm 0,07 lần so với năm 2011. Đến năm 2013, tỷ số này tăng lên 4,24, tức là tăng 1,20 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng qua mỗi năm, nhƣng năm 2012 tăng với số lƣợng nhỏ so với năm 2011 và đến năm 2013 thì tăng rất cao, mặt khác hàng tồn kho năm 2012 lại tăng nhiều so với năm 2011 và năm 2013 tăng rất ít so với năm 2012, do đó tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 thấp hơn năm 2011 và năm 2013. Nhìn chung, tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng nhiều vào năm 2013. Tỷ số này càng cao cho thấy công ty quản lý hàng tồn rất hiệu quả. Bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí nhƣ chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.

Vòng quay vốn lưu động

Cũng từ bảng 4.6 ta thấy, số vòng quay vốn lƣu động của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011, số vòng quay vốn lƣu động của công ty là 8,88 lần, năm 2012 là 15,32 lần, tăng 6,44 lần so với năm 2011. Trong năm 2011, cứ một đồng vốn lƣu động tạo ra 8,88 đồng doanh thu, sang năm 2012 thì cứ một đồng vốn lƣu động tạo đƣợc 15,32 đồng doanh thu. Đến năm 2013, cứ một đồng vốn lƣu động thì tạo ra 36,32 đồng doanh thu, tăng 21,00 đồng doanh thu so với năm 2012, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty có chiều hƣớng tăng lên. Sự thay đổi theo chiều hƣớng tăng lên về vòng

69

quay vốn lƣu động sẽ tác động tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc tăng vòng quay vốn lƣu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn, có thể giúp công ty giảm đƣợc lƣợng vốn vay hoặc mở rộng quy mô kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có.

Vòng quay vốn cố định

Ta thấy vòng quay vốn cố định của công ty qua 3 năm khá ổn định. Năm 2011 là 5,38 lần, đến năm 2012 là 4,82 lần, giảm 0,56 lần so với năm 2011. Ở năm 2012, một đồng vốn cố định tạo ra 4,82 đồng doanh thu. Năm 2013, vòng quay này là 6,93 lần, tức một đồng vốn cố định tạo ra đƣợc 6,93 đồng doanh thu, tăng so với năm 2012 là 2,11 đồng. Qua đó thấy đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty là khá tốt. Công ty cần giữ vững và phát huy điều này.

Hệ số lãi ròng (ROS)

Hệ số lãi ròng có sự chênh lệch nhiều qua các năm. Qua số liệu trong bảng 4.6 ta thấy, năm 2011, hệ số này là 4,03, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu công ty sẽ thu đƣợc 4,03 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012, hệ số lãi ròng giảm còn 0,20, tức là công ty chỉ đạt đƣợc 0,20 đồng lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu, so với năm 2011 giảm đến 3,83 đồng lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu. Sự biến động này thể hiện công ty hoạt động trong năm 2012 ít hiệu quả hơn năm 2011. Doanh thu của công ty ở năm 2012 có tăng hơn so với năm 2011 nhƣng do các khoản chi phí đều tăng mạnh, chi phí bỏ ra gần tƣơng đƣơng với doanh thu, chính vì điều này đã làm lợi nhuận công ty giảm rất đáng kể so với năm 2011. Sang năm 2013, hệ số này là 2,64, tăng 2,44 so với năm 2012. Qua đó, mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty đã tăng trở lại, chứng tỏ công ty đang phát triển ổn định và hoạt động có hiệu quả hơn.

Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA)

Tỷ suất này thay đổi qua 3 năm. Năm 2012, tỷ suất sinh lời tài sản là 0,26, giảm rất nhiều so với năm 2011, giảm 5,07, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản của công ty thì tạo ra chỉ đƣợc 0,26 đồng lợi nhuận; đối với năm 2011, 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 5,33 đồng lợi nhuận. Nhƣ vậy, tài sản năm 2012 sử dụng có hiệu quả thấp hơn so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản thấp trong năm 2012 là do thiệt hại nặng nề của bệnh tôm chết sớm kéo dài, giá thành tăng cùng các khoản chi phí sản xuất tăng, làm lợi nhuận của công ty giảm rất mạnh so với năm 2011. Đến năm 2013, tỷ suất sinh lời tài sản là 3,88, so với năm 2012 tăng 3,62. Qua 3 năm, tỷ suất sinh lời tài sản của công ty có sự tăng giảm chƣa ổn định lắm, nhƣng nhìn chung tỷ suất này cũng đã thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản của công ty

70

tƣơng đối hợp lý và hiệu quả, vì tỷ suất sinh lời tài sản không giảm hẳn qua mỗi năm mà có sự tăng lại ở năm 2013.

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty năm 2011 là 19,80, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu đƣợc 19,80 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012, tỷ suất này giảm mạnh còn 1,18, nghĩa là với 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty chỉ thu đƣợc 1,18 đồng lợi nhuận, so với năm 2011 giảm đến 18,62 đồng và năm 2013 tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu là 18,67, tăng 17,49 so với năm 2012. Tỷ suất này trong năm 2012 giảm bởi tình hình kinh doanh của công ty gặp một số khó khăn, lợi nhuận thu về của công ty giảm mạnh so với năm 2011. Tƣơng tự nhƣ tỷ suất sinh lời tài sản, mức lợi nhuận thu đƣợc trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm ổn định không tƣơng đồng nhau. Năm 2012 có sự giảm mạnh nhất về tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu và năm 2013 tăng gần bằng so với năm 2011.

So sánh hiệu quả hoạt động của công ty

Để đánh giá tổng quan cũng nhƣ nhìn nhận một cách khách quan rằng công ty hoạt động có hiệu quả và các tỷ số trên trong giai đoạn này ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến công ty, ta có thể so sánh một số chỉ tiêu đã trình bày ở trên với các công ty kinh doanh cùng ngành và với trung bình cả ngành thủy sản. Đề tài so sánh theo các chỉ tiêu: vòng quay tổng tài sản, hệ số lãi ròng (ROS), tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Các số liệu so sánh đƣợc trình bày trong bảng 4.7 và bảng 4.8 bên dƣới.

71

Bảng 4.7: Các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động của Minh Phú so với một số công ty cùng ngành giai đoạn 2011 – 2013

Nguồn: Tổng hợp từ website của các công ty

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vòng quay tổng tài sản (Lần) ROS (%) ROA (%) ROE (%) Vòng quay tổng tài sản (Lần) ROS (%) ROA (%) ROE (%) Vòng quay tổng tài sản (Lần) ROS (%) ROA (%) ROE (%) Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú 1,32 4,03 5,33 19,80 1,26 0,20 0,26 1,18 1,47 2,64 3,88 18,67 Công ty CP Hùng Vƣơng 1,30 6,10 7,40 21,40 1,21 3,70 4,11 12,5 1,35 2,63 3,03 10,98 Công ty CP chế biến và XNK thủy sản Cà Mau 1,21 0,40 - 2,80 1,26 0,30 - 1,80 0,91 -21,00 -19,00 -129,00 Công ty CP thực phẩm Sao Ta 2,68 1,50 4,41 16,80 2,48 0,40 0,99 3,80 3,46 1,5 5,45 16,70 Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre 1,23 15,10 18,41 21,90 1,28 12,50 15,91 20,40 0,89 18,83 12,28 18,50

72

Bảng 4.8: Các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động của Minh Phú so với trung bình ngành thủy sản giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú Trung bình ngành thủy sản

Chênh lệch Trung bình ngành/ Minh Phú +/- % Năm 2011 Vòng quay tổng tài sản Lần 1,32 1,46 0,14 9,59 ROS % 4,03 5,00 0,97 19,40 ROA % 5,33 8,00 2,67 33,38 ROE % 19,80 20,00 0,20 1,00 Năm 2012 Vòng quay tổng tài sản Lần 1,26 1,31 0,05 3,82 ROS % 0,20 2,00 1,80 90,00 ROA % 0,26 3,00 2,74 91,33 ROE % 1,18 9,00 7,82 86,89 Năm 2013 Vòng quay tổng tài sản Lần 1,47 1,44 (0,03) (2,08) ROS % 2,64 2,00 (0,64) (32,00) ROA % 3,88 3,00 (0,88) (29,33) ROE % 18,67 9,00 (9,67) (107,44) Nguồn: www.cophieu68.vn

73

 So sánh hiệu quả hoạt động của Minh Phú với các công ty cùng ngành Năm 2011, dựa vào bảng 4.7, ta thấy công ty Minh Phú có vòng quay tổng tài sản chỉ thấp hơn công ty CP thực phẩm Sao Ta và cao hơn các công ty còn lại; tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) của công ty đứng thứ ba, sau công ty CP Hùng Vƣơng và công ty CP XNK thủy sản Bến Tre, điều này nói lên rằng công ty phân bổ, quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu, lợi nhuận tƣơng đối có hiệu quả. Hệ số lãi ròng (ROS) và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu cũng đứng vị trí thứ ba so với công ty CP Hùng Vƣơng và công ty CP XNK thủy sản Bến Tre, tuy lợi nhuận thu trên doanh thu và trên vốn chủ sở hữu của công ty Minh Phú không dẫn đầu nhƣng cũng rất cao so với các công ty còn lại trong ngành.

Năm 2012, nhìn chung các tỷ số trong bảng 4.7 của Minh Phú hầu nhƣ đều thấp hơn các công ty cùng ngành, chỉ có vòng quay tổng tài sản giữ vị trí thứ ba sau công ty CP thực phẩm Sao Ta và công ty CP XNK thủy sản Bến Tre. Nguyên nhân chính là lợi nhuận thu về của công ty trong năm này giảm rất đáng kể so với năm 2011, trong khi chi phí tăng nhiều, do đó việc sử dụng vốn chủ sở hữu và tài sản của công ty trong năm 2012 đã giảm hiệu quả hơn năm trƣớc.

Năm 2013, có sự thay đổi rõ rệt giữa các tỷ số của công ty Minh Phú với các công ty cùng ngành. Ta thấy, vòng quay tổng tài sản của công ty đứng sau công ty CP thực phẩm Sao Ta và hệ số lãi ròng (ROS) chỉ thấp hơn công ty CP XNK thủy sản Bến Tre, tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) của Minh Phú vẫn giữ nguyên vị trí thứ ba trong bảng và công ty đứng đầu với tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). So sánh với các công ty cùng ngành thì công ty Minh Phú đang hoạt động ngày càng có hiệu quả, bằng chứng là trong năm 2013, các tỷ số đánh giá trong bảng cao hơn các năm trƣớc và tăng so với các công ty trong ngành; công ty Minh Phú đã phân bổ, quản lý, sử dụng tài sản cũng nhƣ nguồn vốn chủ sở hữu để tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao hơn những năm trƣớc đó và đem lại hiệu quả hơn.

 So sánh hiệu quả hoạt động của Minh Phú với trung bình ngành

Qua bảng 4.8, ta có thể thấy các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty Minh Phú so với trung bình ngành trong năm 2011 có sự chênh lệch ít nhƣ vòng quay tổng tài sản của Minh Phú thấp hơn 9,59% và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) thấp hơn 1,00% trung bình ngành; còn hai tỷ số chênh lệch tƣơng đối là hệ số lãi ròng (ROS) thấp hơn trung bình ngành 19,40% và tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) thấp hơn 33,38%. Ta thấy các tỷ số này chênh lệch trung bình không nhiều, do đó so với trung bình ngành thì công ty Minh Phú vẫn hoạt động có hiệu quả.

74

Đến năm 2012, do tình hình chung của nhiều công ty là gặp một số khó khăn trong kinh doanh và Minh Phú cũng nằm trong số đó, vì vậy mà hiệu quả hoạt động của công ty so với trung bình ngành đã giảm đi rất nhiều; chỉ có vòng quay tổng tài sản thấp hơn 3,82%, còn ba tỷ số còn lại đều rất thấp, cụ thể: hệ số lãi ròng (ROS) thấp hơn 90,00%, tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) thấp hơn đến 91,33%, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) thấp hơn 86,89% so với trung bình ngành.

Năm 2013, hiệu quả của công ty đƣợc đánh giá cao bởi các tỷ số trên đều vƣợt mức cao hơn trung bình ngành thủy sản. Vòng quay tổng tài sản của Minh Phú cao hơn trung bình ngành là 2,08%; hệ số lãi ròng (ROS) cao hơn 32,00%, tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) cao hơn 29,33% và đặc biệt là tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) cao hơn đến 107,44% so với trung bình ngành.

Qua các kết quả so sánh, đánh giá ở trên trong giai đoạn 2011 – 2013 cho thấy, các tỷ số này phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty theo từng năm một cách rõ rệt. Năm 2011 và 2013, các tỷ số trên đƣợc đánh giá là khá tốt trong hiệu quả hoạt động của công ty Minh Phú. Riêng năm 2012, các tỷ số này có thể xem là xấu hơn so với hai năm còn lại thông qua các phân tích và kết quả đạt đƣợc trong năm.

Phân tích chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu

Hiệu quả xuất khẩu biểu hiện thông qua việc so sánh kết quả (doanh thu) và chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh gắn với doanh thu đó. Do hoạt động của công ty trong giai đoạn nghiên cứu là xuất khẩu nên đề tài xét ở những khía cạnh

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)