Một trong những tiêu chí nói lên chất lượng lao động là tình trạng thể lực của người lao động. Do đặc điểm thể trạng của người Châu Á nên người Việt Nam nói chung có thể lực yếu hơn một số nước khác, nhất là các nước phương Tây. Người Việt Nam thường kém thích nghi trong điều kiện lao động nặng nhọc và cường độ cao. Vậy, doanh nghiệp cần có các biện pháp nâng cao thể lực cho người lao động.
a, Đẩy mạnh tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp
Agribank Lạng Giang cần đẩy mạnh tuyên truyền an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp cho CBNV với các hình thức tuyên truyền sâu rộng như: Treo băng rôn, khẩu hiệu trên mỗi khu vực trong Ngân hàng như: cổng Ngân hàng, trước cửa phòng giao dịch. Gửi tin nhắn SMS cho từng CBNV vào mỗi quý. Treo băng rôn khẩu hiệu chống các dịch bệnh cho toàn thể CBNV và con em của CBNV trong Ngân hàng.
Hộp 4.6: Đề xuất một số nội dung và hình thức tuyên truyền bệnh nghề nghiệp tại Agribank Lạng Giang
1. Chương trình treo băng rôn khẩu hiệutuyên truyền bệnh nghề nghiệp tại Agribank Lạng Giang
- Thời gian thực hiện: Từ15/7/2015 đến 30/9/2015
- Địa điểm thực hiện: Cổng cơ quan, trước trụ sở họp chính cơ quan
- Đối tượng thực hiện: Cán bộ nhân viên phòng kinh doanh - Nội dung: Tuyên truyền phòng chống bệnh nghề nghiệp trong Ngân hàng
2.Chương trình gửi tin nhắn SMS miễn phí cho CBNV - Thời gian thực hiện: Tháng 12/2015
- Đối tượng thực hiện: Cán bộ nhân viên phòng kinh doanh - Nội dung: Tuyên truyền phòng chống bệnh dịch
b, Cải tiến chương trình đảm bảo an toàn bệnh nghề nghiệp
Agribank Lạng Giang cần có chương trình cho toàn thể CBCNV để phòng chống các bệnh nói trên như:
Cần chú ý không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.
Không bẻ, lắc cổ kêu răng rắc, nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.
Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.
Bàn phím là ổ chứa vi trùng, là nơi mà bàn tay tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất, bàn phím chứa số lượng vi trùng cao gấp 150 lần giới hạn cho phép. Nguy cơ lây nhiễm cao cho những ai quên rửa tay sau khi gõ bàn phím máy tính, và vừa gõ máy tính vừa dùng tay ăn vặt. Đặc biệt là những ai không có thói quen lau chùi bàn phím và con chuột máy tính. Vì vậy, nhân viên văn phòng nên thường xuyên vệ sinh bàn phím và con chuột sạch sẽ bằng loại dung dịch thích hợp.
c, Nâng cao chất lượng chương trình chăm sóc sức khỏe
Agribank Lạng Giang cần nâng cao chương trình chăm sóc sức khỏe cho CBNV như: Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ vào tháng 3 và tháng 10 hàng năm. Các chương trình chăm sóc sức khỏe ngoài việc thực hiện ở bệnh viện Đa khoa Lạng giang cần tổ chức chương trình ở Trung tâm y tế của Ngân hàng.
Agribank Lạng Giang đóng gói bảo hiểm 24/24 cho toàn thể CBNV nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác khám chữa bệnh cho CBNV.
Căn cứ vào nội qui, quy chế hoạt động và 12 điều y đức, Agribank Lạng Giang đã kết nối với Bệnh viện, Trung tâm y tế huyện để xây dựng Bảng kiểm kê y đức, thành lập Ban chỉ đạo, kiểm tra thực hiện y đức trong bệnh viên.
Yêu cầu tại Bệnh viện: Ngoài việc trao đổi trong các buổi giao ban, tổ chức nhiều lớp tập huấn cho bác sỹ, điều dưỡng viên, hộ lý theo chuyên đề khác nhau, Bệnh viện tiếp tục tạo mọi điều kiện về kinh phí, thời gian gửi cán bộ đi học tại các trường Đại học Y và các bệnh viện tuyến trên để nâng cao tay nghề và chuyên môn. Hầu hết các bác sỹ và điều dưỡng viên được tập huấn cập nhật kiến thức mới và chuyên sâu ở các lớp do Bộ Y tế, Sở Y tế và các bệnh viện tuyến trên tổ chức. Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc thu hút bác sỹ chính quy ở các trường Đại học Y về công tác tại bệnh viện, cơ sở vật chất được cải thiện, đội ngũ nhân lực được nâng cao về năng lực, do đó chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viên đã có những chuyển biến tích cực”.
Hộp 4.7: Đề xuất thông tin chăm sóc CBNV tại Agribank Lạng Giang Yêu cầu về tiêu chuẩn chăm sóc CBNV tai Agribank Lạng Giang
- Thiết lập đường dây nóng
- Hộp thư góp ý,
- Kịp thời phản ánh những thắc mắc, hành vi gây phiền hà;
- Kiên quyết xử lí cán bộ, nhân viên có hành vi tiêu cực;
- Khen thưởng cán bộ, nhân viên y tế có nghĩa cử cao đẹp trong "Hiến máu cứu người, tận tâm cứu sống bệnh nhân", xây dựng “Quỹ bữa ăn cho bệnh nhân nghèo”...
Thứ tư, tổ chức các chương trình ngoại khóa
Agribank Lạng Giang đã có những hoạt động ngoại khóa hay các chương trình du lịch cho cán bộ nhân viên.Tuy nhiên các hoạt động ngoại khóa nên diễn ra định kỳ theo quý. Các chương trình du lịch nên được diễn ra thường niên vào các dịp cuối tháng 7 hàng năm. Các chuyên du lịch, dã ngoại được dành cho nhân viên cùng gia đình nhằm thắt chặt tình cảm của gia đình cán bộ nhân viên với nhau.
Hộp 4.8: Đề xuất chương trình sinh hoạt, dã ngoại chào mừng ngày thành lập Agribank Lạng Giang
Ví dụ Tổ chức sinh hoạt, dã ngoại chào mừng ngày thành lập Agribank Lạng Giang I. Mục đich, yêu cầu
1. Yêu cầu
-Tất cả các CBNV tham gia
- Công tác tổ chức được tiến hành khoa học, an toàn, kỷ luật, tiết kiệm, đảm bảo đúng tiến độ thực hiện.
2. Thành phần tham gia
-Tất cả các đoàn viên, sinh viên trong và ngoài Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm.
3. Thời gian – địa điểm
- Thời gian: 22/9/2015 (Thứ bảy)
II. Nội dung chương trình 1. 1. Lịch trình:
- Buổi sáng: đến tham quan Khu tưởng niệm Đ/c Dưng Minh Châu - Buổi trưa: vui chơi tự do tại KDL Núi Bà Đen
- Chiều 16h30 lên đường trở về, kết thúc chuyến đi. 1. 2. Các hoạt động có trong chương trình:
- Vui chơi thư giãn tại KDL Núi Bà Đen
- Tham gia những trò chơi vui nhộn và hấp dẫn trên xe, ở khu du lịch (có thưởng)
1. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 2. 1. Ban chỉ đạo
- Đ/c Phạm Minh Tuấn – Trưởng phòng Hành chính nhân sự
- Đ/c Nguyễn Thị Hương – Trưởng phòng Công đoàn
Từ các chương trình trên, giúp nâng cao khả năng lãnh đạo và tinh thần tập thể trong Agribank Lạng Giang. Giúp nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và giúp các cán bộ nhân viên có quan hệ gắn bó, thân thiết hơn. Từ đó, giúp họ hăng say hơn để phát triển trong công việc.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, Agribank Lạng Giang cần nhanh chóng thực hiện đồng bộ các chương trình về chăm sóc sức khỏe, bệnh nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên Ngân hàng. Dự trù kinh phí để làm các thủ tục xin trợ cấp từ bên trên.
KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới hệ thống Agribank thời gian qua, phát triển nhân lực đã đạt được những kết quả đáng kể, đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển Agribank Lạng Giang trong điều kiện Ngân hàng Việt Nam trên con đường hội nhập với các tổ chức quốc tế thì phát triển nhân lực còn nhiều vấn đề cần phải làm; từ đó, luận văn chọn đề tài nói trên làm mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến vai trò và sự cần thiết
phát triển nhân lực của ngân hàng. Xuất phát từ những lý luận cơ bản, kinh nghiệm thực hiện phát triển nhân lực của một số nước trên thế giới, luận văn đã xác định phát triển nhân lựclà một nhiệm vụ quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên liên tục cùng với sự phát triển của tổ chức.
Thứ hai: Qua phân tích thực trạng nhân lực Agribank Lạng Giang trong thời
kỳ đổi mới; luận văn chỉ ra những tồn tại cần phải khắc phục, trong đó đi sâu vào phân tích chất lượng và hiệu quả đội ngũ cán bộ nhân viên. Luận văn đã chỉ rõ những bất cập trong việc phát triển đối tượng cũng như tính dàn trải về nội dung, chương trình phát triển trong thời gian qua - chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của Ngành Ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
Thứ ba: Thông qua những lý luận, thực trạng và dựa trên những quan điểm cơ
bản về phát triển cán bộ, công chức của Đảng, Nhà nước và trực tiếp là của Ngành trong chiến lược phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, sớm hội nhập vào các tổ chức tài chính quốc tế, luận văn đưa ra một số giải pháp phát triển cán bộ, công chức, các kiến nghị để thực hiện nó. Việc phát triển nhân lực tại Agribank Lạng Giang là nhằm mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên của Ngân hàng; xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ quyền lực chuyên môn, phẩm chất
đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của Ngân hàng, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của Agribank Việt Nam nói chung và của Agribank Lạng Giang nói riêng, có đủ sức mạnh tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được mục tiêu này cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến nghị, trong đó cần ưu tiên thực hiện những giải pháp có tính then chốt như xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo; xây dựng nội dung và phương pháp đào tạo cụ thể về phát triển tâm lực, phát triển trí lực và phát triển thể lực ở mỗi cán bộ nhân viên.
Tuy nhiên, đây là đề tài nghiên cứu có liên quan tới nhiều vấn đề, trong khi khả năng nghiên cứu và phát triển nghiên cứu trong thực tế gặp không ít khó khăn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô giáo, các nhà quản lý và những người quan tâm đến vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn.
Để hoàn thành và thực hiện được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em- lớp Cao học QTKD1 K21. Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn - PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn, trường Đại học Thương Mại đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên Agribank Lạng Giang đã cung cấp số liệu, trả lời phiếu điều tra, nhiệt tình tạo điều kiện giúp em hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh ( 2008), Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2012.Quản trị nhân lực. Hà Nội:
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Nguyễn Thanh Hội, 2003.Quản trị nhân sự. Hà Nội: NXNB Thống kê.
4. Lê Trọng Hùng, 2009. Quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.
5. Bùi Văn Nhơn, 2006.Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội. Hà Nội: NXB
Tư pháp.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2011. Bộ luật lao động. Hà
Nội:NXB Lao động -Xã hội.
7. Tạ Như Quỳnh, 2010.Thu hút và lựa chọn nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công thương Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh doanh. Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
8. Trần Anh Tài, 2007. Quản trị học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội..
9. Nguyễn Tấn Thịnh, 2005.Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.
Tiếng Anh:
10. David, J.C, 1995.The Management of Human Resources. Prentice Hall
Internation.
11. Chris, H., 1995.Human Resource Management a Strategic Approach to Employment. Butterworth, Heinemann.
12. Chuck, W., 2000.Human Resource Management, First Edition.Texas Learning
Company.
13. Randy L. and David, M., 1998.Human Resource Development. The Dryden
press.
14. Renisi, G., 2001.Human Resource Management First Edition. Hughton Miflin
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT
Để thuận lợi cho kế hoạch đào tạo hàng năm và dài hạn của NHNo&PTNT Lạng Giang xin anh (chị) vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
Anh (chị) đánh dấu X vào ô câu mà anh (chị) cho là đúng (hoặc gần đúng), nếu có ý kiến khác xin anh (chị) cho biết cụ thể và xin anh (chị) trả lời những câu hỏi mở một cách chính xác.
1. Anh (chị) hãy đánh dấu vào trình độ học vấn cao nhất mà mình đã đạt được:
A. Trung cấp B. Bồi dưỡng sau đại học
C. Cao đẳng D. Thạc sỹ
E. Đại học F. Tiến sỹ
2. Chuyên ngành mà anh/chị được đào tạo
A. Quản lý nhà nước B. Quản trị kinh doanh
C. Kinh tế D. Kỹ thuật
E. Khác (xin hãy ghi cụ thể)………. 3. Chuyên ngành mà anh (chị) được đào tạo phù hợp với công việc ở mức độ nào?
A. Không phù hợp B. Tạm phù hợp
C. Phù hợp D. Hoàn toàn phù hợp
4. Những kỹ năng mà anh (chị) có được phần lớn là do đâu? A. Kinh nghiệm tích lũy trong công tác.
B. Được đào tạo qua trường lớp.
C. Do nguồn khác (Xin cho biết cụ thể)……… 5. Để đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai, theo anh (chị) có cần phải nâng cao trình độ học vấn của bản thân không?
A. Có B. không.
6. Theo anh (chị), một cán bộ nhân viên Ngân hàng tối thiểu cần có những kỹ năng nào dưới đây
A. Kỹ năng giao tiếp B. Kỹ năng chuyên môn
C. Kỹ năng quản lý D.Kỹ năng làm việc với người khác E. Kỹ năng giải quyết vấn đề F. Thành thạo ngoại ngữ
G. Kỹ năng sử dụng máy vi tính H. Khác (xin cho biết cụ thể)……. 7. Theo anh (chị) để đáp ứng được yêu cầu công việc trong tương lai, bản thân cần phải bổ sung thêm những kiến thức và kỹ năng gì?
A. Không cần bổ sung thêm.
B. Kỹ năng, kiến thức chuyên môn. C. Kỹ năng làm việc theo nhóm. D. Ngoại ngữ
E. Kỹ năng sử dụng máy vi tính. F. Kỹ năng đàm phán
G. Kỹ năng giao tiếp
H. Kỹ năng giải quyết vấn đề I. Kỹ năng quản lý
K. Khác (Xin cho biết cụ thể)……….. 8. Anh (chị) chấm điểm cho chất lượng chương trình các khóa đào tạo anh (chị) đã tham gia
A. Điểm 1 B. Điểm 2
C. Điểm 3 D. Điểm 4
E. Điểm 5
9. Theo anh (chị) những phương pháp đào tạo nào dưới đây là phù hợp với bản thân?
A. Nghe báo cáo B. Thuyết trình
C. Cùng tham gia D. Đi thực tế, viết báo cáo
E. Tham quan F. Thảo luận
10. Xin anh (chị) chấm điểm cho chất lượng bài giảng của đội ngũ giảng viên
A. Điểm 1 B. Điểm 2
E. Điểm 5
11. Theo anh (chị) thười gian mở các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn như hiện nay:
A. Rất phù hợp B. Phù hợp
C. Bình thường D. Quá dài
12. Theo anh (chị) công tác tổ chức các khóa học tại Agribank Lạng Giang đã tốt chưa?
A. Rất tốt B. Tốt
C. Bình thường D. Yếu , Kém
E. Ý kiến khác (Xin cho biết cụ thể)……… 13. Đơn vị anh (chị) có thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ viên chức trong đơn vị saukhi được cử đi đào tạo không?
A. Có B. Không
Nếu có, chu kỳ đánh giá là bao nhiêu lâu một lần?
A. 1 tháng B. 3 tháng
C. 6 tháng D. 12 tháng
E. Khác (Xin cho biết cụ thể)……….. 14. Mục đích của việc đánh giá thực hiện công việc của đơn vị anh (chị):