Pháttriển trí lực

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh lạng giang, bắc giang luận văn ths (Trang 56 - 75)

Việc tìm kiếm người tài là điều mà Agribank Lạng Giang hết sức quan tâm. Do vậy, hơn hết, doanh nghiệp luôn muốn người lao động cảm thấy yên tâm, tin tưởng và gắn bó hơn nữa với doanh nghiệp. Do đó, công tác phát triển về trí lực của nhân lực trong doanh nghiệp giúp người lao động nâng cao kỹ năng của bản thân, một mặt giúp họ làm quen với môi trường và cách thức làm việc với các khóa đào tạo ngắn hạn ban đầu.

3.4.1.1. Cách thức thực hiện

a, Đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Trong nhiều năm qua, Agribank luôn quan tâm đào tạo đội ngũ nhân lực, bởi đó là một trong những yếu tố quyết định sự triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp. Bên cạnh chú trọng bồi dưỡng chuyên sâu các kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng mềm… cho đội ngũ cán bộ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Agribank còn đẩy mạnh đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cán bộ mới vào ngành.

Các phương pháp đào tạo:

Trong những năm qua, hầu hết các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, nhân viên đều do Ngân hàng Nhà nước và Agribank TW tổ chức.

Một số nghiên cứu, khảo sát thực tiễn và tổng hợp qua các khóa đào tạo cho thấy, tùy theo thời gian và nội dung của khóa đào tạo mà Ngân hàng sử dụng các phương pháp đào tạo bồi dưỡng khác nhau.

Một là, phương pháp đào tạo tại bàn giấy:

Phương pháp này thường được sử dụng đối với hầu hết các khóa đào tạo tập trung dài hạn hoặc bán tập trung dài hạn (thời gian từ 3 tháng trở lên). Phương pháp này giáo viên có thể truyền đạt toàn bộ nội dung mà họ cho là cần thiết và học viên ngồi nghe, có thể ghi chép lại một cách hệ thống toàn bộ nội dung môn học. Tuy nhiên, phương pháp độc thoại này gây tâm lý chán nản đối với học viên và hầu hết áp dụng đối với các lớp đào tạo về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, hoàn chỉnh văn bằng chứng chỉ.

Đối với các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng thì phương pháp đào tạo - bồi dưỡng đa dạng và phong phú hơn như thảo luận nhóm, nghe báo cáo có sử dụng máy chiếu, thuyết trình, đi thực tế, viết báo cáo, tham quan, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong một khóa học…Trong đó phương pháp đào tạo hiệu quả nhất hiện nay mà Ngân hàng sử dụng là chú trọng vào việc lấy người học làm trọng tâm nhằm khơi dậy những kinh nghiệm, tiềm năng từ người học để giải quyết các vấn đề, nội dung và kiến thức của khóa học cũng như vấn đề của chính họ. Đó là các phương pháp cùng tham gia (thảo luận nhóm). Các khóa học về nghiệp vụ Ngân hàng do Vụ Tổ chức cán bộ Ngân hàng đã chú trọng sử dụng các phương pháp giảng dạy: lấy người học làm trung tâm trong đó đã sử dụng rộng rãi phương pháp giảng dạy có hiệu quả cao nhất. Qua khảo sát thực tế, các phương pháp giảng dạy được học viên đánh giá cao là đưa các bài tập tình huống sau phần lý thuyết (85%), cùng tham gia (67%), thảo luận nhóm (63%), kết hợp nhiều phương pháp (59%), phương pháp ít có hiệu quả nhất là thuyết trình (35%), thảo luận nhóm đông người (50%).

Qua khảo sát tại lớp đào tạo về dịch vụ marketing ngân hàng cho thấy mức độ ưa thích với các phương pháp sử dụng trong giảng dạy như sau:

Bảng 3.4Mức độ hài lòng với các phương pháp nhân lực tại Agribank Lạng Giang STT Hài lòng Bình thường Không hài lòng Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nghe báo cáo 20 27,7 45 62,5 7 9,7

2 Thuyết trình 27 37,5 25 34,7 20 27,7

3 Cùng tham gia 25 34,72 20 27,7 27 37,5

4 Đi thực tế, viết báo cáo 35 48,61 10 13,8 27 37,5

5 Tham quan 37 51,38 15 20,8 20 20,7

6 Thảo luận 32 44,4 20 20,7 20 20,7

Số liệu khảo sát trên từ các học viên đã chứng tỏ việc sử dụng các phương pháp giảng dạy trên là có hiệu quả hơn đối với kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà họ thu được trong khóa học. Các học viên của các khóa đào tạo liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân do Vụ Tổ chức Cán bộ tổ chức cũng đánh giá cao hiệu quả của các phương pháp cùng tham gia (51,38% ý kiến) sau đó đến phương pháp đi thực tế, viết báo cáo (48,61% ý kiến)

Nguyên tắc hiện nay mà Ngân hàng sử dụng là chú trọng vào việc lấy người học làm trọng tâm nhằm khơi dậy những kinh nghiệm, tiềm năng từ người học để giải quyết các vấn đề, nội dung và kiến thức của khóa học cũng như vấn đề của chính họ. Đó là các phương pháp cùng tham gia (thảo luận nhóm). Các khóa học về nghiệp vụ Ngân hàng do Vụ Tổ chức cán bộ Ngân hàng đã chú trọng sử dụng các phương pháp giảng dạy: lấy người học làm trung tâm trong đó đã sử dụng rộng rãi phương pháp giảng dạy có hiệu quả cao nhất.

Hình3.2: Đánh giá của học viên về một số nội dung trong chương trình đào tạo

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Như vậy, có thể thấy học viên đánh giá các khóa đào tạo ở Trường về cơ bản là có hiệu quả, trong một số tiêu chíđánh giáđã thực hiện thìý nghĩa thực tiễn của các chương trình đào tạo được đánh giá rất cao với 59% tốt, 12% rất tốt, các khóa đào tạo là rất có ích đối với các học viên trong việc học tập, nâng cao trình độ.

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Ý nghĩa thực tiễn Thông tin kiến thức mới Giúp ích cho công việc Rõ ràng dễ hiểu Khả năng vận dụng kiến thức Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

Hình 3.3: Các kiến thức, kỹ năng mong muốn được đào tạo

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Về mục đích đào tạo, đa số cán bộ nhân viên mong muốn được đào tạo, kỹ năng nhằm hoàn thành tốt hơn công việc của mình. Cụ thể có 47,22% có mục đích là làm tốt công việc, 20,37% có mục đích tăng lương, 16,51% thăng tiến và 15.9% còn lại có mục đích học hỏi thêm.

Từ kết quả khảo sát cho thấy mặc dù tỷ lệ cán bộ, nhân viên đã được đào tạo các kiến thức, kỹ năng cho công việc hiện tại là khá cao. Tuy nhiên nhu cầu, mong muốn được đào tạo, đào tạo lại của đội ngũ cán bộ, nhân viên của Agribank Lạng Giang hiện nay vẫn rất cao. Các kiến thức, kỹ năng mong muốn được đào tạo chủ yếu vẫn là các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ ngân hàng nhằm thực hiện tốt hơn nữa các công việc mà hiện nay họ đang làm.

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu số lượng về kết quả chương trình đào tạo do chi nhánh tổ chức hoặc cử đi đào tạo tại các tổ chức bên ngoài

STT Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014 /2012 Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Tổng số ngày đào tạo Ngày 145 162 170 25 11,72

Số ngày học nghiệp vụ Ngày 55 72 64 9 11,64 Số ngày học dài hạn Ngày 90 90 106 16 11,77 2 Tổng số lượt người đào tạo Lượt 58 79 103 45 17,75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32.70%

30.19% 26.83% 10.27%

Kế toán kiểm toán Tín dụng, đầu tư

Nghiệp vụ thẻ, Mar Khác 30.22% 15.36% 13.19% 20.37% 20.70% 0.17%

Giao tiếp thuyết trình Làm việc nhóm

Tổ chức Tư vấn bán hàng

3 Tổng số CBVC Người 206 206 214 8 10,38 4 Số ngày đào tạo trung bình

1 lớp Ngày 2,5 2,05 1,65 0,85 0,66 5 Số ngày học nghiệp vụ bq 1 CBVC Ngày 0,95 0,91 0,62 - 0,33 - 65,26 6 Số ngày học dài hạn bq 1 CBVC Ngày 1,55 1,14 1,03 - 0,52 - 66,45

(Nguồn: Phòng HC - NS Agribank Lạng Giang) Nhận xét:

Tổng số ngày đào tạo tại chi nhánh và cử đi học tại các cơ sở bên ngoài tăng đều và tăng nhanh theo thời gian. Trung bình một khóa đào tạo, bồi dưỡng nói chung cũng chỉ từ 1,5 đến 2 ngày, trong đó số ngày học nghiệp vụ thì thường có thời gian rất ngắn.

Số liệu trên cho thấy thời gian tổ chức khóa học cũng chỉ đủ để cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến chính sách, nghiệp vụ hành chính trong lĩnh vực ngân hàng. Do vậy, cũng khó có thể nói rằng những khóa học này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh.

b, Tổ chức hội thi tay nghề

Agribank Lạng Giang tổ chức Hội thi nghiệp vụ ngân quỹ năm 2014. Hội thi là cơ hội để các cán bộ làm công tác Ngân quỹ của Chi nhánh rèn luyện kỹ năng tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.Phát biểu tại Hội thi, đồng chí Nguyễn Thị Mười – Giám đốc Agribank Lạng Giang đánh giá cao những nỗ lực và cố gắng của Agribank Lạng Giang trong hoạt động Ngân hàng thời gian qua. Đồng chí Giám đốc Agribank Lạng Giang cũng mong muốn Ngân hàng tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được để xứng đáng là một trong những tổ chức đi đầu trong phong trào rèn luyện tay nghề, đạo đức cho cán bộ nhân viên, được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao.Qua 2 phần thi lý thuyết và thực hành với 17 thí sinh tham dự. Kết quả trên 50% thí sinh đạt điểm tuyệt đối về thi lý thuyết; 05/17 thí sinh đạt điểm xuất sắc về thực hành nghiệp vụ. Chung cuộc, Hội

thi đã chọn được 3 gương mặt xuất sắc nhất tham dự vòng thi khu vực phía Bắc của Agribank tổ chức vào tháng 8/2014.

Tuy nhiên, Agribank Lạng Giang mới chỉ tổ chức hội thi tay nghề cho cán bộ Ngân quỹ mà chưa tổ chức hội thi tay nghề cho các bộ phận khác trong Ngân hàng như: Giao dịch viên, tín dụng, quan hệ khách hàng cá nhân, quan hệ khách hàng doanh nghiệp, kiểm toán, kế toán... Các đối tượng này cũng rất cần đến các hội thi tay nghề để nâng cao nghiệp vụ tạo môi trường cạnh tranh, thi đua cũng như kỹ năng chuyên môn.

c, Luân phiên công việc

Những năm qua, công tác luân chuyển cán bộ chủ yếu thực hiện ở các Ngân hàng trung ương và đối tượng thường từ cán bộ cấp Phòng và tương đương trở lên. Việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo các Vụ, Cục và cấp Phòng khối cơ quan Tổng cục, lãnh đạo các Ngân hàng địa phương chưa được thực hiện thường xuyên. Trừ

những trường hợp điều động do yêu cầu công tác.

Tháng 10-2014, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính có Nghị quyết 02-NQ/BCSĐ về triển khai công tác luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác, điều động công chức, viên chức; và Bộ trưởng Bộ Tài chính có Quyết định 2650/QĐ-BTC quy định vị trí công tác và thời gian luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác với công chức, viên chức. Có thể nói, đây là một chủ trương lớn và hết sức quyết liệt của Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Tài chính liên quan đến công tác cán bộ trong toàn ngành Tài chính, trong đó có ngành Ngân hàng. Tác dụng của công tác luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác, điều động chính là bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo để trang bị thêm kiến thức, kĩ năng một cách toàn diện cho cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; chống sự trì trệ và tạo động lực để cán bộ lãnh đạo đổi mới, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa của ngành Ngân hàng. Tuy nhiên, Nghị

quyết này vẫn chưa được thực hiện đúng, triệt để ở Agribank Lạng Giang. 3.4.1.2 Kết quả đạt được

Sau tất cả các khóa đào tạo các học viên đều thi để lấy chứng chỉ, tổng kết quả 3 năm 2012-2014 kết quả như sau:

Tuy kết quả trong những năm qua chưa đáp ứng được chỉ tiêu đề ra (đến cuối năm 2013, 100% CBNV thành thạo tin học và tiếng anh cơ bản, 50% CBNV đạt trình độ tác nghiệp loại giỏi) song các khóa học do Trung tâm và Chi nhánh tổ chức đã thu được những mặt tích cực.Kỹ năng nghiệp vụ đang dần được nâng lên; năm 2012, kết quả nghiệp vụ của học viên đạt loại khá, giỏi chiếm 56%, đến năm 2014, kết quả nghiệp vụ của học viên đạt loại khá, giỏi chiếm 70%, tăng 14% so với năm 2012. Ngoài ra, thái độ về chất lượng phục vụ của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng cũng có chiều hướng tốt hơn qua các năm, từ năm 2012 đến 2014. Điều đó thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kết quả thăm dò ý kiến khách hàng về thái độ và chất lượng phục vụ Xếp loại Tỉ lệ %

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Rất tốt 20 24 30

Tốt 50 53 56

Bình thường 20 16 11

Kém 10 7 3

(Nguồn: Phòng HC - NS Agribank Lạng Giang)

Ta thấy có sự chuyển đổi rõ rệt trong chất lượng phục vụ khách hàng. Nhưng đây mới chỉ là nhận xét của các khách hàng lớn, chi nhánh chưa có sự điều tra bài bản và chính xác tất cả các loại khách hàng về chất lượng phục vụ khách hàng của CBVC trong chi nhánh. Mặt khác cũng cần có sự điều tra đầy đủ để khách hàng chỉ ra những mặt yếu kém cụ thể trong thái độ và chất lượng phục vụ để làm căn cứ khắc phục và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.2.Phát triển tâm lực

Agribank Lạng Giang cũng đã có nhiều chương trình nhằm phát triển nhân cách, kỷ luật, đạo đức, tinh thần, trách nhiệm của mỗi cán bộ trong Ngân hàngnhư : tích cực tuyên truyền các nội dung xây dựng văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của hệ thống trên các cơ quan báo chí trong Ngành, đặc biệt là trên Website, bản tin nội bộ của doanh nghiệp.

Triển khai nội dung xây dựng văn hóa công sở và văn hóa doanh nghiệp gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, thông qua việc phát động các phong trào thi đua trong từng giai đoạn. Đặc biệt chú ý tuyên truyền về những khó khăn, thách thức của ngành Ngân hàng trong giai đoạn mới để thấy tầm quan trọng của việc gìn giữ đạo đức nghề nghiệp; tuyên truyền xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bền vững, tạo dựng uy tín trong hoạt động ngân hàng trong nước và quốc tế.

3.4.2.1. Cách thức thực hiện a, Xây dựng nội quy lao động

Agribank Lạng Giangđã có nội quy lao động và nội quy đó theo Quy định số

31/2008/QĐ-NHNN Việt Nam.

Một số nội dung chủ yếu nội quy quy định của Agribank Lạng Giang (xem hộp 3.3

Hộp 3.2 Nội quy chấm công

1.1 Nhân viên đến công ty phải thực hiện quy định chấm công bằng thẻ. Có thể chấp nhận không quẹt thẻ chấm công khi nhân viên đang thực hiện công việc mà không về kịp, nhưng nhân viên phải báo ghi sổ trước khi đi ra ngoài để theo dõi giờ về hoặc báo cáo cấp trên.

1.2 Tất cả nhân viên phải nghiêm chỉnh chấp hành giờ giấc quy định, không đi muộn về sớm. Trường hợp đi muộn, về sớm có lý do chính đáng phải báo cáo người phụ trách trực tiếp hoặc của Ban lãnh đạo Công ty.

1.3 Nhân viên xin phép đi muộn phải thông báo cho người có thẩm quyền về việc xin đi muộn từ chiều hôm trước hoặc muộn nhất là trước giờ làm việc, từ 8h05 trở đi nhân viên mới báo cáo thì vẫn tính là phạm lỗi đi muộn.( Bắt buộc vẫn phải xin phép).

1.4 Nhân viên chỉ được phép xin đi muộn 1 lần trong 1 tuần. Nếu đã xin đi muộn rồi, những lần sau có xin phép cũng tính là phạm lỗi đi muộn, trừ những trường hợp đặc biệt phải được sự cho phép của Tổng Giám Đốc .

1.5 Thời gian nhân viên xin phép đi muộn không quá 30 phút (trừ trường hợp có sự cho phép của Tổng Giám đốc công ty), trên 30 phút sẽ bắt đầu tính lỗi đi muộn. Nhân viên đi muộn từ 1 tiếng trở lên sẽ tính là nghỉ không lý do ½ ngày.

2. Nội quy trang phục:

2.1 Trang phục của nhân viên được quy định: Quần hoặc váy dài quá đầu gối, sẫm màu, áo sơ mi kẻ xanh theo đồng phục được phát

2.2 Riêng ngày thứ 7, nhân viên được phép mặc áo sơ mi khác, không cần mặc đồng phục

2.3 Trang điểm nhẹ nhàng khi đến công ty

2.4 Đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không sơn móng tay. Nhân viên nam không

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh lạng giang, bắc giang luận văn ths (Trang 56 - 75)