Với định hướng “Xây dựng Agribank Lạng Giang trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, xếp hạng tiên tiến trong khu vực, đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế; quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững”. Ngay từ đầu Ban lãnh đạo Agribank Lạng Giangđã nhận thức được vai trò của nhân lực nói chung cũng như phát triển nhân lực nói riêng là vô cùng quan trọng. Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, và hơn thế nữa là
trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hơn bao giờ hết Agribank Lạng Giang phải xây dựng, chuẩn bị được cho mình một đội ngũ nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển.
Đối với phát triển nhân lực, Ban lãnh đạo Agribank Lạng Giang có một số quan điểm sau:
4.2.2.1. Phát triển nhân lực góp phần khẳng định thương hiệu của Agribank Lạng Giang
Cùng với sự phát triển và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế nói chung và của ngành tài chính ngân hàng nói riêng, nhu cầu về nhân lực của các ngân hàng trung ương đòi hỏi ngày càng nhiều. Vấn đề nhân sự đã trở thành một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển nhân lực có trình độ chuyên môn, tin học và ngoại ngữ; có kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cộng đồng, kỹ năng phân tích tổng hợp, kỹ năng làm việc theo nhóm… để bắt nhịp được với những biến động liên tục của một nền kinh tế mở được coi là thương hiệu và chìa khóa góp phần khẳng định thương hiệu của
Agribank Lạng Giang.
4.2.2.2. Phát triển nhân lực nhằm dáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Tại thời điểm này, rất nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài như HSBC, ANZ... đã bắt đầu mở rộng hoạt động tại Việt Nam, tạo sự cạnh tranh khốc liệt hơn về chất trong ngành tài chính ngân hàng. Agribank cũng đã và đang mở rộng thị trường sang một số nước khác ở Châu Âu và khu vực như Đức, Campuchia, Malaysia, Lào.
Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển, Ban lãnh Đạo AgribankLạng Giang đã xác định xây dựng và tạo dựng nguồn cán bộ có năng lực, trình độ, đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng phải theo hướng hội nhập quốc tế.
4.2.2.3. Phát triển nhân lực một cách toàn diện
Toàn cầu hóa cùng với tự do hóa thương mại và sự đổi mới công nghệ, phát triển khoa học diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi các ngân hàng phải luôn ứng phó – thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng này. Vì vậy, cán bộ công nhân viên
Agribank Lạng Giang phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ nhiều hơn, nhanh hơn và việc “Học tập suốt đời” đã, đang là yêu cầu đặt ra để đảm bảo cho phát triển bền vững của Agribank Lạng Giang. Chính yêu cầu của việc học tập này sẽ có sự phân hóa nhanh, mạnh hơn trong lực lượng lao động và thước đo giá trị dựa vào bằng cấp hiện hữu trở lên tương đối mà thước đo đích thực chính là kỹ năng của người lao động, là năng suất, là hiệu quả trong công việc. Cụ thể là:
Đào tạo kĩ năng, nghiệp vụ ứng dụng công nghệ mới cho tất cả cán bộ, nhân viên ngân hàng, trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, dịch vụ sản phẩm mới với nội dung thiết thực, phổ cập, hiện đại.
Quy hoạch cán bộ để nâng cao trình độ nghề nghiệp, kiến thức, kĩ năng, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ đầu đàn chất lượng cao đưa công nghệ của tin học cơ bản, kĩ thuật viên tin học, các ứng dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.
Đào tạo quản trị ngân hàng thương mại cho cán bộ lãnh đạo các cấp. Cập nhật kiến thức bổ trợ cho CBVC ngân hàng như: pháp luật, ngoại ngữ, marketing, giao tiếp khách hàng, …
Phát triển phải luôn gắn liền với nhiệm vụ kinh doanh và chiến lược phát triển trong từng giai đoạn. Pháttriển kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ phải đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức, tiêu chuẩn hóa cao độ, giải quyết các nhiệm vụ kinh doanh và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững…Xác định chiến lược đào tạo trên cơ sở chiến lược phát triển.
4.3. Một số giải pháp phát triển nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Chi nhánh Lạng Giang