Pháttriển thể lực

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh lạng giang, bắc giang luận văn ths (Trang 31 - 36)

1.3.3.1. Mục đích

Thể lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn để biến tri thức thành sức

mạnh vật chất.

Thể lực của nhân lực bao gồm không chỉ sức khỏe cơ bắp, mà còn là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là sức mạnh của ý chí, là khả năng vận động của trí lực.

Trong doanh nghiệp, phát triển thể lực là gia tăng sức khỏe, tuổi thọ, độ dẻo dai của thần kinh và cơ bắp nhằm đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của quá trình sản xuất trên những dây chuyền công nghệ cao, phức tạp hay những công việc nặng nhọc, nguy hiểm diễn ra liên tục và kéo dài. Thân thể có cường tráng thì tinh thần mới sảng khoái, tiếp thu kiến thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ tốt và cuối cùng là lao động an toàn, có hiệu quả

1.3.3.2 Nội dung

Để phát triển thể lực cho người lao động trong doanh nghiệp, cần nghiên cứu đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để từ đó xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe cho từng khâu, từng công việc trong doanh nghiệp làm cơ sở cho việc tuyển dụng, chăm sóc, theo dõi, bồi dưỡng sức khỏe cho nhân viên cũng như làm cơ sở cho việc bố trí công việc phù hợp.

Các biện pháp có thể thực hiện bao gồm :

a, Tuyên truyền vấn đề sức khỏe lao động, an toàn lao động

Doanh nghiệp cần tuyên truyền định hướng, hướng dẫn về an toàn vệ sinh lao động nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức mới và các chỉ dẫn cho người lao động biết và hiểu về bệnh nghề nghiệp đặc thù của doanh nghiệp mình, giúp người lao động mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc. Để từ đó, họ tự ý thức được

sức khỏe quan trọng trong công việc như thế nào.

Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng các hình thức như: Cảnh báo về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phóng sự về đề tài an toàn trong sử dụng trang thiết bị trong doanh nghiệp, an toàn phòng chống ngã cao trong xây dựng, an toàn vệ sinh lao động khi sử dụng thuốc trừ sâu, khi sử dụng các loại máy móc, thiết bị nông nghiệp; phóng sự về đề tài phòng chống cháy nổ tại địa bàn khu dân cư, doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

- Phát hành tờ rơi, tranh, áp phích, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động, PCCN theo từng lĩnh vực, công việc.

- Treo băng rôn, pano, áp phích, phát tờ rơi khẩu hiệu tuyên truyền, cổ động về Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN trên các trục đường chính của cơ quan, cổng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp

- Triển khai các gói dịch vụ gửi tin nhắn SMS về chương trình an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động trong doanh nghiệp theo định kỳ hàng tháng

- Tổ chức các hoạt động: Hội thảo, hội nghị, hội thi, phát động phong trào thi đua thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN.

-Tổ chức các lớp huấn luyện về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và triển khai tuyên truyền, nhân rộng tới các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Ví dụ, về an toàn vệ sinh lao động trong ngành dầu khí, hóa chất: Doanh nghiệp phải cấp phát đồ dùng bảo hộ lao động cho cán bộ khi đi thực địa; trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ để tạo môi trường làm việc an toàn, tránh tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, doanh nghiệp dầu khí, hóa chất tích cực phối hợp tổ chức các hội nghị truyền thông, giới thiệu các nội dung văn bản pháp luật, các quy định về đảm bảo an toàn lao động trong lĩnh vực dầu khí, tăng cường công tác quản lý môi trường, tuyên truyền nâng cao ý thứccủa người lao động về công tác an toàn lao động trong ngành, tổ chức các khóa đào tạo

về phòng chống cháy nổ, sơ cấp cứu, thoát hiểm khẩn cấp.

b, Tổ chức chương trình đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp

Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho mỗi cá nhân người lao động. Trang bị bảo hộ lao động là một trong những biện pháp tích cực và hiệu nghiệm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của công nhân trong khi làm việc. Như tại một số nhà máy sản xuất hóa chất để công nhân khỏi bị nhiễm độc của hơi và bụi hóa chất bay ra, nhà máy cần bố trí máy móc, phương tiện trừ độc, để việc pha chế được tiến hành trong những điều kiện an toàn. Nhưng nếu do thiếu phương bị an toàn, thiếu phương tiện trừ độc mà bụi và hơi độc vẫn còn bay ra được thì tùy theo loại hóa chất, cần phải trang bị cho nhân viên khẩu trang, kính che mắt, găng tay hoặc những mặt nạ thích hợp.

Làm việc có chất độc dù có trả lương cao hoặc phụ cấp nhiều mà không thiết bị an toàn máy móc đầy đủ, không trang bị được những dụng cụ bảo hộ thích hợp thì những nguy cơ về nhiễm trùng nhiễm độc vẫn luôn luôn đe doạ sức khỏe và tính mạng của công nhân.

Làm việc trên cao không có dây an toàn rất dễ xảy ra tai nạn. Những khoản chi tiêu sau khi tai nạn xẩy ra thường đắt gấp trăm lần sắm một giây an toàn để đề phòng và khi có công nhân chết về tai nạn lao động là một tổn thất rất lớn không lấy gì bù lại được.

Không đề phòng bệnh tật để mầm bệnh xâm nhập và phá hoại cơ thể của công nhân dù có chữa khỏi cũng làm sức khỏe công nhân giảm sút, ảnh hưởng tới năng suất lao động, sẽ không bảo đảm kế hoạch nhân công, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất.

Do tính chất phức tạp của nhiều loại công việc khác nhau, việc trang bị bảo hộ lao động đều có tính chất khoa học kỹ thuật. Hình thức và phẩm chất của mỗi loại dụng cụ cần phải được nghiên cứu kỹ càng cho thích hợp với tính chất công việc và điều kiện làm việc.

Việc sử dụng các thứ đã trang bị cũng cần phải được theo dõi, rút ra những kinh nghiệm để kịp thời cải tiến phương pháp trang bị cho thích ứng với sự phát triển của mỗi nghề và đạt được tác dụng cao nhất.

Đối với doanh nghiệp có bếp ăn tập thể cần có tiêu chuẩn về việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng. Doanh nghiệp phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về kiến thức, nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm, biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho người chế biến, các bếp ăn tập thể, căng tin. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thông tin, truyền thông vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, cách nhận biết, sử dụng thực phẩm, thức ăn an toàn; thực hiện ăn chín uống chín, tuyệt đối không mua bán, sử dụng thực phẩm không biết rõ nguồn gốc, thực phẩm không an toàn.

Đối với doanh nghiệp không có bếp ăn tập thể cần có chính sách phúc lợi cho nhân viên ăn trưa. Ví dụ như trong một doanh nghiệp ngân hàng, hỗ trợ 40.000 VNĐ cho một bữa ăn trưa cho cán bộ nhân viên, hay doanh nghiệp thương mại hỗ trợ 30.000 VNĐ cho một bữa ăn trưa.

c, Bố trí văn phòng, nơi làm việc khoa học, hợp lý

Tổ chức và phục vụ nơi làm việc có tác động trực tiếp tới hoạt động làm việc của người lao động từ đó gián tiếp tác động tới hiệu quả công việc của họ. Thực hiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc tốt sẽ đảm bảo cho người lao động có được những tư thế làm việc thoải mái, không bị căng thẳng thần kinh, giúp họ giảm bớt mệt nhọc khi làm việc và tạo ra hứng thú tích cực cho người lao động. Chính sự phù hợp về tâm sinh lý là yếu tố quyết định giúp người lao động làm việc tiết kiệm sức lực hơn mà hiệu quả công việc lại cao hơn, giảm thiểu được mệt mỏi cho người lao động, giảm thiểu sự nhàm chán trong lao động.

Ngoài ra, tổ chức và phục vụ nơi làm việc còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mối quan hệ, trao đổi thông tin giữa nơi làm việc, phát huy khả năng sáng tạo của người lao động trong thực hiện công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức và phục vụ nơi làm việc tốt đảm bảo cho quá trình làm việc được thông suốt, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các bộ phận trong quá trình

làm việc, giảm bớt sự lãng phí thời gian do phải chờ đợi, nâng cao hiệu suất của công việc, giúp cho tổ chức nhanh chóng đạt được mục tiêu một cách hiệu quả.

Tổ chức và phục vụ nơi làm việc là một điều kiện trong môi trường làm việc, tạo ra động lực và duy trì động lực cho người lao động từ đó tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức. Khi người lao động yêu thích công việc hơn, họ làm việc say mê hơn, các sản phẩm hỏng sẽ giảm đi. Khi người lao động có được sự thoả mãn lớn hơn trong công việc thì họ cũng trở nên gắn bó hơn với tổ chức giảm thiểu được sự luân chuyển công việc, tốn kém chi phí cho việc thay thế.

Tổ chức phục vụ nơi làm việc không chỉ để tạo ra tư thế làm việc thoải mái cho người lao động mà nó còn tạo ra sự an toàn, tránh xảy ra tai nạn cho người lao động trong quá trình làm việc. Các tai nạn lao động xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động mà còn ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, gián đoạn sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

d, Tổ chức các chương trình chăm sóc sức khỏe

Tổ chức các chương trình khám sức khỏe cho nhân viên trong mỗi doanh nghiệp là việc tổ chức chương trình khám bệnh toàn diện các bộ phận trên cơ thể con người nhằm kiểm soát bệnh tật, bảo trì sức khỏe hàng năm, kịp trời điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, tránh các biến chứng do bệnh gây ra, nâng cao tuổi thọ và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống, chế độ làm việc phù hợp với từng bộ phận trong doanh nghiệp

Tùy theo nhu cầu thông tin sức khỏe và ngân sách riêng của mỗi doanh nghiệp mà nội dung và cách thức tiến hành chương trình kiểm tra sức khoẻ định kỳ

cho nhân viên sẽ khác nhau.

Doanh nghiệp cần thiết lập các chương trình phúc lợi trọn gói, toàn diện cho nhân viên, bao gồm các chế độ chăm sóc y tế chuyên sâu, bảo hiểm, các hoạt động thể thao giải trí cuối tuần, môi trường làm việc năng động, các chương trình khen thưởng, quỹ khen thưởng cho các nhân viên khi đạt được bằng cấp chuyên môn cao, cơ hội làm việc tại nước ngoài, các cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn đa dạng, phong phú, v.v.

Ví dụ: Gói khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp sản xuất dành cho cán bộ nhân viên doanh nghiệp thương mại bao gồm: Kiểm tra các thông số chung: mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, kiểm tra thị lực, khám lâm sàng, xét nghiệm máu: công thức máu, đường máu khi đói, mỡ trong máu, chức năng gan, chức năng thận, viêm gan siêu vi B, tổng phân tích nước tiểu, chụp XQ phổi, siêu âm bụng tổng quát, đo điện tâm đồ, khám phụ khoa, tầm soát ung thư cổ tử cung (nữ), chụp nhũ ảnh, tầm soát ung thư vú (nữ trên 40 tuổi), tầm soát ung thư tiền liệt tuyến (nam trên 50 tuổi)

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh lạng giang, bắc giang luận văn ths (Trang 31 - 36)