ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA VIETCOMBANK

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 64)

3. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN

3.1ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA VIETCOMBANK

3.1.1Định hƣớng và chiến lƣợc trung, dài hạn của Vietcombank

Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phục hồi sau suy thoái, một số nền kinh tế lớn dần tăng trưởng trở lại, kinh tế trong nước cũng có những dấu hiệu khả quan. Trên cơ sở kết quả hoạt động trong 6 năm qua, Vietcombank định hướng và chiến lược trung, dài hạn với nội dung như sau:

- Phát triển và mở rộng hoạt động để trở thành Tập đoàn Ngân hàng tài chính đa năng có sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế.

Phát triển Vietcombank trên cơ sở tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi, mở rộng và đẩy mạnh một cách phù hợp các lĩnh vực ngân hàng đầu tư; dịch vụ bảo hiểm; các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác.

Tăng cường sức mạnh tài chính và thị phần bằng việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động thông qua mua bán sáp nhập và hợp nhất. Phát huy tốt mọi tiềm lực hiện có để duy trì vị trí hàng đầu của Vietcombank về các mảng nghiệp vụ: thẻ, ngân hàng điện tử, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và ngân hàng bán buôn.

Vietcombank kiên trì với mục tiêu hàng đầu là an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, cùng với mục tiêu xuyên suốt là “Hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng”.

- Ngân hàng đạt Top 1 Bán lẻ và Top 2 Bán buôn

Tiếp tục củng cố phát triển bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở nền tảng phát triển bền vững. Duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường nước ngoài.

- Ngân hàng đạt hiệu suất sinh lời cao nhất và đạt lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tối thiểu 15%

Nỗ lực tối ưu hóa tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập bán hàng, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí hoạt động của các khối: Cơ cấu lại nguồn vốn hiệu quả thông qua phân

51

bổ hợp lý nguồn vốn VNĐ/ngoại tệ, tăng trưởng và cân bằng tín dụng, nguồn vốn hợp lý theo kỳ hạn để giảm thiểu rủi ro lãi suất. Đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy định của NHNN và mục tiêu của Vietcombank. Nâng cao chất lượng công tác lập và giám sát kế hoạch ngân sách theo thông lệ tiên tiến.

- Ngân hàng đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng

Với mục tiêu tăng dần số lượng và doanh số từ khách hàng, chú trọng vào khách hàng mục tiêu, Vietcombank tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các dịch vụ ngân hàng tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực

Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực thông qua đổi mới công tác tuyển dụng, duy trì, đào tạo và luân chuyển cán bộ; tăng cường văn hóa hợp tác trong ngân hàng; tăng cường sự gắn bó và hiệu quả của cán bộ.

- Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất

Hoạt động của Vietcombank dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và quản trị theo chuẩn mực quốc tế (triển khai quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II; nâng cao văn hóa quản trị rủi ro).

Bên cạnh những định hướng kinh doanh mạnh mẽ, quyết liệt, hoạt động của Vietcombank luôn hướng tới cộng đồng, xã hội, góp phần xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc. Vietcombank luôn quan tâm và dành một nguồn lực không nhỏ cho công tác an sinh xã hội. Chính vì vậy, giá trị thương hiệu cùng uy tín Vietcombank suốt hơn 50 năm qua đã không ngừng được gây dựng và vun đắp.

3.1.2Mục tiêu đến năm 2020 của Vietcombank

- Mục tiêu tổng thể trong chiến lược 2011 - 2020 là xây dựng Vietcombank thành một tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam; mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất; hài hòa lợi ích giữa khách hàng, cổ đông và người lao động.

- Phấn đấu đưa Vietcombank trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam có sức ảnh hưởng khu vực, có vị trí thứ 300 trong Top 1,000 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới vào năm 2020; bước đầu triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế theo Basel II về quản trị rủi ro vào năm 2015.

52

3.2 NHỮNG DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK ĐẾN NĂM 2020 NHÂN TẠI VIETCOMBANK ĐẾN NĂM 2020

Nhìn chung, TDCN là hoạt động mang tính bản địa với dấu ấn sâu sắc của trình độ phát triển kinh tế. Sự phát triển của TDCN chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến một số yếu tố chủ đạo như: mức thu nhập, trình độ dân trí, thói quen tích luỹ của người dân; tăng trưởng kinh tế; các chính sách tăng trưởng tiêu dùng của chính phủ; các sáng kiến hỗ trợ TDCN; sự phổ biến của công nghệ ngân hàng. Những yếu tố này là nền tảng thúc đẩy hoạt động TDCN phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Những cơ sở để dự báo sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động TDCN:

Thứ nhất, kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi và tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong nước. Trong những năm tới, Nhà nước chú trọng cải thiện, nâng cao chất lượng đầu tư vốn để tăng cường hiệu quả và tái cấu trúc nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Do vậy, khi quá trình tái cấu trúc thành công, nền kinh tế tăng tưởng mạnh mẽ sẽ là nhân tố quan trọng để thúc đẩy hoạt động TDCN phát triển.

Thứ hai, thị trường TDCN Việt Nam mới được khai thác trong những năm gần đây, do đó tiềm năng phát triển của lĩnh vực này trong tương lai là rất lớn. Người dân Việt Nam có xu hướng tích lũy hơn tiêu dùng, mật độ sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa tới 10% dân số, tuy nhiên, sự tiếp cận với cách thức tiêu dùng từ nước ngoài sẽ tạo cho người dân có thói quen sử dụng nợ để chi tiêu. Mặt khác, Việt Nam có cấu trúc dân số trẻ cùng với xu hướng tiêu dùng cởi mở, tiếp cận nhanh các dịch vụ, sản phẩm mới. Hơn nữa, với sự tăng cao về thu nhập và trình độ dân trí thì mức chi tiêu của người dân càng tăng nhanh và dư địa cho hoạt động TDCN càng được mở rộng. Vì vậy, thị trường hơn 90 triệu dân của Việt Nam sẽ là mảnh đất tiềm năng cho hoạt động TDCN.

Thứ ba, nhu cầu tiêu dùng trong quá khứ bị hạn chế bởi sự thiếu hụt cơ chế cho vay và trả nợ phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay với sự hỗ trợ mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng của ngân hàng đã thúc đẩy hoạt động TDCN phát triển mạnh. Hơn thế nữa, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt, các NHTM đã bắt đầu đẩy mạnh hiện đại công nghệ ngân hàng vào khai thác thị trường bán lẻ, tạo

53

ra nhiều sản phẩm tiện ích và ưu việt cho khách hàng. Vì vậy trong vòng 5 năm tới, tỷ lệ người dân sử dụng các sản phẩm của TDCN sẽ gia tăng đột biến.

Thứ tƣ, xu hướng của người tiêu dùng cũng thay đổi theo nhu cầu và sự phát triển của cuộc sống. Hiện nay, ngoài việc nhận lương qua tài khoản, người dân còn có thói quen mở tài khoản đa năng và thanh toán hoá đơn bằng thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, so với dân số nước ta thì tỷ lệ người có tài khoản ngân hàng rất thấp. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của hoạt động TDCN là rất lớn và được các ngân hàng khai thác triệt để nhằm tìm kiếm nguồn lợi nhuận ổn định và bền vững.

Trong nhiều năm qua, Vietcombank đã thực hiện nhiều điều chỉnh, thay đổi về chính sách tín dụng đối với KHCN và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về hoạt động TDCN. Năm 2014 thị phần TDCN của Vietcombank đạt trên 28%, xác lập vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ và các dịch vụ ngân hàng điện tử để khẳng định sự tăng trưởng đột phá trong lĩnh vực cốt lõi - bán lẻ. Vietcombank đồng thời cũng duy trì chất lượng bằng việc áp dụng nghiêm ngặt các phương thức quản trị rủi ro và luôn đổi mới hoạt động trong mọi lĩnh vực, nhằm thích ứng với các điều kiện về công nghệ cũng như sự mong đợi của đông đảo khách hàng. Năm 2014, Vietcombank được tạp chí The Asian Banker trao tặng giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014”.

Hoạt động TDCN cũng nằm trong tổng thể mục tiêu đạt Top 1 ngân hàng bán lẻ của Vietcombank. Dự báo các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TDCN của Vietcombank đến năm 2020 như sau:

- Thị phần hoạt động TDCN đứng đầu trong top các ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

- Tăng trưởng huy động vốn từ KHCN đạt bình quân 30%/năm, chiếm tỷ trọng trên 65% nguồn vốn huy động từ nền kinh tế.

- Tăng trưởng dư nợ TDCN tăng 35%/năm.

- Thu nhập từ TDCN chiếm 20% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng.

- Mở rộng mạng lưới với 600 chi nhánh và phòng giao dịch.

- Duy trì vị thế dẫn đầu về thẻ tại Việt Nam: Chiếm 50% thị phần thẻ.

- Độc quyền phát hành thẻ tín dụng Vietcombank American Express.

54

3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK NHÂN TẠI VIETCOMBANK

Sự ra đời của hoạt động TDCN đã tạo ra những hiệu ứng quan trọng đối với khu vực tiêu dùng cá nhân, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế và tạo ra những hiệu quả về mặt an sinh và công bằng xã hội. Với những thành quả đạt được, TDCN đã nhanh chóng khẳng định được xu hướng tiêu dùng tất yếu gắn với xu hướng phát triển kinh tế và xã hội. TDCN góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm bớt sự biến động trong các chu kỳ tiêu dùng của người dân. Sự phát triển mạnh của hoạt động TDCN ở nước ta trong thời gian qua đã phản ánh hiệu quả của quá trình điều hành, quản lý và phát triển hệ thống tài chính, qua đó nâng cao vai trò và khả năng phục vụ nền kinh tế của các NHTM.

Trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế trong hoạt động TDCN tại Vietcombank, đồng thời, căn cứ vào định hướng phát triển chung của Vietcombank như đã đề cập trong mục 3.1, dựa trên những kinh nghiệm thế giới và thực trạng hoạt động TDCN tại Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp mang tính gợi mở để nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN tại Vietcombank như sau:

3.3.1Có chiến lƣợc rõ ràng về phát triển các sản phẩm mới để tạo bƣớc đột phá và lợi thế cạnh tranh so với các NHTM khác

Sự hạn chế trong định hướng, chiến lược phát triển các sản phẩm và đối tượng khách hàng làm cho hiệu quả hoạt động TDCN chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Vietcombank. Vì vậy, Vietcombank cần cung cấp những sản phẩm tín dụng ưu việt, hấp dẫn, phù hợp với nhiều đối tượng và yêu cầu ngày càng cao khách hàng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các sản phẩn tín dụng truyền thống, cần phát triển nhanh các sản phẩm tín dụng hiện đại, trọn gói để đáp ứng nhu cầu và kích thích việc sử dụng sản phẩm TDCN của khách hàng.

Vietcombank cần thực hiện nhiều các nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chiến lược của các ngân hàng đối thủ, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và thanh toán của người dân. Tiến hành phân nhóm khách hàng theo thu nhập, theo ngành nghề, theo địa bàn sinh sống nhằm thiết kế, cung cấp những sản phẩm và chính sách quản lý khách hàng phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra, cần cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý tài chính và các sản phẩm bán chéo cho KHCN.

55

Chú trọng phát triển các những sản phẩm chủ chốt của thị trường trong giai đoạn hiện nay như: cho vay mua nhà, cho vay mua sắm phương tiện, cho vay mua đồ dùng, trang thiết bị và cho vay hộ kinh doanh cá thể. Duy trì và hoàn thiện những sản phẩm đang được khách hàng ưa chuộng, đồng thời, đánh giá lại nguyên nhân và chất lượng của các sản phẩm kém hiệu quả, để có phương hướng phát triển và cải tiến sản phẩm nhằm tránh tình trạng lãng phí do đầu tư dàn trải.

- Hoàn thiện các sản phẩm hiện có:

Hiện nay Vietcombank có 9 sản phẩm cho vay cá nhân. Tuy nhiên, các sản phẩm này còn có nhiều hạn chế và vướng mắc làm giảm số lượng khách hàng tham gia. Vì vậy, cần hoàn thiện các sản phẩm theo hướng: đơn giản hóa thủ tục; hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký hồ sơ tín dụng; mở rộng điều kiện sử dụng và thêm các tính năng hấp dẫn khác cho sản phẩm. Cụ thể:

+ Đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ khách hàng đăng ký hồ sơ tín dụng:

Đối với các khách hàng có chức vụ và thu nhập cao, nên giảm bớt các thủ tục về hồ sơ chứng minh thu nhập nhằm thu hút đối tượng khác hàng cao cấp này.

Đối với vay mua nhà: Nới lỏng yêu cầu chứng minh nguồn thu nhập trả nợ, đặc biệt là đối với các công chức nhà nước; giảm lãi suất cho vay và đơn giản thủ tục để thu hút khách hàng thật sự có nhu cầu tham gia. Ngân hàng cần liên kết với các đơn vị công chứng, phòng Tài nguyên Môi trường và các cơ quan chức năng có liên quan khác để giúp khách hàng thực hiện việc sang tên, hoàn tất các thủ tục về thế chấp tài sản, các giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu và khả năng tài chính khác.

Đối với cho vay tiêu dùng: Đẩy mạnh khâu quảng cáo, tư vấn cho khách hàng hiểu rõ về quy trình cho vay, những điều kiện cần và đủ để được vay, những rủi ro và cơ hội mang lại, những tiện ích của sản phảm nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, tránh tâm lý ngại tiếp cận ngân hàng của các khách hàng tiềm năng.

+ Gia tăng thời hạn cho vay, mở rộng điều kiện sử dụng sản phẩm:

Đối với các khoản vay mua nhà đất, cần mở rộng thời hạn cho vay (20 đến 25 năm) để giảm bớt số tiền và áp lực trả nợ cho khách hàng trong mỗi kỳ. Tuỳ vào độ tuổi, số năm công tác và nguồn đảm bảo trả nợ vay để có thời hạn cho vay linh hoạt, phù hợp với từng khách hàng. Giảm yêu cầu về việc chứng minh khả năng tài chính,

56

thu nhập và tài sản đảm bảo đối với các sản phẩm cho vay mua nhà đất, mua phương tiện theo hướng sử dụng chính tài sản hình thành khi cho vay để thế chấp.

+ Hoàn thiện các tính năng sản phẩm:

Liên kết các sản phẩm có tính năng tương đương nhau, kết hợp cung cấp sản phẩm trọn gói. Xây dựng sản phẩm đặc thù để tăng cường bán chéo sản phẩm bán lẻ cho cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với Vietcombank.

- Phát triển sản phẩm mới đa năng và ưu việt

Ứng dụng công nghệ hiện đại để cải tiến và phát triển các sản phẩm online và các sản phẩm trọn gói. Đẩy mạnh cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, phát triển nhóm sản phẩm phù hợp với độ tuổi, thu nhập và trình độ học vấn của khách hàng. Đưa ra sản phẩm cao cấp hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu, tạo ra nhiều tiện ích và sự khác biệt so với các sản phẩm TDCN khác.

3.3.2Phát triển và mở rộng kênh phân phối

Với chiến lược phát triển bán lẻ, khoanh vùng khách hàng và địa bàn mục tiêu,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 64)