Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 27 - 30)

1. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠ

1.3.2 Yếu tố chủ quan

1.3.2.1 Chính sách tín dụng của ngân hàng:

Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Tổng thể các quy định này bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng như: quy mô, lãi suất, kỳ hạn, tài sản đảm bảo, phạm vi và các quy định khác về hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm giúp ngân hàng sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Chính sách tín dụng là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản trị, điều hành của mỗi ngân hàng, được thể hiện bằng các định hướng, tư tưởng chỉ đạo, các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lý khoản tín dụng, chính sách chăm sóc khách hàng; các quy định và mức tính lãi suất, phí tín dụng; các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn…

Tùy vào tình hình thị trường tài chính và quy định của nhà nước, mỗi ngân hàng có một chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của ngân hàng mình. Nếu chính sách tín dụng của ngân hàng rộng mở, tiến bộ và đúng đắn thì sẽ giúp ngân hàng thu hút được sự quan tâm và sử dụng dịch vụ của khách hàng, tạo nguồn thu và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Một ngân hàng có chính sách tín dụng chú trọng đến phát triển dịch vụ tín dụng đối với KHCN thì TDCN sẽ có những cơ sở để phát triển và nâng cao hiệu quả. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của ngân hàng không hợp lý và không đáp ứng được nhu cầu của KHCN thì hoạt động TDCN sẽ bị hạn chế.

1.3.2.2 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng:

Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt được mục tiêu đó trong tương lai (Trần Huy Hoàng, 2011, trang 24).

Một chiến lược kinh doanh gồm có mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh, các hoạt động của chiến lược và năng lực cốt lõi. Chiến lược kinh

14

doanh có thể được hiểu theo các nội dung gồm xác lập mục tiêu, tầm nhìn dài hạn của ngân hàng; xây dựng các kế hoạch hành động tổng quát; triển khai phân bổ nguồn lực trên cơ sở lựa chọn kế hoạch hành động phù hợp và tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Bằng việc xây dựng chiến lược đúng đắn, ngân hàng có thể tập trung thời gian, nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chủ đạo để tạo nên sức mạnh cạnh tranh.

Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng vì nó liên quan đến khả năng cạnh tranh trên thị trường; các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới. Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt là kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự…Do đó, khi ngân hàng xây dựng một chiến lược kinh doanh với định hướng tập trung vào đối tượng KHCN thì hoạt động TDCN sẽ là thế mạnh và mang lại hiệu quả tài chính cao cho ngân hàng.

1.3.2.3 Năng lực tài chính của ngân hàng:

Năng lực tài chính là cơ sở để các nhà quản trị quyết định đường lối phát triển của ngân hàng mình. Năng lực tài chính thể hiện qua một số chỉ tiêu như vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Năng lực tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, tạo uy tín trên thị trường và lòng tin nơi công chúng. Khi ngân hàng có tiềm lực tài chính dồi dào thì sẽ có nhiều cơ hội đầu tư và nguồn vốn để tập trung vào việc phát triển hoạt động TDCN.

1.3.2.4 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng:

Nguồn vốn huy động còn được gọi là tài sản nợ ngân hàng, bộ phận nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh. Thông qua huy động mang tính thường xuyên trong quá trình kinh doanh như: tiếp nhận các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, làm cho NHTM trở thành một trung gian tài chính tiêu biểu có mối quan hệ rộng rãi với đông đảo khách hàng là doanh nghiệp và tầng lớp dân cư (Sử Đình Thành và TS.Vũ Thị Minh Hằng, 2008, trang 275).

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính đáp ứng nhu cầu kinh doanh, cho vay, đầu tư, tài trợ và thanh toán của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động của ngân hàng

15

dồi dào, tăng tưởng đều đặn thì hoạt động TDCN sẽ có nguồn vốn mở rộng, góp phần nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, nếu hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn thì sẽ không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, khi đó hoạt động TDCN của ngân hàng sẽ bị thu hẹp.

1.3.2.5 Chất lượng nhân sự của ngân hàng

Giao dịch viên, cán bộ tín dụng, chuyên viên tư vấn KHCN là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng làm cơ sở để đưa ra quyết định cho vay, đồng thời là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng quyết định đối tượng khách hàng được cấp tín dụng, mức rủi ro có thể xảy ra và số lượng các khoản vay được cấp.

1.3.2.6 Khả năng thu thập và xử lý thông tin:

Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng nghiên cứu những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay.

1.3.2.7 Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng:

Công nghệ phát triển giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động TDCN là giao dịch với số lượng khách hàng đông và phức tạp, số lượng giao dịch, hồ sơ và hợp đồng phải xử lý lớn. Do đó, hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian, công sức của cán bộ tín dụng, vừa hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng.

16

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)