ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 47)

2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠ

ngân hàng này đang có những bước đi đúng đắn theo chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK VIETCOMBANK

2.3.1Những kết quả đạt đƣợc

Để có thể đánh giá tổng quát những kết quả đạt được trong hoạt động TDCN tại Vietcombank, tác giả đi sâu phân tích dựa vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TDCN đã nêu tại Chương 1, cụ thể như sau:

2.3.1.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân

Trong giai đoạn 2009 – 2014 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt giai đoạn trước năm 2011, liên tiếp các cuộc khoảng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2010 cùng với những bất ổn chính trị tại khu vực Châu Phi và Trung Đông đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế trong nước. Tăng trưởng GDP giai đoạn này chỉ ở mức dưới 7%. Chính phủ đã phải sử dụng các gói kích thích kinh tế và thực hiện nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất.

Trong năm 2009, NHNN triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh theo Quyết định số 131/QĐ-NHNN ngày 23/01/2009 và Thông tư số 02/QĐ-NHNN ngày 03/02/2009. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận khách hàng và mở rộng cho vay. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt đỉnh điểm vào năm 2009 (39.57%). Tăng trưởng dư nợ TDCN của Vietcombank, Vietinbank và BIDV các năm 2009, 2010 đều trên 20%/năm. Trong đó, tăng trưởng dư nợ TDCN của Vietcombank năm 2009 là 26% và tăng lên 37% năm 2010. Hai ngân hàng còn lại, cũng duy trì sự tăng trưởng, đặc biệt là BIDV có mức tăng trưởng vượt bậc trong năm 2010 (43%), cao hơn so với Vietinbank (32%).

34

Bảng 2.4: Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank, Vietinbank và BIDV giai đoạn 2009 – 2014

TT Chỉ tiêu/năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình 1 Tăng trưởng tín dụng toàn ngành 39.57% 32.43% 14.31% 8.91% 12.52% 12,62% 17.96% 2 GDP 5.32% 6.78% 5.89% 5.03% 5.42% 5,98% 4.74% 3 CPI 6.52% 11.75% 18.13% 6.81% 6.04% 1,84% 8.21% 4 Tăng trưởng dư nợ TDCN Vietcombank 26% 37% 12% 38% 29% 39% 30% 5 Tăng trưởng dư nợ TDCN Vietinbank 24% 32% 16% -5% 17% 26% 18% 6 Tăng trưởng dư nợ TDCN BIDV 25% 43% 29% 24% 24% 37% 30%

Nguồn: Số liệu tổng hợp của Vietcombank, Vietinbank, BIDV giai đoạn 2009 – 2014 và tính toán của tác giả.

Năm 2011, chỉ số CPI tăng cao lên đến 18.13%, với nhiều khó khăn từ môi trường kinh tế sau giai đoạn tăng trưởng nóng, mức tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ đạt 14.31%, giảm mạnh so với năm 2010 tạo nên vũng trũng tăng trưởng tín dụng từ năm 2011 đến năm 2014. Tăng trưởng dư nợ TDCN của Vietcombank, Vietinbank và BIDV đều giảm mạnh so với năm 2010 với tỷ lệ lần lượt là 12%, 16% và 29%.

Đặc biệt trong năm 2012, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8.91%, thấp nhất trong cả giai đoạn 2009 - 2014. Do chính sách tiền tệ tập trung kiềm chế lạm phát, tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ làm cho hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vốn của nền kinh tế sụt giảm và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế kém, những yếu tố này đã tác động đến tăng trưởng tín dụng nói chung và tăng trưởng TDCN nói riêng. Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDCN năm 2012 Vietinbank (-5%) và BIDV (24%) đều sụt giảm đáng kể so với năm trước. Ngược lại, Vietcombank có tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDCN năm 2012 vượt bậc với tỷ lệ 38%, nhờ việc kịp thời nắm bắt xu hướng của nền kinh tế, chủ động điều chỉnh giảm lãi suất và triển khai nhiều sản phẩm cho vay linh hoạt với lãi suất ưu đãi.

35

Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014

1 Doanh nghiệp nhà nước 6.3% 8.9% -8.9% 5.0% 32.6% 15.9% 2 Công ty TNHH 39.4% 49.4% 17.0% 26.5% 22.4% 14.9%

3

Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài 19.2% -15.2% 32.3% 3.1% 4.5% 28.8% 4 Hợp tác xã, công ty tư

nhân 68.5% 5.2% -32.2% 21.4% 2.2% 10.6% 5 Cá nhân 25.9% 36.8% 11.6% 37.9% 29.4% 38.9% 6 Khác 60.8% 49.0% 61.3% 12.3% -7.0% 10.8%

Nguồn: Số liệu tổng hợp của Vietcombank 2009 – 2014 và tính toán của tác giả.

Trong năm 2013, tăng trưởng dư nợ TDCN của Vietcombank có sự chững lại khi tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 29%, trong khi đó, dư nợ TDCN của Vietinbank tăng mạnh (đạt 17%), còn BIDV vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của năm trước đó.

Năm 2014, Vietcombank tập trung mạnh mẽ vào phát triển phân khúc bán lẻ và có kế hoạch tăng tỷ trọng các khoản cho vay đối với KHCN. Do đó, tăng trưởng dư nợ TDCN năm 2014 là 39% so với cùng kỳ, về giá trị tuyệt đối đạt 51,744 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với Vietinbank và BIDV, con số này là còn khá khiêm tốn. Năm 2014, dư nợ TDCN của Vietinbank và BIDV lần lượt đạt 73,942 tỷ đồng và 80,218 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với kết quả đạt được của Vietcombank.

Qua bảng 2.4, bảng 2.5 và biểu 2.4, cho ta thấy trong giai đoạn 2009 – 2014 tăng trưởng dư nợ TDCN của Vietcombank tăng mạnh qua các năm, cụ thể:

- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDCN qua các năm của Vietcombank dao động từ 10% đến dưới 40%, trung bình trong 6 năm tăng trưởng dư nợ TDCN khoảng 30%, cao hơn tăng trưởng trung bình của tổng dư nợ tín dụng (17%). Trong khi đó, tăng trưởng của khối công ty TNHH tương đối ổn định, khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài chủ yếu có sự biến động giảm.

- Tăng trưởng dư nợ TDCN của Vietcombank cao nhất (39%) vào năm 2014 và thấp nhất vào năm 2011 (12%).

- Tăng trưởng dư nợ TDCN trung bình giai đoạn này của Vietcombank và BIDV là 30%, cao hơn so với Vietinbank (18%).

36

Biểu 2.4: Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank, Vietinbank và BIDV giai đoạn 2009 – 2014

Nguồn: Số liệu tổng hợp của Vietcombank, Vietinbank và BIDV giai đoạn 2009 – 2014 và tính toán của tác giả.

2.3.1.2 Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân

Qua bảng 2.6 cho thấy, trong giai đoạn 2009 – 2014 dư nợ TDCN có sự phát triển đáng kể và tăng dần qua từng năm, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank.

- Tỷ trọng dư nợ TDCN trên tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng và giao động quanh mức 10%, tỷ lệ này khá đều qua các năm 2009 – 2010 và 2012 – 2014, trong đó, năm 2009 có tỷ trọng dư nợ TDCN trên tổng dư nợ tín dụng là thấp nhất (9.66%) và cao nhất vào năm 2014 (16.00%).

- Dư nợ TDCN biến động tăng trong cả giai đoạn 2009 – 2014, năm 2014 dự nợ này đạt 51,744 tỷ đồng, tăng tăng 378% so với năm 2009 (13,677 tỷ đồng). Trong các năm 2012 – 2014, hiệu quả từ các chương trình cho vay ưu đãi đối với KHCN đã làm cho tỷ trọng dư nợ TDCN tăng mạnh, điển hình như: chương trình dành 5,000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho KHCN có nhu cầu mua nhà, xây, sửa chữa nhà, mua ôtô với mức lãi suất chỉ từ 8%/năm; chương trình ưu đãi và hỗ trợ lãi suất cho vay mua nhà ở 30,000 tỷ đồng từ phía ngân hàng và chính phủ; chương trình 3,000 tỷ đồng

26% 37% 12% 38% 29% 39% 24% 32% 16% -5% 17% 26% 25% 43% 29% 24% 24% 37% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2009 2010 2011 2012 2013 2014

37

ưu đãi lãi suất chỉ từ 7.99%/năm dành cho KHCN vay vốn nhân dịp chào mừng Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2014” do tạp chí The Asian Banker trao tặng; và nhiều chương trình cho vay KHCN được các chi nhánh linh động phát triển phù hợp với tình hình kinh tế và đối tượng khách hàng của địa phương.

Bảng 2.6: Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014 ĐVT: Tỷ đồng. TT Chỉ tiêu/năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng dư nợ tín dụng 141,622 176,813 209,417 241,167 274,314 323,322 2 Dư nợ TDCN 13,677 18,709 20,873 28,784 37,259 51,744 3 Tỷ lệ tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng so với năm trước

12.15% 24.85% 18.44% 15.16% 13.74% 17.86% 4 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDCN so với năm trước 25.95% 36.79% 11.57% 37.90% 29.44% 38.88% 5 Tỷ trọng dư nợ TDCN/tổng dư nợ 9.66% 10.58% 9.97% 11.94% 13.58% 16.00%

Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank 2009 - 2014 và tính toán của tác giả.

Đạt được những thành tựu như trên, đã cho thấy chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của thị trường và thị hiếu của người dân. Sản phẩm cho vay của Vietcombank được chuẩn hoá thành các nhóm sản phẩm phù hợp với từng phân đoạn khách hàng. Đặc biệt, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ dành cho nhóm khách hàng cao cấp với những tiêu chuẩn riêng về chế độ phục vụ và các ưu đãi khi giao dịch.

Ngoài việc chú trọng phát triển mạng lưới trong nước, Vietcombank còn thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới để mở rộng khả năng cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó, Vietcombank tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và cải tiến sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thẻ, ngân hàng trực tuyến, thanh toán hóa đơn, dịch vụ trả nhận lương qua tài khoản ngân hàng và các giao dịch tại ATM.

Như vậy, Vietcombank đã bám sát chiến lược phát triển giai đoạn 2010 – 2020 trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, phát huy thế mạnh tín dụng bán

38

buôn kết hợp đẩy mạnh tín dụng bán lẻ và các dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó ưu tiên đầu tư mạnh mẽ vào phân khúc TDCN. Dư nợ TDCN giai đoạn 2009 – 2014 có sự gia tăng đáng kể từ mức gần 10% lên mức 16% so với tổng dự nợ tín dụng.

Bảng 2.7. Dƣ nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank, Vietinbank và BIDV giai đoạn 2009 – 2014 ĐVT: Tỷ đồng. TT Chỉ tiêu/năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Vietcombank 1.1 Tổng dư nợ tín dụng 141,622 176,813 209,417 241,167 274,314 323,322 1.2 Dư nợ TDCN 13,677 18,709 20,873 28,784 37,259 51,744 1.2 Tỷ trọng (%) 9.66% 10.58% 10.06% 11.94% 13.58% 16.00% 2 Vietinbank 2.1 Tổng dư nợ tín dụng 163,170 234,205 293,434 333,356 376,289 439,869 2.2 Dư nợ TDCN 34,489 45,392 52,646 49,820 58,478 73,924 2.2 Tỷ trọng (%) 21.14% 19.38% 17.94% 14.95% 15.54% 16.81% 3 BIDV 3.1 Tổng dư nợ tín dụng 206,402 254,192 293,937 339,924 391,035 445,693 3.2 Dư nợ TDCN 20,751 29,658 38,326 47,437 58,620 80,218 3.2 Tỷ trọng (%) 10.05% 11.67% 13.04% 13.96% 14.99% 17.99%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank, Báo cáo thường niên của Vietinbank, Báo cáo thường niên của BIDV 2009-2014.

Qua bảng 2.7 và biểu 2.5 cho thấy:

- Tỷ trọng dư nợ TDCN so với tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank tăng dần trong giai đoạn 2009 – 2014, nhưng tỷ trọng này còn thấp so với Vietinbank và BIDV.

- Trung bình tỷ trọng dư nợ TDCN trong 6 năm của Vietcombank là 11.97%, thấp hơn nhiều so với Vietinbank (17.63%) và BIDV (10.62%). Về giá trị tuyệt đối, dư nợ TDCN của Vietcombank cũng luôn thấp hơn hai ngân hàng này trong suốt giai đoạn 2009 – 2014.

Vì vậy, Vietcombank cần phát huy nhiều hơn nữa các tiềm lực của mình để tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị phần TDCN.

39

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu 2.5: Tình hình biến động dƣ nợ tín dụng cá nhân tại Vietcombank, Vietinbank và BIDV giai đoạn 2009 – 2014

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank, Báo cáo thường niên của Vietinbank, Báo cáo thường niên của BIDV 2009 - 2014.

2.3.1.3 Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng cá nhân

Qua bảng 2.8 và biểu 2.6 cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn TDCN giai đoạn 2009 – 2014 có biến động tăng giảm xoay quang ngưỡng 10%, cụ thể:

- Từ năm 2009 đến năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn TDCN có xu hướng giảm xuống, cụ thể:

Năm 2009, dư nợ TCDN đạt 13,677 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 231,390 tỷ đồng, hiệu suất sử dụng vốn TDCN là 5.91%.

Năm 2010: dư nợ TCDN đạt 18,709 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 276,652 tỷ hiệu suất sử dụng vốn TDCN tăng lên ở mức 6.76%.

- Từ năm 2011 đến năm 2014, hiệu suất sử dụng vốn TDCN có xu hướng tăng lên, cụ thể:

Năm 2011, dư nợ TCDN đạt 20,873 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 328,529 tỷ hiệu suất sử dụng vốn TDCN giảm còn 6.35%.

13,677 18,709 20,873 28,784 37,259 51,744 34,489 45,392 52,646 49,820 58,478 73,942 20,751 29,658 38,326 47,437 58,620 80,218 2009 2010 2011 2012 2013 2014

40

Năm 2012: dư nợ TDCN đạt 28,784 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 338,014 tỷ đồng, nâng hiệu suất sử dụng vốn TDCN tăng lên mức 8.52%.

Năm 2013: dư nợ TDCN đạt 37,259 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 371,518 tỷ đồng, hiệu suất sử dụng vốn TDCN tiếp tục tăng lên, đạt mức 10.03%.

Năm 2014: dư nợ TDCN đạt 51,744 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 422,204 tỷ đồng, hiệu suất sử dụng vốn TDCN là 12.26%.

- Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn TDCN của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014 có xu hướng tăng mạnh qua các năm, tỷ lệ này chỉ giảm xuống vào năm 2011. Trong đó, năm 2009 có hiệu suất sử dụng vốn TDCN thấp nhất (5.91%) và năm 2014 có có hiệu suất sử dụng vốn TDCN cao nhất (12.26%)

Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng cá nhân Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014 ĐTV: Tỷ đồng. TT Chỉ tiêu/năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng huy động vốn 231,390 276,652 328,529 338,014 371,518 422,204 2 Huy động vốn TDCN 76,949 98,880 121,587 162,080 173,142 226,222 3 Dư nợ TDCN 13,677 18,709 20,873 28,784 37,259 51,744 4 Tỷ lệ tăng huy động vốn TDCN so với năm trước 34,5% 28.50% 22.96% 33.30% 6.83% 30.66% 5 Tỷ trọng dư nợ TDCN/nguồn vốn huy động TDCN 17.77% 18.92% 17.17% 17.76% 21.52% 22.87% 6 Hiệu suất sử dụng vốn TDCN 5.91% 6.76% 6.35% 8.52% 10.03% 12.26%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2009 – 2014 và tính toán của tác giả

Như vậy, trong giai đoạn 2009 – 2014 không những nguồn vốn huy động từ KHCN và dư nợ TDCN tăng dần, việc tăng dần hiệu suất sử dụng vốn TDCN đã cho thấy, KHCN là đối tượng mục tiêu và quan trọng trong chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của Vietcombank. Vì vậy, ngân hàng cần phải có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn để đảm bảo an toàn thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng.

41

Biểu 2.6: Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng cá nhân của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank giai đoạn 2009-2014.

2.3.1.4 Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân so với tổng lợi nhuận: Qua bảng 2.9 và biểu 2.7 cho ta thấy, trong giai đoạn 2009 – 2014, tổng dư nợ TDCN của Vietcombank đạt 181,906 tỷ đồng, tổng lợi nhuận thuần sau thuế đạt 25,747 tỷ đồng, lợi nhuận từ hoạt động TDCN đóng góp 2,939 tỷ đồng, trong đó:

- Năm 2009, lợi nhuận thuần sau thuế của Vietcombank đạt 3,921 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận từ TDCN đạt 231 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5.89%.

- Năm 2010, lợi nhuận thuần sau thuế đạt 4,282 tỷ đồng, lợi nhuận từ TDCN đạt 296 tỷ đồng, tăng 65 tỷ đồng so với năm 2009 và chiếm tỷ lệ 6.91% trong tổng lợi nhuận.

- Năm 2011, lợi nhuận từ TDCN vẫn duy trì được sự tăng trưởng (7.82%) và tăng mạnh qua ba năm sau. Theo đó, tỷ lệ lợi nhuận từ TDCN so với tổng lợi nhuận năm 2012 đạt 11.17%, năm 2013 đạt 15.10% và năm 2014 đạt 20.36%.

Trung bình giai đoạn 2009 – 2014, thu nhập từ TDCN đóng góp gần 11.21% trong tổng lợi nhuận. Do lãi suất cho vay KHCN cao và số lượng KHCN gia tăng mạnh đã làm cho lợi nhuận từ TDCN luôn tăng dần qua các năm và đóng góp tỷ trọng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)