2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK
2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank
Giai đoạn 1963-1975
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc NHNN Việt Nam) theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành. Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao của một NHTM đối ngoại duy nhất tại Việt Nam góp phần xây dựng, phát triển kinh tế miền Bắc và hỗ trợ chi viện cho chiến trường miền Nam.
Giai đoạn 1976-1990
Trong giai đoạn này, Vietcombank đã trở thành Ngân hàng Đối ngoại duy nhất của Việt Nam trên cả 3 phương diện: nắm giữ ngoại hối của quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu. Sau năm 1975, Vietcombank tiếp quản hệ thống ngân hàng của chế độ cũ, tham gia đàm phán giảm, hoãn thành công nợ Nhà nước tại Câu lạc bộ Paris, London. Trong điều kiện bị bao vây cấm vận kinh tế, Vietcombank tiếp tục nhận viện trợ, tìm kiếm nguồn vay ngoại tệ, đẩy mạnh thanh toán quốc tế để phục vụ sự nghiệp khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.
Giai đoạn 1991-2006
Vietcombank đã chính thức chuyển từ Ngân hàng chuyên doanh Đối ngoại trở thành một NHTM Nhà nước có hệ thống mạng lưới trên toàn quốc và quan hệ ngân hàng đại lý trên khắp thế giới. Vietcombank cũng là Ngân hàng đầu tiên triển khai và hoàn thành Đề án Tái cơ cấu (2000 - 2005) mà trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế, đồng thời tạo dựng uy tín đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
23
Giai đoạn 2007 đến nay
Vietcombank là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008.
Vốn điều lệ của Vietcombank năm 2009 là 12,100 tỷ đồng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh.
Hiện nay, Vietcombank là một trong những NHTM Cổ phần Nhà nước có tiềm lực tài chính lớn nhất Việt Nam. Tổng tài sản năm 2014 là 576,989 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu đạt 43,351 tỷ đồng. Vốn điều lệ thời điểm 2014 là 26,650 tỷ đồng, theo giấy chứng nhận kinh doanh với mã số doanh nghiệp 0100112437 cấp đổi lần 11 ngày 07/11/2014.
2.1.2Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank (2009 – 2014)
Năm 2009, Vietcombank chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh. Tình hình thị trường vốn thời gian này có nhiều diễn biến phức tạp, các NHTM cạnh tranh gay gắt làm cho việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, Vietcombank không những duy trì trạng thái thanh khoản ổn định mà cònhỗ trợ vốn tích cực cho các NHTM khác, giúp bình ổn hệ thống ngân hàng và gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn. Huy động vốn từ nền kinh tế năm 2009 đạt 169,960 tỷ đồng, tăng 5.9% so với cuối năm 2008. Dư nợ tín dụng là 141,622 tỷ đồng, tăng 25.6% so với năm 2008, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo được sự cân bằng giữa an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Nhìn chung, năm 2009 Vietcombank đã hoàn thành các mục tiêu đề ra với lợi nhuận trước thuế đạt 5,004 tỷ đồng, tăng 39.4% so với cùng kỳ năm 2008.
Năm 2010 là năm hệ thống ngân hàng phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức do sự biến động khó lường của tỷ giá, lãi suất, tình hình kinh tế cùng với các quy định khắt khe của NHNN. Vietcombank đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, duy trì vị thế của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Trong năm, Vietcombank đã hoàn tất phương án tăng vốn điều lệ, gia tăng lợi nhuận, cải thiện chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế đạt 5,569 tỷ đồng, tăng 11.29% so với năm 2009.
24
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2009 –2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng tài sản 255,496 307,621 366,722 414,488 468,994 576,989 2 Vốn chủ sở hữu 16,710 20,737 28,639 41,547 42,386 43,351 3 Vốn điều lệ 12,100 13,223 19,698 23,174 23,174 26,650 4 Vốn huy động từ nền kinh tế 169,960 208,320 241,700 303,948 334,259 422,204 5 Dư nợ tín dụng 141,622 176,813 209,417 241,167 274,314 323,332 6 Thu nhập lãi thuần 6,499 8,188 12,422 10,941 10,782 11,774 7 Lợi nhuận trước thuế 5,004 5,569 5,697 5,764 5,743 5,876 8 Lợi nhuận sau thuế 3,945 4,303 4,217 4,421 4,378 4,612 9 Lợi nhuận thuần sau thuế 3,921 4,282 4,197 4,397 4,358 4,592 10 Tỷ lệ dư nợ cho vay / huy động vốn (%) 83.57 84.88 86.68 70.34 80.62 75.92 11 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,47 2.83 2.03 2.40 2.73 2.31 12 ROAE (%) 25.58 22.55 17.08 12.61 10.33 10.76 13 ROAA (%) 1.64 1.50 1.25 1.13 0.99 0.88 14 CAR (%) 8.11 9.0 11.14 14.63 13.13 11.361
Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014.
Năm 2011, kinh tế trong nước chịu nhiều tác động bất lợi của khủng hoảng nợ công khu vực Châu Âu làm cho lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh đình trệ. Chính phủ phải ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 nhằm bình ổn vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Hệ thống ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn như tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tình trạng thanh khoản căng thẳng và việc tỷ giá, giá vàng, lãi suất trở nên khó kiểm soát. Nằm trong xu thế đó, năm 2011 kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank tuy vẫn duy trì được sự tăng tưởng nhưng mức độ tăng thấp hơn so với các năm trước đó. Lợi nhuận trước thuế đạt 5,697 tỷ đồng, tăng 2.29% so với năm 2010, tăng trưởng huy động vốn và dự nợ tín dụng đều dưới 20%.
25
Năm 2012, sau hơn một năm Nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối, lạm phát trong nước đã được kìm hãm, lãi suất được điều chỉnh giảm mạnh. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank năm 2012 có thể xem là tương đối thành công. Dư nợ tín dụng đạt 241,167 tỷ đồng, tăng 15.16% so với năm 2011, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Huy động vốn từ nền kinh tế đạt 303,948 tỷ đồng, tăng 25.75% so với năm 2011, giữ vị trí thứ 4 về thị phần huy động vốn trong toàn hệ thống ngân hàng. Tổng tài sản đạt 414,488 tỷ đồng, tăng trưởng 13.02 % so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế đạt 5,764 tỷ đồng, tăng 1.17% so với năm 2011.
Năm 2013, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, kinh tế trong nước đạt được nhiều kết quả khả quan, lạm phát được kiểm soát (CPI tăng 6.04%), kinh tế tăng trưởng cao hơn năm 2012 (GDP đạt 5.42%). Cùng trong xu thế tăng trưởng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank được đảm bảo. So với năm 2012, tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank năm 2013 đạt 468,994 tỷ đồng, tăng 13.15%; vốn chủ sở hữu đạt 42,386 tỷ đồng, tăng 2.02%; huy động vốn từ nền kinh tế đạt 334,259 tỷ đồng, tăng 9.97%; dư nợ tín dụng đạt 274,314 tỷ đồng, tăng 13.74%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành và kế hoạch đầu năm đề ra. Vietcombank giữ vững vị thế và lần thứ 5 liên tiếp lọt vào Top 10 doanh nghiệp hàng đầu, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Vietcombank là một trong ba NHTM Cổ phần nhà nước lớn nhất Việt Nam, cùng với Vietinbank và BIDV, ba ngân hàng này chiếm 27.6% tổng tài sản, 28.9% tổng huy động và 1/3 tổng cho vay của cả hệ thống năm 2013, đóng vai trò trụ cột của ngành ngân hàng.
Trong năm 2014, nền kinh tế vận hành ổn định hơn với những tiến triển tích cực của thị trường tài chính tiền tệ. Lãi suất huy động được NHNN điều chỉnh giảm ở mức thấp kỷ lục, thấp hơn giai đoạn 2005 - 2006. Thị trường vàng lặng sóng, hoạt động xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản có nhiều kết quả ban đầu. Việc NHNN ban hành thông tư 36/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” giúp hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh hơn. Bên cạnh đó, làn sóng sáp nhập và thâu tóm các công ty tài chính trở nên sôi động trong năm 2014 đã làm thay đổi vị thế tài chính của một số NHTM. Với phương châm “Đổi mới - tăng trưởng - chất lượng”
26
và quan điểm chỉ đạo điều hành “Nhạy bén - Quyết liệt - Kết nối”, năm 2014 Vietcombank đã có sự bứt phát ngoạn mục, toàn diện khi hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu trọng yếu. Lần đầu tiên trong lịch sử của Vietcombank, dư nợ tín dụng đạt mức trên 300 nghìn tỷ đồng, huy động vốn đạt trên 400 nghìn tỷ đồng và tổng tài sản đạt trên 500 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2.31%, giảm 0.42% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế đạt 5,876 tỷ đồng, tăng 2.32% so với năm 2013.
Qua biểu 2.1 ta thấy, so với Vietinbank và BIDV, trong năm 2014 Vietcombank đứng ở vị trí thứ 3 về tổng tài sản, nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng. Với tiềm lực, sức mạnh về văn hoá, thương hiệu và uy tín của mình, Vietcombank cần có những điều chỉnh hợp lý để phát huy hơn nữa các thế mạnh này, qua đó gia tăng thị phần huy động vốn, thị phần dư nợ tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng nhằm mang lại nguồn lợi nhuận và nâng cao khả năng năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Biểu 2.1: Tổng tài sản, vốn huy động và dƣ nợ tín dụng của Vietcombank, Vietinbank và BIDV năm 2014
Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank, Báo cáo thường niên Vietinbank và Báo cáo thường niên BIDV năm 2014.
578,989 661,132 650,340 422,204 424,181 440,472 323,332 542,685 445,693 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000
Vietcombank Vietinbank BIDV
1 Tổng tài sản 2 Huy động vốn 3 Dƣ nợ tín dụng
27
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK VIETCOMBANK
Tín dụng cá nhân là thành phần quan trọng trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, tuy nhiên kết quả của phân khúc kinh doanh này chưa tương xứng với tiềm lực và khả năng phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng và vị thế của Vietcombank nói chung. Để xem xét rõ hơn điều này, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động TDCN tại Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014.
2.2.1Tình hình huy động vốn tín dụng cá nhân
Tình hình thị trường tài chính giai đoạn 2009 -2014 có nhiều biến động rất phức tạp về lãi suất, tỷ giá, giá vàng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng nói chung. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và sức cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước ngoài về tiềm năng vốn, về trình độ công nghệ, về chuyên môn nghiệp vụ và về con người đã tạo nên sức ép lớn đối với các ngân hàng trong nước.
Hoạt động huy động và sử dụng vốn là một trong những hoạt động chính của ngân hàng, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong việc tạo ra lợi nhuận. Đối với Vietcombank, nguồn vốn huy động luôn có sự tăng trưởng cao tạo ưu thế vượt trội và sức cạnh tranh mạnh mẽ so với nhiều NHTM trong hệ thống.
Cơ cấu nguồn vốn huy động được thay đổi theo hướng tích cực: tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng gia tăng do Vietcombank đã chủ động tiếp cận các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán để tăng hiệu quả hoạt động. Việc tăng cường tiếp xúc tạo mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức có nguồn vốn thanh toán ổn định tại các tỉnh, thành phố được chú trọng triển khai trong toàn hệ thống.
Để huy động tối đa nguồn vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế, Vietcombank đã đầu tư phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới chi nhánh để đáp ứng, khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Đến 31/12/2014, tổng số lao động của Vietcombank là 14,099 người, với 89 chi nhánh, 351 phòng giao dịch hoạt động tại 46/63 tỉnh thành phố trong cả nước và 1,853 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đứng vị trí thứ 4 trong toàn hệ thống ngân hàng, sau ngân hàng Agribank, Vietinbank và BIDV.
28
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động từ khách hàng cá nhân của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014
ĐVT: Tỷ đồng. TT Chỉ tiêu/năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Huy động từ nền kinh tế 169,960 208,320 241,700 303,948 334,259 422,204 2 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế (%) 6.23% 21.82% 16.73% 25.75% 9.97% 26.31% 3 Huy động vốn từ KHCN 76,949 98,880 121,587 162,080 173,142 226,222 4 Tỷ trọng huy động vốn từ KHCN so với huy động vốn từ nền kinh tế (%) 45.27% 47.47% 50.30% 53.32% 51.80% 53.58% 5 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ KHCN (%) 34.43% 28.50% 22.96% 33.30% 6.83% 30.66%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014
Công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt được Vietcombank đề ra trong năm 2009. Huy động vốn từ nền kinh tế tăng 6.23% so với năm 2008. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thì huy động vốn từ dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá tốt, đạt mức 34.43%. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải dài đều trong năm và sự nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các chi nhánh.
Năm 2010 đánh dấu sự thành công của Vietcombank trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển từ một ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận với mục tiêu trở thành 1 trong 5 ngân hàng hàng đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Vì thế, huy động vốn từ dân cư đạt kết quả khá khả quan với số dư 98,880 tỷ đồng, tăng 28.50% so với năm 2009.
Năm 2011, huy động vốn gặp nhiều khó khăn do tác động từ các chính sách điều tiết của nhà nước và sự cạnh tranh không lành mạnh của các TCTD. Nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2011 đạt 121,587 tỷ đồng, tăng 22.96%, chiếm tỷ trọng 50.30% huy động vốn từ nền kinh tế và chiếm khoảng 14% thị phần toàn ngân hàng.
29
Điều này cho thấy uy tín, thương hiệu Vietcombnak ngày càng nâng cao và chiến lược đầu tư vào phân khúc TDCN của ngân hàng đã đi đúng hướng.
Tiếp tục chiều hướng phát triển này, đến 31/12/2012 huy động vốn KHCN đạt 162,080 tỷ đồng, tăng 33.30%, chiếm tỷ trọng 53.32% trong tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, tăng hơn huy động từ các tổ chức kinh tế 20,212 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2013, huy động vốn KHCN đạt 173,142 tỷ đồng, tăng 6,83% so với năm 2012, tỷ lệ thấp nhất trong giai đoạn 2009 – 2014, chiếm 51,80% tổng huy động từ nền kinh tế của ngân hàng.
Năm 2014, Vietcombank đã liên tục thực hiện giảm lãi suất huy động theo chỉ đạo của NHNN; đồng thời, tích cực chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn theo hướng tăng cường thu hút các nguồn vốn giá rẻ.Theo đó, huy động vốn KHCN năm 2014 đạt 226,222 tỷ đồng, tăng 30.66%, chiếm tỷ lệ 53.58% trong tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế