Tình hình huy động vốn tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 41)

2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ

2.2.1 Tình hình huy động vốn tín dụng cá nhân

Tình hình thị trường tài chính giai đoạn 2009 -2014 có nhiều biến động rất phức tạp về lãi suất, tỷ giá, giá vàng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng nói chung. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và sức cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước ngoài về tiềm năng vốn, về trình độ công nghệ, về chuyên môn nghiệp vụ và về con người đã tạo nên sức ép lớn đối với các ngân hàng trong nước.

Hoạt động huy động và sử dụng vốn là một trong những hoạt động chính của ngân hàng, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong việc tạo ra lợi nhuận. Đối với Vietcombank, nguồn vốn huy động luôn có sự tăng trưởng cao tạo ưu thế vượt trội và sức cạnh tranh mạnh mẽ so với nhiều NHTM trong hệ thống.

Cơ cấu nguồn vốn huy động được thay đổi theo hướng tích cực: tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng gia tăng do Vietcombank đã chủ động tiếp cận các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán để tăng hiệu quả hoạt động. Việc tăng cường tiếp xúc tạo mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức có nguồn vốn thanh toán ổn định tại các tỉnh, thành phố được chú trọng triển khai trong toàn hệ thống.

Để huy động tối đa nguồn vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế, Vietcombank đã đầu tư phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới chi nhánh để đáp ứng, khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Đến 31/12/2014, tổng số lao động của Vietcombank là 14,099 người, với 89 chi nhánh, 351 phòng giao dịch hoạt động tại 46/63 tỉnh thành phố trong cả nước và 1,853 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đứng vị trí thứ 4 trong toàn hệ thống ngân hàng, sau ngân hàng Agribank, Vietinbank và BIDV.

28

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động từ khách hàng cá nhân của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014

ĐVT: Tỷ đồng. TT Chỉ tiêu/năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Huy động từ nền kinh tế 169,960 208,320 241,700 303,948 334,259 422,204 2 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế (%) 6.23% 21.82% 16.73% 25.75% 9.97% 26.31% 3 Huy động vốn từ KHCN 76,949 98,880 121,587 162,080 173,142 226,222 4 Tỷ trọng huy động vốn từ KHCN so với huy động vốn từ nền kinh tế (%) 45.27% 47.47% 50.30% 53.32% 51.80% 53.58% 5 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ KHCN (%) 34.43% 28.50% 22.96% 33.30% 6.83% 30.66%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014

Công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt được Vietcombank đề ra trong năm 2009. Huy động vốn từ nền kinh tế tăng 6.23% so với năm 2008. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thì huy động vốn từ dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá tốt, đạt mức 34.43%. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải dài đều trong năm và sự nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các chi nhánh.

Năm 2010 đánh dấu sự thành công của Vietcombank trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển từ một ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận với mục tiêu trở thành 1 trong 5 ngân hàng hàng đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Vì thế, huy động vốn từ dân cư đạt kết quả khá khả quan với số dư 98,880 tỷ đồng, tăng 28.50% so với năm 2009.

Năm 2011, huy động vốn gặp nhiều khó khăn do tác động từ các chính sách điều tiết của nhà nước và sự cạnh tranh không lành mạnh của các TCTD. Nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2011 đạt 121,587 tỷ đồng, tăng 22.96%, chiếm tỷ trọng 50.30% huy động vốn từ nền kinh tế và chiếm khoảng 14% thị phần toàn ngân hàng.

29

Điều này cho thấy uy tín, thương hiệu Vietcombnak ngày càng nâng cao và chiến lược đầu tư vào phân khúc TDCN của ngân hàng đã đi đúng hướng.

Tiếp tục chiều hướng phát triển này, đến 31/12/2012 huy động vốn KHCN đạt 162,080 tỷ đồng, tăng 33.30%, chiếm tỷ trọng 53.32% trong tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, tăng hơn huy động từ các tổ chức kinh tế 20,212 tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2013, huy động vốn KHCN đạt 173,142 tỷ đồng, tăng 6,83% so với năm 2012, tỷ lệ thấp nhất trong giai đoạn 2009 – 2014, chiếm 51,80% tổng huy động từ nền kinh tế của ngân hàng.

Năm 2014, Vietcombank đã liên tục thực hiện giảm lãi suất huy động theo chỉ đạo của NHNN; đồng thời, tích cực chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn theo hướng tăng cường thu hút các nguồn vốn giá rẻ.Theo đó, huy động vốn KHCN năm 2014 đạt 226,222 tỷ đồng, tăng 30.66%, chiếm tỷ lệ 53.58% trong tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Vietcombank.

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Biểu 2.2: Quy mô tăng trƣởng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Vietcombank giai đoạn 2009 - 2014

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014.

169,960 208,320 241,700 303,948 334,259 422,204 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Huy động vốn từ nền kinh tế Huy động từ dân cư

30

Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, cho thấy nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Vietcombank tăng trưởng qua các năm. Trong giai đoạn 2009 - 2014, tăng trưởng vốn huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank bình quân đạt 17.80%/năm. Quy mô huy động vốn từ nền kinh tế đến cuối năm 2014 tăng gấp 2.48 lần so với năm 2009. Trong giai đoạn 2009 – 2014:

- Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ dân cư bình quân đạt 20.38%/năm, trong khi huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tăng bình quân chỉ đạt 13.44%/năm.

- Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư tăng từ 45.27% năm 2009 lên 53.58% năm 2014, trong khi tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế giảm đi tương ứng. Xu hướng này cho thấy, trong giai đoạn 2009 – 2014 cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ khu vực khách hàng là tổ chức kinh tế sang khu vực dân cư.

Với định hướng của Vietcombank là phát triển thành một ngân hàng bán lẻ, thì tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động từ KHCN như trên là chưa tương xứng với tiềm lực hiện có và tầm quan trọng của hoạt động TDCN. Do vậy, Vietcombank cần tích cực phát triển thị trường KHCN để mở rộng quy mô tín dụng, tăng cường vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả và khả năng sử dụng vốn TDCN của ngân hàng.

2.2.2Tình hình dƣ nợ tín dụng cá nhân

Từ năm 2009, Vietcombank đã xác định hệ thống ngân hàng bán lẻ là một bộ phận của chiến lược phát triển ngân hàng. Việc đẩy mạnh mảng hoạt động ngân hàng bán lẻ, đặc biệt chú trọng phân khúc TDCN nhằm cải thiện cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn theo hướng tăng dần tính ổn định và phân tán rủi ro là một trọng những nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng. Năm 2009, dư nợ TDCN là 13,677 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9.66% trong tổng dư nợ tín dụng, tăng 2,817 tỷ đồng so với năm 2008.

Năm 2010, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có những bước phát triển vượt bậc, với danh mục sản phẩm đa dạng, cùng với việc nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng và sự chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ đã giúp Vietcombank thu hút một lượng lớn khách hàng thể nhân với hơn 5.2 triệu tài khoản, tăng 20% so với năm 2009, góp phần tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng. Dư nợ TDCN đạt 18,709 tỷ đồng, tăng 36.79% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 10.58% trong tổng dư nợ tín dụng.

31

Năm 2011, NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế nguy cơ lạm phát gia tăng thông qua áp trần tăng trưởng tín dụng dưới 20%, đồng thời đưa ra lộ trình trình cắt giảm tín dụng phi sản xuất về mức 16%. Điều này đã làm cho tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2011 so với năm trước chỉ đạt 18.44%, thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2010/2009 là 6.41%. Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng của TDCN năm 2011 của Vietcombank thấp nhất trong giai đoạn 2009 - 2014, chỉ đạt 11.57% so với năm 2010 tương ứng 20,873 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9.97% trong tổng dư nợ tín dụng.

Năm 2012, với phương châm “Đổi mới - Chất lượng - An toàn - Hiệu quả”, tận dụng mọi cơ hội kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực sẵn có, nắm bắt kịp thời xu hướng của nền kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều gói tín dụng lãi suất ưu, kịp thời điều chỉnh giảm lãi suất, triển khai nhiều sản phẩm cho vay linh hoạt, điều này làm cho dư nợ TDCN có mức tăng trưởng đột biến (37.90%) so với năm 2013, đạt 28,784 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11.94% trong tổng dư nợ tín dụng.

Bảng 2.3 Tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu dƣ nợ tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2009 –2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng. TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 I Dư nợ tín dụng 141,622 176,813 209,417 241,167 274,314 323,332 1 Doanh nghiệp nhà nước 56,229 61,249 55,775 58,558 77,642 90,003 2 Công ty TNHH 21,993 32,852 38,452 48,660 60,459 69,454 3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 11,496 9,744 12,893 13,290 13,890 17,883 4 Hợp tác xã và

công ty tư nhân 6,191 6,510 4,412 5,357 5,478 6,056 5 Cá nhân 13,677 18,709 20,873 28,784 37,259 51,744 6 Khác 32,036 47,749 77,012 86,518 79,586 88,192 II Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng 25.36% 24.85% 18.44% 15.16% 13.74% 17.87%

Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014.

Năm 2013, cơ cấu tín dụng thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu định hướng và chiến lược phát triển của Vietcombank, trong đó, chú trọng phát triển TDCN. Trong năm Vietcombank triển khai nhiều chương trình tín dụng để thu hút

32

KHCN, điển hình là gói tín dụng ưu đãi theo chương trình 5.000 tỷ đồng, với lãi suất 8%/năm trong 12 tháng; chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 của NHNN.Do đó, dư nợ TDCN tăng mạnh (29.4%) so với năm 2012, tỷ trọng cho vay KHCN tăng từ 11.94% lên 13.58%, đạt 37,259 tỷ đồng. Cơ sở KHCN gia tăng với số lượng trên 7.7 triệu khách hàng.

Năm 2014, với việc đẩy mạnh phát triển mảng khách hàng thể nhân tại các doanh nghiệp FDI và giải ngân nhanh các chương trình tín dụng lớn theo định hướng phát triển của Chính phủ và NHNN với mức lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng. Thị phần cho vay của Vietcombank đạt 8.9% vào năm 2014. Dư nợ TDCN đạt 51,744 tỷ đồng, tăng 38.88% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 16% trong tổng dư nợ tín dụng.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu 2.3: Tình hình biến động dƣ nợ tín dụng tại Vietcombank giai đoạn 2009 - 2014

Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014.

Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 trên ta thấy, trong giai đoạn 2009 - 2014 Vietcombank có quy mô dư nợ tín dụng khá lớn và tốc độ tăng trưởng tương đối

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 13,677 18,709 20,873 28,784 37,259 51,744 141,622 176,813 209,417 241,167 274,314 323,332 Dư nợ cá nhân Dư nợ doanh nghiệp Tổng dư nợ tín dụng

33

nhanh. Dư nợ tín dụng năm 2014 đạt 323,322 tỷ đồng, tăng gấp 2.28 lần so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn này là 19.24%/năm, trong đó:

- Dư nợ TDCN năm 2014 đạt 51,744 tỷ đồng, tăng 3.78 lần so với năm 2009.

- Tỷ trọng dư nợ TDCN tăng từ 9.66% năm 2009 lên 16.00% năm 2014.

Điều này cho thấy, quy mô dư nợ TDCN có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank. Qua đó chứng tỏ ngân hàng này đang có những bước đi đúng đắn theo chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK VIETCOMBANK

2.3.1Những kết quả đạt đƣợc

Để có thể đánh giá tổng quát những kết quả đạt được trong hoạt động TDCN tại Vietcombank, tác giả đi sâu phân tích dựa vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TDCN đã nêu tại Chương 1, cụ thể như sau:

2.3.1.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân

Trong giai đoạn 2009 – 2014 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt giai đoạn trước năm 2011, liên tiếp các cuộc khoảng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2010 cùng với những bất ổn chính trị tại khu vực Châu Phi và Trung Đông đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế trong nước. Tăng trưởng GDP giai đoạn này chỉ ở mức dưới 7%. Chính phủ đã phải sử dụng các gói kích thích kinh tế và thực hiện nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất.

Trong năm 2009, NHNN triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh theo Quyết định số 131/QĐ-NHNN ngày 23/01/2009 và Thông tư số 02/QĐ-NHNN ngày 03/02/2009. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận khách hàng và mở rộng cho vay. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt đỉnh điểm vào năm 2009 (39.57%). Tăng trưởng dư nợ TDCN của Vietcombank, Vietinbank và BIDV các năm 2009, 2010 đều trên 20%/năm. Trong đó, tăng trưởng dư nợ TDCN của Vietcombank năm 2009 là 26% và tăng lên 37% năm 2010. Hai ngân hàng còn lại, cũng duy trì sự tăng trưởng, đặc biệt là BIDV có mức tăng trưởng vượt bậc trong năm 2010 (43%), cao hơn so với Vietinbank (32%).

34

Bảng 2.4: Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank, Vietinbank và BIDV giai đoạn 2009 – 2014

TT Chỉ tiêu/năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình 1 Tăng trưởng tín dụng toàn ngành 39.57% 32.43% 14.31% 8.91% 12.52% 12,62% 17.96% 2 GDP 5.32% 6.78% 5.89% 5.03% 5.42% 5,98% 4.74% 3 CPI 6.52% 11.75% 18.13% 6.81% 6.04% 1,84% 8.21% 4 Tăng trưởng dư nợ TDCN Vietcombank 26% 37% 12% 38% 29% 39% 30% 5 Tăng trưởng dư nợ TDCN Vietinbank 24% 32% 16% -5% 17% 26% 18% 6 Tăng trưởng dư nợ TDCN BIDV 25% 43% 29% 24% 24% 37% 30%

Nguồn: Số liệu tổng hợp của Vietcombank, Vietinbank, BIDV giai đoạn 2009 – 2014 và tính toán của tác giả.

Năm 2011, chỉ số CPI tăng cao lên đến 18.13%, với nhiều khó khăn từ môi trường kinh tế sau giai đoạn tăng trưởng nóng, mức tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ đạt 14.31%, giảm mạnh so với năm 2010 tạo nên vũng trũng tăng trưởng tín dụng từ năm 2011 đến năm 2014. Tăng trưởng dư nợ TDCN của Vietcombank, Vietinbank và BIDV đều giảm mạnh so với năm 2010 với tỷ lệ lần lượt là 12%, 16% và 29%.

Đặc biệt trong năm 2012, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8.91%, thấp nhất trong cả giai đoạn 2009 - 2014. Do chính sách tiền tệ tập trung kiềm chế lạm phát, tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ làm cho hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vốn của nền kinh tế sụt giảm và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế kém, những yếu tố này đã tác động đến tăng trưởng tín dụng nói chung và tăng trưởng TDCN nói riêng. Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDCN năm 2012 Vietinbank (-5%) và BIDV (24%) đều sụt giảm đáng kể so với năm trước. Ngược lại, Vietcombank có tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDCN năm 2012 vượt bậc với tỷ lệ 38%, nhờ việc kịp thời nắm bắt xu hướng của nền kinh tế, chủ động điều chỉnh giảm lãi suất và triển khai nhiều sản phẩm cho vay linh hoạt với lãi suất ưu đãi.

35

Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)