3. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
Để các giải pháp phát huy hiệu quả và đồng bộ, cần có một cơ chế chính sách hỗ trợ tạo nền tảng cho các NHTM có điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN. Trên cơ sở đó, tác giả có một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước như sau:
61
3.4.1Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản pháp qui về hoạt động cấp tín dụng cá nhân tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định và lành mạnh của hoạt động TDCN. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát để kiểm soát và quản lý chặt chẽ hoạt động này.
Hoạt động TDCN cần được khoanh vùng và quản lý theo một quy chế riêng, thay vì áp dụng quy chế 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNH, quy định chung cho các khoản cho vay truyền thống và cho vay tiêu dùng như hiện nay. NHNN cần có các quy định nhằm đảm bảo rủi ro ở mức phù hợp với quy mô và tính chất của các khoản TDCN, hạn chế gây khó khăn cho KHCN và các NHTM trong quá trình tiếp cận và cung cấp các khoản vay.
Thứ hai, ổn định và xử lý vấn đề nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng. Có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phân loại nợ xấu và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá, xếp loại nợ xấu chính xác và hợp lý hơn.
Lãi suất của tín dụng đối với KHCN, hiện đang cao hơn nhiều so với các sản phẩm ngân hàng truyền thống. Do vậy, NHNN cần thúc đẩy giảm lãi suất cho vay tiêu dùng trên cơ sở lạm phát được kiểm soát bằng các biện pháp như: tạo khuôn khổ pháp lý thông thoáng, giảm thiểu các chi phí không cần thiết để giúp các NHTM giảm chi phí cho vay; khuyến khích sự gia nhập thị trường của các đối tượng khác nhau để tăng tính cạnh tranh, qua đó nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
Thứ ba, nâng cấp hệ thống thông tin liên ngân hàng nhằm tạo kênh thông tin chính xác, đầy đủ cho các NHTM, từ đó, giúp các ngân hàng có biện pháp để xử lý và hạn chế rủi ro. Vì hệ thống thông tin tài chính vô cùng phức tạp và luôn thay đổi, do đó, Trung tâm Thông tin Tín dụng cần có biện pháp yêu cầu các NHTM cung cấp các thông tin đầy đủ, đúng hạn, đồng thời, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc báo cáo và cách sử dụng thông tin của các NHTM để có biện pháp xử lý các ngân hàng vi phạm. NHNN cần hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử, tăng số lượng ngân hàng kết nối vào hệ thống để nâng cao khả năng thanh toán giữa các ngân hàng.
Thứ tƣ, nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng, đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong dịch vụ ngân hàng hiện đại. NHNN đưa ra nhiều văn bản về việc giới hạn hoạt động cho vay, các quy định
62
đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng, như các Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN; quyết định 03/2008/QĐ-NHNN; thông tư 13/2010/TTNHNN; thông tư 19/2010/TT- NHNN… Tuy nhiên, thời điểm ban hành chậm trễ, hiệu lực thi hành ngắn, nội dung điều chỉnh chưa đầy đủ và các hướng dẫn chưa rõ ràng. Vì vậy, NHNN cần xây dựng các quy định và các văn bản hướng dẫn chi tiết, kịp thời và hoàn chỉnh hơn để ổn định các hoạt động tín dụng của các NHTM.
Đồng thời, thường xuyên tổng hợp các thông tin thị trường, phân tích, nhận định và dự báo tình hình tài chính nói chung và tình hình hoạt động TDCN nói riêng trên cơ sở thực tế và khoa học để định hướng việc hoạch định chính sách của các NHTM. Đưa ra chế tài thích đáng, kịp thời có giải pháp xử lý và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến hoạt động TDCN, cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các NHTM vi phạm.
Tăng cường chất lượng các cuộc thanh tra, giám sát hoạt động TDCN tại các ngân hàng, hoàn thiện các quy định về giám sát ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tiêu cực và điều chỉnh hoạt động TDCN phát triển theo đúng chiến lược chung của ngành ngân hàng.
3.4.2Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan
Thứ nhất, xây dựng một hệ thống các quy định quản lý thống nhất và ổn định về hoạt động TDCN, nhằm tạo môi trường pháp lý điều chỉnh và định hướng các NHTM tổ chức triển khai các hoạt động TDCN.
Thứ hai, tạo lập và duy trì một môi trường vĩ mô ổn định, có chiến lược và chính sách phát triển kinh tế bền vững và lâu dài; đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời, tạo sơ sở để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của dân cư, tạo khả năng tích lũy và kích thích tiêu dùng.
Thứ ba, khuyến khích sự tham gia của nhiều nhà cung cấp, gia tăng tính cạnh tranh của thị trường nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua nới lỏng các quy định quản lý, các hàng rào gia nhập thị trường một cách phù hợp và an toàn. Hướng dẫn thị trường phát triển, thông qua định hướng mô hình hoạt động của các
63
NHTM. Khuyến khích các hệ thống siêu thị liên kết với các ngân hàng, các hệ thống cung cấp dịch vụ công thanh toán thông qua tài khoản, từ đó, thúc đẩy các dịch vụ thanh toán nội địa dành cho KHCN phát triển.
Thứ tƣ, mở rộng đối tượng vay vốn bằng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích tiêu dùng, đặc biệt là các gói hỗ trợ vay cho mục đích mua nhà, đất và phương tiện. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chức năng cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính để giảm bớt trở ngại cho người dân trong việc hoàn tất hồ sơ vay vốn.
Thứ năm, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động TDCN để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm xảy ra, đảm bảo an toàn chung cho hệ thống ngân hàng. Chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nhằm hạn chế thiệt hại tài chính có thể xảy ra. Nâng cao năng lực giám sát và năng lực dự báo kinh tế, thông báo định kỳ đến các NHTM về sự gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, các rủi ro khác để các NHTM cảnh giác và có hướng đi đúng đắn trong hoạt động TDCN.
3.5 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp định tính, do khả năng tiếp cận về dữ liệu còn hạn chế nên tác giả chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động TDCN của Vietcombank bằng một số chỉ tiêu tổng quát mà chưa xét đến toàn bộ các yếu tố khác. Đồng thời, chưa có sự so sánh đầy đủ với tổng thể hệ thống ngân hàng để xem xét rõ hơn vị thế của Vietcombank trong mảng hoạt động TDCN ở thị trường Việt Nam. Mặt khác, do nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu lấy từ báo cáo tài chính theo năm của các ngân hàng nên còn bị hạn chế về các số liệu chi tiết đối với mảng TDCN.
Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TDCN của Vietcombank, tuy có xét đến các yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng cơ sở phân tích còn mang tính chủ quan của tác giả, chưa có đầy đủ số liệu để chứng minh.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TDCN một cách toàn diện hơn, đưa thêm các số liệu chi tiết về mảng TDCN để phân tích và đánh giá một cách cụ thể.
Vì vậy, rất mong những nghiên cứu tiếp theo sau này có thể phát triển đề tài và khắc phục những mặt hạn chế trên.
64
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở các phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động TDCN tại Vietcombank giai đoạn 2009 – 2014, cũng như nhìn nhận những kết quả đạt được và hạn chế đã nêu tại Chương 2, Chương 3 tác giả trình bày định hướng và chiến lược trung, dài hạn; mục tiêu đến năm 2020 của Vietcombank; những dự báo phát triển hoạt động TDCN nói riêng của ngân hàng.
Dựa vào những hạn chế và các nguyên nhân đã đưa ra ở Chương 2 để đề xuất các giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN cho phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của Vietcombank, nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trong và ngoài nước nhằm nâng tầm thương hiệu và tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.
65
PHẦN KẾT LUẬN
Tín dụng cá nhân là thị trường tiềm năng cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các NHTM Việt Nam. Khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng nâng cao, thì phân khúc TDCN trở thành mục tiêu mà các NHTM hướng tới để mở rộng thị trường kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận.
Vietcombank là một trong những ngân hàng đầu tư mạnh mẽ vào phân khúc thị trường này, có tầm nhìn và chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ. Vì vậỵ, Vietcombank đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển và mở rộng hoạt động TDCN. Tuy nhiên, do mới bắt đầu nắm bắt và xâm nhập thị trường này trong những năm gần đây, nên luôn tồn tại những hạn chế trong hoạt động TDCN.
Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” đã thực hiện nghiên cứu với mục
tiêu nhằm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về TDCN; Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động TDCN tại Vietcombank, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong hoạt động TDCN; Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN tại Vietcombank.
Do tính chất phức tạp của lĩnh vực nghiên cứu nên đề tài cón có nhiều hạn chế cần được bổ sung và phát triển thêm. Tác giả mong được sự đóng góp ý kiến và chỉnh sửa của quý thầy cô, các chuyên gia, các anh chị và các bạn để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, luận văn và báo cáo
1. PGS.TS Sử Đình Thành và TS Vũ Thị Minh Hằng (2008), Nhập môn tài
chính tiền tệ, NXB Lao động Xã hội.
2. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2011), Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Lao động Xã hội.
3. TS Bùi Diệu Anh, TS.Hồ Diệu, TS.Lê Thị Hiệp Phương (2011), Nghiệp vụ
tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông.
4. TS Đoàn Thanh Hà, TS Hoàng Thị Thanh Hằng (2013), Nghiệp vụ ngân
hàng thương mại, NXB Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
5. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
6. TS Nguyễn Quốc Khánh và TS Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012), Giáo trình
Nhập môn tài chính tiền tệ, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (2014), Tài chính Việt Nam 2013
– 2014, NXB Tài chính.
8. Đào Lê Kiều Oanh (2012), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân
hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh
9. Vũ Thị Huyền (2013), Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tín dụng cá nhân tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
10.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2014), Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Việt Nam, Hà Nội.
11.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo tình hình quản trị ngân hàng, Hà Nội. 12.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2009, 2010,
67
2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo tài chính, Hà Nội.
13.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
14.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo tài chính, Hà Nội.
15.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
16.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo tài chính, Hà Nội.
17.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
Website
1. Website Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam http://www.vietcombank.com.vn/
2. Website Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html
3. Website Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam http://bidv.com.vn/
4. Website Ngân hàng Australia và New Zealand ANZ (Việt Nam) http://www.anz.com/vietnam/vn/Personal/
5. Website Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam). http://www.hsbc.com.vn/1/2/home
6. Website Tổng cục Thống kê
http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 7. Website Ngân hàng Nhà nước
http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu 8. Website Hiệp hội Ngân hàng
http://www.vnba.org.vn/ 9. Website Tạp chí Tài chính
i
PHỤ LỤC
ii
PHỤ LỤC 2. LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CÁ NHÂN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG NĂM 2014 Ngân hàng / Kỳ hạn KKH 1 2 3 6 9 12 18 24 36 0.5 4 4.3 4.5 5 5.4 6 6.2 6.2 1 4.5 4.5 5 5.5 5.5 1 4 4 4.5 5.3 5.4 6 6.2 6.3 0.5 5 5 4.6 5.3 5.4 6.5 6.2 6.3 6.3 0.3 4 4.5 4.9 5.2 5.4 7 7 6.5 0.4 4.3 4.5 4.9 5.3 5.6 6.6 5 5.35 5.4 6.1 6.1 6.6 6.9 6.95 6.95 0.5 4.8 4.8 4.9 5.9 6.1 7 7.1 7.1 7.1
iii
PHỤ LỤC 3. CÁC ĐỢT ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2009 – 2014
TT Thời gian Nội dung chính sách
1 Tháng 11/ 2009 NHNN giảm lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống 7%/năm.
2 Tháng 12/2009 NHNN điều chỉnh tăng trở lại 8% từ 1/12/2009
3 Tháng 10/2010 Ủy ban Giám sát tài Chính Quốc gia công bố thả nổi lãi suất theo thị trường
4 Tháng 11/2010 NHNN tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9%
5 Tháng 03/2011 NHNN ban hành Thông tư 02 quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14%/năm. 6 Năm 2012 NHNN giảm lãi suất cơ bản xuống 9%/năm, cho thả nổi lãi
suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm, theo chỉ đạo của NHNN.
7 Năm 2013 NHNN giảm 2% các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên; giảm 1% lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi và từ cuối tháng 6 cho phép các TCTD tự ấn định lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
8 Năm 2014 NHNN giảm lãi suất huy động 1,5-2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm, đưa mặt bằng lãi suất thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006.
iv
PHỤ LỤC 4. CÁC MỐC LỊCH SỬ VÀ THÀNH TỰU CỦA VIETCOMBANK GIAI ĐOẠN 2009 – 2014
Năm Các thành tựu của Vietcombank giai đoạn 2009 - 2014
2009
11/06/2009, chính thức khai trương hoạt động công ty TNHH Bảo hiểm Nhân