1. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠ
1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG NƢỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIETCOMBANK
1.4.1Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới ngân hàng thƣơng mại trên thế giới
1.4.1.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Bank of American (BoA) - Mỹ
Mỹ là quốc gia có công nghệ ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới. Phần lớn các ngân hàng ở Mỹ sử dụng công nghệ tự động xét duyệt các khoản vay nhằm tiết kiệm thời gian và gia tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ TDCN. Trong số đó, BoA - ngân hàng lớn thứ hai nước Mỹ xét về giá trị tài sản, với hơn 30% doanh thu của BoA đến từ dịch vụ KHCN và doanh nghiệp nhỏ.
BoA sử dụng hệ thống tính điểm để quyết định cấp tín dụng đối với người đi vay. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, việc lấy thông tin cá nhân trở nên dễ dàng, tạo thuận tiện cho ngân hàng trong việc thẩm định tư cách, mục đích vay và khả năng trả nợ vay của khách hàng.
Với hai hình thức phổ biến là cho vay trả góp và cho vay tín chấp nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu chi tiêu cá nhân như mua nhà, bất động sản, mua ô tô. Ở Mỹ, đa phần các giao dịch mua sắm được thanh toán qua hệ thống ngân hàng bằng thẻ tín dụng, qua đó ngân hàng có thể kiểm soát được thói quen tiêu dùng, số dư tiền gửi và mức thu nhập của khách hàng, đây là một trong các yếu tố để ngân hàng đánh giá chất lượng hồ sơ tín dụng của khách hàng.
1.4.1.2 Kinh nghiệm của ngân hàng Ngân hàng Công thương Trung Quốc Với lượng dân số đông nhất thế giới cùng nền kinh tế lớn mạnh, hoạt động TDCN tại Trung Quốc có tiềm lực và thị trường để phát triển mạnh mẽ. Hoạt TDCN ở nước này chủ yếu tài trợ cho nhu cầu mua nhà ở, phương tiện làm việc và chi cho giáo dục. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Trung Quốc, ngân hàng này chú trọng kích thích tiêu dùng trong việc liên kết với các công ty cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhằm khuyến khích người dân vay để mua sắm, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm.
17
ICBC cũng đã chú trọng phát triển thị trường thẻ tín dụng. Với những tiện ích của hình thức thanh toán này, đã góp phần to lớn vào việc phát triển mạnh mẽ hoạt động TDCN của các ngân hàng, đồng thời kích thích tiêu dùng và sản xuất nội địa.
1.4.1.3 Tín dụng cá nhân tại các ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
Kinh nghiệm của ngân hàng ANZ tại Việt Nam:
Ngân hàng Australia & New Zealand Banking Group (ANZ) là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993, với nỗ lực mạnh mẽ của mình, ANZ là ngân hàng nhiều năm liền được tạp chí The Asian Banker bình chọn là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam vào các năm 2003, 2004, 2007, 2008 và 2013. Với việc mang lại sự khác biệt về mặt sản phẩm và dịch vụ, lãi suất hấp dẫn, thẩm định hồ sơ nhanh chóng, giải ngân kịp thời, chăm sóc khách hàng chu đáo đã giúp cho hoạt động TDCN tại ANZ được đánh giá cao, đặc biệt là lĩnh vực cho vay mua nhà và thẻ tín dụng. Với sản phẩm cho vay tiêu dùng, khách hàng không cần tài sản thế chấp hoặc giấy bảo lãnh, mà vẫn có thể dễ dàng được vay lên tới 500 triệu đồng chỉ trong vòng 24 giờ, đồng thời khuyến khích khách hàng mở thẻ tín dụng khi đưa ra gói khuyến mãi giảm thêm 0,5% cho mọi thời hạn vay tiêu dùng khi khách hàng đồng thời đăng ký mở thẻ tín dụng.
Điều tạo nên sự khác biệt của ANZ là một chiến lược kinh doanh rõ ràng, tập trung, cũng như việc triển khai kế hoạch có trọng điểm, nhắm tới nhóm khách hàng cao cấp và nhóm khách hàng triển vọng có nhu cầu đa dạng cùng với những đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn. ANZ cho ra đời gói dịch vụ ANZ Executive Privileges giúp khách hàng tiếp cận các ưu đãi và lợi ích đặc biệt được thiết kế dành riêng cho các vị trí quản lý doanh nghiệp. Phương thức giao dịch thông qua một giám đốc quan hệ khách hàng mang lại sự thuận tiện lớn cho khách hàng trong việc vay vốn, dịch vụ tài khoản cá nhân, chuyển tiền trong và ngoài nước.
Ngoài việc đầu tư vào nhân sự, công nghệ và các quy trình nghiệp vụ để có thể mang đến những sản phẩm và dịch vụ vượt trội cho khách hàng của mình, ANZ đã xây dựng thành công hệ thống kiểm soát rủi ro nhằm nâng cao khả năng xử lý công việc và chất lượng chăm sóc khách hàng, tăng khả năng cạnh trạnh của ngân hàng.
Năm 2012, ANZ tập trung củng cố vị trí hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực quản lý tài sản (Wealth Management), đồng thời đưa ra các dịch vụ hợp lý, cạnh tranh
18
trong từng thời điểm cho các sản phẩm truyền thống phục vụ số đông khách hàng như cho vay mua nhà và thẻ tín dụng. ANZ đã tăng gấp đôi số lượng khách hàng cao cấp tham gia vào dịch vụ quản lý tài sản, là ngân hàng nước ngoài có dư nợ cho vay mua nhà cao nhất và dẫn đầu trong lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng cao cấp Visa Platinum.
Kinh nghiệm của ngân hàng HSBC tại Việt Nam:
Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (The Hong Kong and Shanghai Banking Corporation - HSBC) khai trương ngân hàng 100% vốn nước ngoài và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con đi vào hoạt động tại Việt Nam vào năm 2009. HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.
Với thông điệp “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương” nhằm quảng bá thương hiệu HSBC trên toàn thế giới. Trên nền tảng là sự hiểu biết sâu sắc các khách hàng và sử dụng hiệu quả các giá trị đó, các sản phẩm và dịch vụ của HSBC đều hướng tới những mối quan tâm, mong muốn và những nhu cầu của mọi khách hàng.
HSBC tập trung vào phân khúc thị trường khách hàng cao cấp, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên sâu, dịch vụ quản lý tài chính, thanh toán quốc tế. Với nhiều tính năng vượt trội của sản phẩm HSBC Premier, thẻ tín dụng Premier Master và một loạt các sản phẩm dịch vụ hoàn thiện khác như PowerVantage, các tài khoản tiết kiệm loại thông thường, các thẻ quốc tế trả sau, các khoản vay hộ gia đình, các khoản vay cá nhân, các khoản vay giáo dục và các khoản bội chi đã nâng cao vị thế của HSBC trong lĩnh vực TDCN tại Việt Nam.
HSBC hoạt động dựa trên nguyên tắc hoạt động kinh doanh có năng lực và hiệu quả, nguồn vốn mạnh và lưu động, chính sách cho vay khôn khéo và kỷ luật nghiêm khắc, HSBC đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng, sản phẩm phong phú đa dạng, chất lượng cao, phương thức hoàn trả linh hoạt và lãi suất hấp dẫn.
1.4.2Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc
1.4.2.1 Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng chú trọng đến các hoạt động ngân hàng bán lẻ. BIDV tích cực nghiên cứu thị trường và phát triển thêm các sản phẩm có thị phần lớn của các đối thủ cạnh tranh,
19
cho ra đời các dòng sản phẩm có tính liên kết với nhau. Chẳng hạn như, hỗ trợ khách hàng mua nội thất khi khách hàng có nhu cầu vay mua nhà; phát hành thẻ tín dụng liên kết với các siêu thị điện máy. BIDV áp dụng chính sách cho vay không có tài sản đảm bảo để tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn; sử dụng hệ thống chấm điểm để cấp tín dụng cho khách hàng theo thứ bậc nhằm giảm thiểu rủi ro.
1.4.2.2 Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Nhận thấy việc cho vay tiêu dùng rất tiềm năng, an toàn và ổn định nên ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã chuyển hướng tập trung vào phân khúc khách hàng này. Vietinbank chú trọng việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, hỗ trợ lãi suất cho vay tiêu dùng trong 6 tháng đầu tiên khi khách hàng vay vốn. Vietinbank còn cử người đến tận nhà để tư vấn, làm thủ tục giúp khách hàng vay tiền được thuận lợi. Chính vì những lẽ đó nên tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietinbank tăng lên rất nhanh.