Hoàn thiện quy trình và chính sách tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 71)

3. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN

3.3.3 Hoàn thiện quy trình và chính sách tín dụng cá nhân

- Về quy trình tín dụng

Hoàn thiện quy trình theo hướng khoa học và chặt chẽ trong mọi khâu của quá trình tín dụng. Cải cách và đơn giản hóa quy trình, giảm thủ tục và thời gian xử lý khoản vay, chuẩn hóa các biểu mẫu yêu cầu. Đảm bảo tuân thủ nghiêm nghặt các bước của quy trình nghiệp vụ cho vay gồm: quy trình xét duyệt cho vay; quy trình phát tiền vay; quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay và quy trình thu hồi nợ vay.

Nâng cao chất lượng thẩm định KHCN thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng nhân sự chất lượng cao. Phối hợp với cơ quan chức năng để đối chiếu thông tin khách hàng cung cấp, sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng và các đối tượng liên quan, cập nhập thông tin từ Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN để kiểm tra và chuẩn xác hồ sơ vay vốn, hạn chế thấp nhất rủi ro thông tin có thể xảy ra và có quyết định cấp tín dụng đúng đắn cho khách hàng.

Xây dựng quy trình xét duyệt khoản vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa các khâu thẩm định, cho vay và giải ngân. Hoàn thiện hệ thống xếp loại, đánh giá khách hàng để có chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm giải quyết nhanh chóng nhu cầu vay vốn của khách hàng và tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng.

58

Nâng cấp hệ thống thông tin báo cáo, tự động hóa khâu theo dõi hồ sơ tín dụng nhằm đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng và giảm thiểu chi phí thực hiện các nghiệp vụ, đồng thời tạo tính chuyên nghiệp cho hoạt động của ngân hàng.

- Về chính sách tín dụng cá nhân

Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ kinh tế và các biến động của thị trường trên cơ sở tuân thủ chính sách điều tiết của NHNH và các cơ quan quản lý vĩ mô. Với những dự báo về phát triển kinh tế trong những năm tới, Vietcombank cần duy trì phát triển hoạt động TDCN theo đúng chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ đã đề ra, theo đó, chính sách tín dụng cần được nới lỏng hơn về đối tượng cấp và điều kiện cấp tín dụng, phân loại khách hàng, lãi suất linh hoạt, cạnh tranh và thời hạn trả nợ đa dạng. Cần có nhiều hỗ trợ cho các gói cho vay mua đất nhà, mua sắm phương tiện và đồ dùng gia đình, cho vay hộ kinh doanh để mở rộng sản xuất, cho vay du học; không cấp tín dụng cho các khoản vay nhằm mục đích đầu cơ.

Có tiêu chí để phân loại khách hàng, giúp ngân hàng phát triển những sản phẩm đặc thù phù hợp với từng đối tượng khách hàng, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lực và mở rộng thị phần. Đối với những khách hàng quan trọng chiến lược, cần đưa ra những chính sách ưu đãi về lãi suất, hạn mức tín dụng, bảo đảm tiền vay, phí dịch vụ phù hợp, vì đây là đối tượng khách hàng có năng lực tài chính đảm bảo và đem lại nguồn lợi thường xuyên cho ngân hàng.

Áp dụng chính sách tín dụng ưu tiên đối với cán bộ nhân viên trong ngành, đặc biệt là trong nội bộ ngân hàng để tận dụng được lượng khách hàng thân thiết sẵn có, đồng thời, tạo động lực và điều kiện ràng buộc để cán bộ nhân viên ngân hàng gắn bó và công hiến lâu dài cho ngân hàng. Phát triển các sản phẩm riêng dành cho cán bộ công nhân viên, cán bộ quản lý điều hành, với những khoản vay ưu đãi, không cần có tài sản đảm bảo, hạn mức cho vay, thời gian và mức trả nợ phù hợp với thu nhập, vị trí việc làm của từng đối tượng (nhân viên hạn mức 200 triệu đồng, cán bộ lâu năm, cán bộ quản lý cấp phòng trở lên hạn mức 500 triệu đồng).

Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của từng chi nhánh. Cần có hạn mức khác nhau giữa chi nhánh hoạt động hiệu quả trong nhiều năm liền với chi nhánh mới thành lập, chi nhánh không đảm bảo kế hoạch đề ra. Giao cho các giám đốc chi nhánh quyền tự quyết định mức cho vay, lãi

59

suất cho vay căn cứ theo nhu cầu vay vốn, tình hình thực tế trên địa bàn; khả năng hoàn trả nợ của khách hàng; nguồn vốn của Ngân hàng và quy định của Pháp luật, nhằm tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc chi nhánh, bảo đảm tính linh hoạt, chủ động trong hoạt động thực tế và tạo điều kiện cho các chi nhánh nắm bắt tốt nhất cơ hội phát triển tín dụng.

3.3.4Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bố trí lãnh đạo chuyên trách lĩnh vực tín dụng cá nhân

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động của một tổ chức, đây là yếu tố cốt lõi để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động TDCN nói riêng, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là công tác quan trọng và cần thiết. Để có được đội ngũ lãnh đạo cấp cao và cán bộ chuyên trách về hoạt động TDCN trong tương lai thì Vietcombank cần phải đổi mới chiến lược đào tạo nhân sự theo hướng nâng cao chất lượng nhân sự trên mọi mặt về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về đạo đức nghề nghiệp, về các kỹ năng và phong cách làm việc.

Có chính sách tuyển dụng một cách khách quan, trung thực và nghiêm ngặt, đảm bảo cán bộ nhân viên phải đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn phù hợp với tính chất công việc, đặc biệt là các vị trí cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, kiểm soát, kiểm toán, kế toán và giải ngân. Mặt khác, phải đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và kỷ luật của cán bộ nhân viên. Đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật và thị trường; bồi dưỡng các kỹ năng mềm cho nhân viên để nắm bắt tâm lý và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Liên kết, mời giảng viên các trường đại học về giảng dạy các khóa ngắn hạn tại chỗ để đảm bảo cán bộ, nhân viên trên toàn hệ thống đều được cập nhập kiến thức và kỹ năng cần thiết cho yêu cầu của công việc.

Bố trí và phân công lãnh đạo chuyên trách lĩnh vực TDCN dựa trên kinh nghiệm và năng lực của cán bộ, để có thể quản lý và điều hành tốt hoạt động TDCN tại từng chi nhánh và phòng giao dịch. Thành lập Công ty Tín dụng tiêu dùng nhằm nghiên cứu, triển khai và quản lý chuyên sâu về hoạt động TDCN của ngân hàng

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân sự chủ chốt phù hợp với yêu cầu và vị trí công việc. Có chính sách đầu tư cho cán bộ trẻ, cho đi du học để tiếp thu

60

kinh nghiệm ở các nước phát triển về ứng dụng tại ngân hàng, đồng thời cần có biện pháp ràng buộc nghĩa vụ tránh trường hợp “chảy máu chất xám”. Cử cán bộ tham gia các hội thảo, các buổi tập huấn trong nước và quốc tế có liên quan đến vấn đề phát triển hoạt động TDCN. Có kế hoạch thu hút nhân tài từ các trường đại học bằng chính sách tuyển thẳng các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, thu hút các tài năng trong ngành bằng chế độ lương và phụ trợ vượt trội. Có chính sách thu hút, khuyến khích, thưởng phạt đối với cán bộ nhân viên thỏa đáng nhằm tạo động lực và môi trường làm việc khách quan, chuyên nghiệp và tiến bộ, đồng thời giữ chân được nhân tài và nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt nhân sự của ngân hàng.

Thường xuyên đánh giá, kiểm tra, phân loại cán bộ nhân viên về kiến thức nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ - tin học, phong thái phục vụ khách hàng, kỷ luật làm việc để có biện pháp chọn lọc, nâng cao năng lực cán bộ nhân viên.

Triển khai có hiệu quả các dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý điều hành, dự án xây dựng chính sách đãi ngộ và đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động, hoàn thiện các quy chế hiện hữu và ban hành một số quy chế chính sách mới về tổ chức, tài chính, quản lý, chế độ lương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.3.5Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng tạo điều kiện cho các giao dịch diễn ra nhanh chóng, tăng khả năng quản lý của ngân hàng, rút gọn quy trình tín dụng, từ đó, tăng lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác, thu hút khách hàng thực hiện giao dịch nhiều hơn tại ngân hàng. Do đó, Vietcombank cần áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng nhằm xử lý nhanh chóng, chính xác các nghiệp vụ; cung cấp các sản phẩm mới với nhiều tính năng hiện đại.

Ứng dụng công nghệ để thay đổi toàn diện quy trình phục vụ tại các chi nhánh theo hướng rút gọn tối giản nhất: đảm bảo quy trình duyệt nhanh, thời gian chuyển tiền nhanh, cập nhật thông tin khách hàng tức thì nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian giao dịch và nắm bắt toàn diện thông tin khách hàng.

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

Để các giải pháp phát huy hiệu quả và đồng bộ, cần có một cơ chế chính sách hỗ trợ tạo nền tảng cho các NHTM có điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN. Trên cơ sở đó, tác giả có một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước như sau:

61

3.4.1Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản pháp qui về hoạt động cấp tín dụng cá nhân tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định và lành mạnh của hoạt động TDCN. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát để kiểm soát và quản lý chặt chẽ hoạt động này.

Hoạt động TDCN cần được khoanh vùng và quản lý theo một quy chế riêng, thay vì áp dụng quy chế 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNH, quy định chung cho các khoản cho vay truyền thống và cho vay tiêu dùng như hiện nay. NHNN cần có các quy định nhằm đảm bảo rủi ro ở mức phù hợp với quy mô và tính chất của các khoản TDCN, hạn chế gây khó khăn cho KHCN và các NHTM trong quá trình tiếp cận và cung cấp các khoản vay.

Thứ hai, ổn định và xử lý vấn đề nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng. Có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phân loại nợ xấu và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá, xếp loại nợ xấu chính xác và hợp lý hơn.

Lãi suất của tín dụng đối với KHCN, hiện đang cao hơn nhiều so với các sản phẩm ngân hàng truyền thống. Do vậy, NHNN cần thúc đẩy giảm lãi suất cho vay tiêu dùng trên cơ sở lạm phát được kiểm soát bằng các biện pháp như: tạo khuôn khổ pháp lý thông thoáng, giảm thiểu các chi phí không cần thiết để giúp các NHTM giảm chi phí cho vay; khuyến khích sự gia nhập thị trường của các đối tượng khác nhau để tăng tính cạnh tranh, qua đó nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.

Thứ ba, nâng cấp hệ thống thông tin liên ngân hàng nhằm tạo kênh thông tin chính xác, đầy đủ cho các NHTM, từ đó, giúp các ngân hàng có biện pháp để xử lý và hạn chế rủi ro. Vì hệ thống thông tin tài chính vô cùng phức tạp và luôn thay đổi, do đó, Trung tâm Thông tin Tín dụng cần có biện pháp yêu cầu các NHTM cung cấp các thông tin đầy đủ, đúng hạn, đồng thời, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc báo cáo và cách sử dụng thông tin của các NHTM để có biện pháp xử lý các ngân hàng vi phạm. NHNN cần hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử, tăng số lượng ngân hàng kết nối vào hệ thống để nâng cao khả năng thanh toán giữa các ngân hàng.

Thứ tƣ, nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng, đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong dịch vụ ngân hàng hiện đại. NHNN đưa ra nhiều văn bản về việc giới hạn hoạt động cho vay, các quy định

62

đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng, như các Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN; quyết định 03/2008/QĐ-NHNN; thông tư 13/2010/TTNHNN; thông tư 19/2010/TT- NHNN… Tuy nhiên, thời điểm ban hành chậm trễ, hiệu lực thi hành ngắn, nội dung điều chỉnh chưa đầy đủ và các hướng dẫn chưa rõ ràng. Vì vậy, NHNN cần xây dựng các quy định và các văn bản hướng dẫn chi tiết, kịp thời và hoàn chỉnh hơn để ổn định các hoạt động tín dụng của các NHTM.

Đồng thời, thường xuyên tổng hợp các thông tin thị trường, phân tích, nhận định và dự báo tình hình tài chính nói chung và tình hình hoạt động TDCN nói riêng trên cơ sở thực tế và khoa học để định hướng việc hoạch định chính sách của các NHTM. Đưa ra chế tài thích đáng, kịp thời có giải pháp xử lý và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến hoạt động TDCN, cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các NHTM vi phạm.

Tăng cường chất lượng các cuộc thanh tra, giám sát hoạt động TDCN tại các ngân hàng, hoàn thiện các quy định về giám sát ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tiêu cực và điều chỉnh hoạt động TDCN phát triển theo đúng chiến lược chung của ngành ngân hàng.

3.4.2Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Thứ nhất, xây dựng một hệ thống các quy định quản lý thống nhất và ổn định về hoạt động TDCN, nhằm tạo môi trường pháp lý điều chỉnh và định hướng các NHTM tổ chức triển khai các hoạt động TDCN.

Thứ hai, tạo lập và duy trì một môi trường vĩ mô ổn định, có chiến lược và chính sách phát triển kinh tế bền vững và lâu dài; đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời, tạo sơ sở để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của dân cư, tạo khả năng tích lũy và kích thích tiêu dùng.

Thứ ba, khuyến khích sự tham gia của nhiều nhà cung cấp, gia tăng tính cạnh tranh của thị trường nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua nới lỏng các quy định quản lý, các hàng rào gia nhập thị trường một cách phù hợp và an toàn. Hướng dẫn thị trường phát triển, thông qua định hướng mô hình hoạt động của các

63

NHTM. Khuyến khích các hệ thống siêu thị liên kết với các ngân hàng, các hệ thống cung cấp dịch vụ công thanh toán thông qua tài khoản, từ đó, thúc đẩy các dịch vụ thanh toán nội địa dành cho KHCN phát triển.

Thứ tƣ, mở rộng đối tượng vay vốn bằng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích tiêu dùng, đặc biệt là các gói hỗ trợ vay cho mục đích mua nhà, đất và phương tiện. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chức năng cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính để giảm bớt trở ngại cho người dân trong việc hoàn tất hồ sơ vay vốn.

Thứ năm, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động TDCN để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm xảy ra, đảm bảo an toàn chung cho hệ thống ngân hàng. Chỉ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)