Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 76 - 77)

3. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN

3.4.2Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Thứ nhất, xây dựng một hệ thống các quy định quản lý thống nhất và ổn định về hoạt động TDCN, nhằm tạo môi trường pháp lý điều chỉnh và định hướng các NHTM tổ chức triển khai các hoạt động TDCN.

Thứ hai, tạo lập và duy trì một môi trường vĩ mô ổn định, có chiến lược và chính sách phát triển kinh tế bền vững và lâu dài; đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời, tạo sơ sở để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của dân cư, tạo khả năng tích lũy và kích thích tiêu dùng.

Thứ ba, khuyến khích sự tham gia của nhiều nhà cung cấp, gia tăng tính cạnh tranh của thị trường nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua nới lỏng các quy định quản lý, các hàng rào gia nhập thị trường một cách phù hợp và an toàn. Hướng dẫn thị trường phát triển, thông qua định hướng mô hình hoạt động của các

63

NHTM. Khuyến khích các hệ thống siêu thị liên kết với các ngân hàng, các hệ thống cung cấp dịch vụ công thanh toán thông qua tài khoản, từ đó, thúc đẩy các dịch vụ thanh toán nội địa dành cho KHCN phát triển.

Thứ tƣ, mở rộng đối tượng vay vốn bằng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích tiêu dùng, đặc biệt là các gói hỗ trợ vay cho mục đích mua nhà, đất và phương tiện. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chức năng cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính để giảm bớt trở ngại cho người dân trong việc hoàn tất hồ sơ vay vốn.

Thứ năm, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động TDCN để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm xảy ra, đảm bảo an toàn chung cho hệ thống ngân hàng. Chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nhằm hạn chế thiệt hại tài chính có thể xảy ra. Nâng cao năng lực giám sát và năng lực dự báo kinh tế, thông báo định kỳ đến các NHTM về sự gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, các rủi ro khác để các NHTM cảnh giác và có hướng đi đúng đắn trong hoạt động TDCN.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 76 - 77)